Để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn "Tam nông” trong giai đoạn mới 2021-2030, tầm nhìn 2050, nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển được xem là một trong các nhân tố tối quan trọng góp phần thắng lợi vào sự nghiệp hiện đại hóa và phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn và nâng đời sống nông dân lên tầm cao mới. Điều này đỏi hỏi công tác đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển của ngành nói chung và đặc biệt là đào tạo cán bộ ngành nông nghiệp cần phải được đặc biệt chú trọng. Kể từ khi Nghị quyết 26 NQ/TW ngày 05/08/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa X ra đời, hàng loạt chủ trương, chính sách cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được ban hành, trong đó đều đề cập đến nhiệm vụ đào tạo cán bộ ngành nông nghiệp.

Thực hiện nhiệm vụ được giao về tổng kết thực hiện Nghị quyết 26 NQ/TW, PGS.TS. Đỗ Quang Giám và các thành viên nhóm nghiên cứu Khoa Kế toán và QTKD, Học viện Nông nghiệp Việt Nam gồm PGS.TS. Bùi Thị Nga, TS. Nguyễn Hải Núi, TS. Nguyễn Văn Phương, TS. Ngô Thị Thu Hằng đã xây dựng báo cáo chuyên đề với nội dung về đổi mới thể chế, chính sách thúc đẩy đào tạo cán bộ ngành nông nghiệp, phục vụ cho xây dựng Nghị quyết “Tam nông” mới. Để hoàn thiện báo cáo chuyên đề, sáng ngày 30/9/2021, Ban Kinh tế Trung ương và Bộ NN&PTNT tổ chức buổi tọa đàm tham vấn chuyên gia về chủ đề “Đổi mới thể chế, chính sách thúc đẩy đào tạo cán bộ ngành nông nghiệp”. Hội thảo được tổ chức Online qua ứng dụng Zoom và được chủ trì bởi Đồng chí TS. Cao Đức Phát - Nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương. Nội dung chương trình đối thoại gồm 03 phần: (1) Phát biểu đề dẫn những nội dung chính cần thảo luận; (2) Trình bày tóm tắt Chuyên đề “Đổi mới thể chế, chính sách thúc đẩy đào tạo cán bộ trong nông nghiệp”, và (3) Thảo luận của các đồng chí tham dự.

Dự Hội thảo có Ông Nguyễn Văn Tiến - Vụ trưởng Vụ  NN&PTNT thuộc Ban Kinh tế Trung ương; Ông Ngô Hồng Giang - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ NN&PTNT; Ông Lê Quốc Thanh - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia; Bà Hạ Thị Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; TS. Nguyễn Quốc Oánh - Hiệu trưởng Trường Đào tạo cán bộ NN&PTNT; TS. Trần Đức Cảnh - Ủy viên Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực nhiệm kỳ 2016-2021 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (Cố vấn Hội đồng tuyển sinh của Đại học Harvard); TS. Lê Vinh Danh - Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Cố vấn cao cấp Trường Đại học Văn Lang; TS. Lê Viết Khuyến - Nguyên phó vụ trưởng Vụ Đào tạo đại học; PGS.TS. Hoàng Minh - Giám đốc học Viện Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ KHCN&MT; PGS. TS. Phạm Quang Hà - Nguyên phó Viện trưởng Viện Môi trường nông nghiệp; PGS.TS. Vũ Văn Tích - Trưởng ban Khoa học công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Về phía Học viện Nông nghiệp Việt Nam có GS.TS. Trần Đức Viên - Chủ tịch hội đồng Học viện; PGS.TS. Phạm Bảo Dương - Phó Giám đốc Học viện; GS.TS. Đỗ Kim Chung; GS.TS. Nguyễn Văn Song; PGS.TS. Trần Đình Thao; TS. Nguyễn Viết Đăng;  PGS. TS. Bùi Trần Anh Đào; PGS.TS. Trần Quang Trung. Đặc biệt, Hội thảo có sự tham gia của 02 nhóm chuẩn bị báo cáo gồm: (i) Nhóm về lĩnh vực đào tạo do PGS.TS. Đỗ Quang Giám - Trưởng Khoa Kế toán và QTKD phụ trách; (ii) Nhóm về lĩnh vực KH&CN do PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền - Trưởng khoa Kinh tế và PTNT phụ trách.

Phát biểu khai mạc hội nghị, TS. Cao Đức Phát nhấn mạnh nội dung Nghị quyết 26 NQ/TW liên quan tới khía cạnh đào tạo, đó là “Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại cho nông dân; đào tạo nghề cho bộ phận con em nông dân để chuyển nghề, xuất khẩu lao động; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở. Hình thành chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo hàng năm đào tạo khoảng 1 triệu lao động nông thôn. Thực hiện tốt việc xã hội hoá công tác đào tạo nghề”.

Tiếp theo chương trình, PGS.TS Đỗ Quang Giám đã trình bày tóm tắt báo cáo. Báo cáo đã làm nổi bật các vấn đề, đó là (i) Tổng quan và bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới về thể chế, chính sách thúc đẩy đào tạo nhân lực ngành nông nghiệp; (ii) Đánh giá thực trạng và tác động của thể chế, chính sách thúc đẩy cán bộ ngành nông nghiệp trong giai đoạn từ sau khi có 26-NQ/TW; (iii) Phân tích các bất cập, hạn chế của thể chế, chính sách thúc đẩy đào tạo cán bộ trong ngành nông nghiệp; và (iv) Đề xuất quan điểm và định hướng đổi mới về thể chế, chính sách thúc đẩy đào tạo cán bộ ngành nông nghiệp trong giai đoạn tới.

leftcenterrightdel
 PGS.TS Đỗ Quang Giám trình bày báo cáo

 

Phần trao đổi, thảo luận diễn ra khá sôi nổi đã cho thấy sự quan tâm sâu sắc của các đại biểu là các nhà khoa học, nhà quản lý, các nhà lập chính sách, các cơ quan chuyên môn đến các chủ đề được trình bày trong báo cáo. Phát biểu thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đều đánh giá cao báo cáo của nhóm tuy rằng báo cáo được thực hiện trong thời gian ngắn trong điều kiện đại dịch Covid-19. Báo cáo đã phản ánh khá đầy đủ các nội dung liên quan. Các đại biểu cũng đều đồng ý rằng, trong giai đoạn vừa qua, công tác đào tạo cán bộ ngành nông nghiệp mặc dù đã có sự đổi mới cả về nội dung và phương pháp đào tạo, tuy vậy các chính sách thúc đẩy đào tạo cán bộ ngành nông nghiệp còn nhiều bất cập, chưa theo kịp được sự phát triển của ngành trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp trong thời đại công nghệ 4.0, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, và trước những diễn biến bất thường của dịch bệnh, biến đổi khí hậu và gia tăng rủi ro trong nông nghiệp.

leftcenterrightdel
Một số hình ảnh các đại biu tham dự toạn đàm và trao đổi ý kiến 

 

Phát biểu bế mạc hội thảo, đồng chí Cao Đức Phát tổng kết (i) Cần có chủ trương theo hướng ưu tiên và tạo điều kiện cho đào tạo nhân lực ngành nông nghiệp; (ii) Cần có chính sách hỗ trợ người học trong ngành nông nghiệp, kể cả lực lượng để khởi nghiệp nông nghiệp, cần nhiều cấp độ, nhiều chuyên ngành và mô hình đào tạo để đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Hội thảo diễn ra từ 8h30 và kết thúc lúc 11h45.

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2021

Nhóm nghiên cứu chuyên đề