Trong những năm qua, phát triển và áp dụng cơ giới hóa đã có nhiều khởi sắc và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp nói chung, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nhiều mặt hàng cũng như dịch chuyển cơ cấu cây trồng và cơ cấu lao động. Tăng năng suất lao động, tăng diện tích canh tác, giải quyết khâu lao động nặng nhọc, tính thời vụ, thúc đẩy quá trình liên kết sản xuất và cải thiện đời sống và sinh kế cho người lao động là mục tiêu của cơ giới hóa.

Trong các cây trồng vụ đông, cây đậu tương cũng được xem là một cây trồng ngắn ngày, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, hiệu quả trong luân canh, cải tạo đất. Trên thế giới, cây đậu tương là cây trồng ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, đứng hàng thứ 4 sau cây lúa mì, lúa nước và ngô. Do khả năng thích ứng khá rộng nên đậu tương đã trở thành một trong những cây trồng chiến lược của nhiều quốc gia trên thế giới và được trồng ở khắp năm châu lục, nhưng tập trung nhiều nhất là châu Mỹ (73,0% diện tích) và châu Á (chiếm 23,2% diện tích) với năng suất trung bình đạt 2,8 tấn/ha. Ở Việt Nam, diện tích trồng đậu tương hiện nay giảm còn khoảng 50-53 nghìn ha, năng suất trung bình đạt 1,5 tấn/ha, nhưng nhu cầu đậu tương trong nước vẫn lớn cho thực phẩm phục vụ nhu cầu của con người và thức ăn chăn nuôi. Sản xuất nội địa hiện nay chỉ đáp ứng từ 7-10% nhu cầu.

Đối với Thái Bình, từ năm 2008 đến nay, tỉnh đã thực hiện chính sách hỗ trợ cho nông dân tiền mua máy phục vụ sản xuất như các máy phục vụ làm đất, gieo cấy, thu hoạch và kho lạnh nhưng chủ yếu vẫn tập trung cho cây lúa. Nhờ đó, mức độ cơ giới hóa đối với lúa đạt từ 4-100%, đặc biệt tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất và tưới, tiêu ở lúa đạt 100%, khâu thu hoạch đạt 80% (Theo báo Thái Bình, ngày 17/4/2019); trong khi các cây màu khác, bao gồm cả đậu tương đạt 0- 90%. Đặc biệt, mức độ cơ giới hóa đối với cây màu đạt thấp ở các khâu gieo hạt (2%), thu hoạch (0%) và đập tách hạt (10%) (Theo Báo cáo của Sở NN&PTNT Thái Bình, năm 2015). Hiện nay, cây đậu tương cũng là cây trồng được tỉnh Thái Bình quan tâm với mục tiêu diện tích đạt từ 1.500- 2.000ha trong vụ đông hàng năm. Tuy nhiên, sản xuất đậu tương vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, mức độ cơ giới hóa thấp, đặc biệt giai đoạn thu hoạch và đập tách hạt đạt 0%.

Căn cứ trên nhu cầu và tính cấp thiết, trong giai đoạn năm 2019-2020, được sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ Thái Bình, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã đề xuất và được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt thực hiện đề tài “ng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất đậu tương tại tỉnh Thái Bình” với các mục tiêu sau:

* Mục tiêu chung

- Xây dựng được quy trình sản xuất đậu tương phù hợp với cơ giới hóa trong vụ Hè Thu và vụ Đông tại tỉnh Thái Bình.

- Xây dựng mô hình canh tác đậu tương sử dụng cơ giới hóa ở giai đoạn làm đất, gieo hạt, thu hoạch và đập tách hạt tại tỉnh Thái Bình.

* Mục tiêu cụ thể

- Lựa chọn được 1-2 giống đậu tương có thời gian sinh trưởng ngắn hoặc trung ngày phù hợp cơ giới hóa và điều kiện tỉnh Thái Bình.

- Xây dựng 01 quy trình sản xuất đậu tương áp dụng cơ giới hóa.

- Xây dựng 01 mô hình sản xuất đậu tương áp dụng cơ giới hóa ở các giai đoạn làm đất, gieo hạt, thu hoạch và đập tách hạt tại Thái Bình.

- Tập huấn được 40 nông dân về kỹ thuật canh tác đậu tương áp dụng cơ giới hóa

* Kinh phí: 600 triệu đồng (Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ Thái Bình)

* Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ tháng 1/2019 – 12/2020)

* Cơ quan quản lý đề tài: Sở Khoa học và Công nghệ Thái Bình

* Đơn vị chủ trì: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

  Chủ nhiệm đề tài: TS. Vũ Thị Thúy Hằng – Giảng viên Khoa Nông học

Sau 2 năm thực hiện, đề tài đã đạt được những kết quả quan trọng. Đã xác định được 02 giống đậu tương ĐT26 và ĐT51 là hai giống thích hợp cho áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất đậu tương tương ở Thái Bình, trong đó ĐT26 thích hợp với vụ đông và ĐT51 thích hợp cho vụ hè thu. Giống ĐT12 mặc dù được nông dân Thái Bình ưu chuộng do ngắn ngày, thích hợp giải phóng đất nhanh cho vụ sau nhưng chiều cao cây thấp, không đáp ứng được tiêu chuẩn của giống cho cơ giới hóa. Đề tài cũng xác đinh kỹ thuật làm đất, kỹ thuật gieo hạt và thời điểm thu hoạch, thời gian ủ hạt phù hợp trong quy trình áp dụng cơ giới hóa, từ đó xây dựng được quy trình canh tác đậu tương áp dụng cơ giới hóa.

Tại mô hình cơ giới hóa, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hệ thống máy cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất đậu tương do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chế tạo vào thử nghiệm, bao gồm:

- Máy phay đất: loại máy cày treo lưỡi diệp với 4 lưỡi, bề rộng làm việc 1.250mm, nguồn động lực liên hợp 30-50 HP;

- Máy lên luống tạo rãnh: năng suất: tạo luống: rộng 80-120cm; độ rộng rãnh 20-30cm, độ sâu rãnh 20-30cm, nguồn động lực liên hợp 30-50 HP;

- Máy gieo đậu tương kết hợp bón phân: gieo 4 hàng/luống, mật độ gieo 30-50 cây/m2, nguồn động lực liên hợp 30-50 HP;

- Máy thu hoạch đậu tương: cắt sát gốc cách đất tối thiểu 5cm, thực hiện công việc cắt và rải hàng trên ruộng;

- Máy đập tách hạt đậu tương: thực hiện đập, tách và làm sạch hạt liên hoàn, độ hư hỏng hạt < 5%, máy tĩnh tại công suất động cơ 18-20 HP.

Trong quá trình thực hiện, đề tài cũng đã tổ chức được các buổi tập huấn, hội thảo và thăm quan mô hình, đánh giá hiệu quả cảu việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất đậu tương. Hơn 40 nông dân xã Tân Lễ - huyện Hưng Hà được tham gia tập huấn. Mô hình áp dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất, gieo hạt, thu hoạch và đập tách hạt cho thấy cơ giới hóa giải phóng sức lao động, giảm chi phí công lao động khoảng 30%, tiến độ sản xuất nhanh gấp 10-15 lần, năng suất tăng khoảng 10% và lợi nhuận thu được cao hơn trên 30% so với mô hình sử dụng công lao động truyền thống.

Như vậy, kết quả của đề tài cho thấy hiệu quả của ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất đậu tương, góp phần nâng cao thu nhập của người nông dân, thay đổi tư duy sản xuất nhỏ lẻ và manh mún và tăng hiệu quả sử dụng đất, đặc biệt đất vụ đông. Với hệ thống máy dễ sử dụng và an toàn, phù hợp trong điều kiện đồng ruộng ở Thái Bình, mô hình có tính khả thi cao và có thể mở rộng sang các vùng sản xuất đậu tương khác.  

leftcenterrightdel
 Máy làm đất và lên luống
leftcenterrightdel
Máy gieo hạt đậu tương kết hợp với bón phân
Máy gieo hạt đậu tương kết hợp với bón phân 
leftcenterrightdel
Làm đất và lên luống
 Làm đất và lên luống
leftcenterrightdel
Máy thu hoạch đậu tương
Máy thu hoạch đậu tương 
leftcenterrightdel
Máy đập tách hạt đậu tương
 Máy đập tách hạt đậu tương
leftcenterrightdel
Một số hình ảnh mô hình áp dụng dụng hệ thống máy phục vụ cơ giới hóa đồng bộ trong canh tác đậu tương tại xã Tân Lễ - huyện Hưng Hà – tỉnh Thái Bình