Ngày 30/11/2022, nhóm nghiên cứu mạnh Giống và Công nghệ chăn nuôi, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Seminar với chủ đề: “Công tác giống ở Đài Loan” tại phòng Project khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Tham dự buổi seminar có PGS.TS. Đỗ Đức Lực – Trưởng nhóm nghiên cứu; TS. Nguyễn Thị Vinh, Phó khoa Chăn nuôi, các thành viên trong nhóm nghiên cứu mạnh nhóm Giống và Công nghệ chăn nuôi. Ngoài ra, còn có các khách mời là chuyên gia của các nước, các thầy cô trong Học viện, nghiên cứu sinh, đại diện các doanh nghiệp và rất nhiều sinh viên quan tâm tham dự qua hình thức online.

Mở đầu chương trình, PGS.TS. Đỗ Đức Lực – Trưởng nhóm nghiên cứu đã nhấn mạnh: Trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, hiệu quả chăn nuôi nói chung, chăn nuôi heo nói riêng đóng vai trò rất quan trọng, mang ý nghĩa sống còn của ngành. Để chăn nuôi heo có hiệu quả bền vững, phải làm cho giá thành sản xuất ở mức thấp nhất, song chất lượng thịt ngon, an toàn với giá bán tối ưu. Bên cạnh rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi như: chuồng trại, thức ăn, nuôi dưỡng chăm sóc, quản lý sức khỏe đàn, an toàn sinh học, thì công tác giống (tư duy/các chỉ tiêu/ tính trạng chọn giống) đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm giá thành, tăng chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế. Do đó, nhóm nghiên cứu mạnh đã mời hai giáo sư của Đài Loan cùng trao đổi về công tác giống ở Đài Loan và các phương pháp cải tiến giống nhập khẩu.

Tiếp theo chương trình GS. TS. Mingche Wu đến từ Phòng Di truyền và Nhân giống động vật, Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Đài Loan đã trình

bài seminar: “Nguồn gen vật nuôi cho nông dân trẻ ở Đài Loan”

Sau bài trình bày của giáo sư Wu thì GS. TS. Hsiuluan Chang đến từ Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Pingtung, Đài Loan đã trình bày bài seminar: "Cải tiến nguồn gen trong chăn nuôi lợn"  

Sau bài chia sẻ của GS. Mingche Wu và GS. Hsiuluan Chang, các thầy cô trong Học viện và các chuyên gia khách mời đánh giá rất cao và cho rằng đây là một bài chia sẻ không chỉ có ích cho bên kỹ thuật mà còn có ứng dụng về kinh tế rất sâu.

Kết thúc chương trình, PGS.TS. Đỗ Đức Lực đã gửi lời cảm ơn đến GS.TS. Mingche Wu, GS.TS. Hsiuluan Chang; các thầy cô trong và ngoài khoa, đại diện doanh nghiệp đã trao đổi sôi nổi và đưa ra nhiều thảo luận có ý nghĩa góp phần thành công buổi seminar của nhóm nghiên cứu. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều buổi chia sẻ về các chủ đề khác nhau và đặc biệt là mong có nhiều buổi chia sẻ có tính ứng dụng thực tiễn sản xuất cao như này.

Một số hình ảnh trong buổi seminar:

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

 Tin bài: Nhóm NCM Giống và Công nghệ chăn nuôi