Ngày 11/9/2024, nhóm Nghiên cứu mạnh Khoa Công nghệ thông tin đã tổ chức buổi seminar khoa học với chủ đề: “Nghiên cứu xây dựng trạm đo đánh giá mức độ ô nhiễm bằng công nghệ IoT” do ThS. Lương Minh Quân trình bày.

Buổi seminar có sự tham gia của thành viên nhóm nghiên cứu mạnh “Ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp” cùng một số giảng viên, cán bộ của khoa Công nghệ thông tin.

leftcenterrightdel
 ThS. Lương Minh Quân trình bày báo cáo

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay ở Việt Nam rất đáng báo động. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam cũng không chỉ xảy ra ở nông thôn, mà ô nhiễm nhiễm môi trường nước ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận cũng rất nghiêm trọng. Tại Thành phố Hà Nội: Khoảng 350 – 400 nghìn m3 nước thải và hơn 1.000m3 rác thải xả ra mỗi ngày, nhưng chỉ 10% được xử lý, số còn lại xả trực tiếp vào sông ngòi gây ô nhiễm nước khiến có những đợt cá chết hàng loạt ở Hồ Tây, mức độ ô nhiễm rộng khắp 6 quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ). Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất là ở cụm công nghiệp Thanh Lương, có tới khoảng 500.000m3 nước thải/ngày từ các nhà máy bột giặt, giấy, nhuộm.

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đưa ra giải pháp đánh giá chất lượng không khí do ô nhiễm tại các cơ sở chăn nuôi, ô nhiễm mùi do nguồn nước thải khi sử dụng cảm biến khí kết hợp công nghệ IoT. Nhóm đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu gồm: 1) Sử dụng cảm biến mùi MQ; 2) Cảm biến DHT (đo nhiệt độ, độ ẩm); 3) Truyền dữ liệu không dây qua ESP32 (wifi); 4) Truyền dữ liệu không dây qua SIM900A (4G); 5) Lưu trữ dữ liệu trên google sheet; 6) Phân tích và đánh giá kết quả. Với dòng cảm biến giá rẻ MQ, kết hợp với bộ vi xử lý ESP32, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phát triển các trạm đo để thu thập dữ liệu mùi ô nhiễm, từ đó đưa ra những đánh giá ban đầu về khả năng ứng dụng cảm biến trong thu thập và phân tích dữ liệu.

Sau phần trình bày của ThS. Lương Minh Quân, thành viên tham dự buổi seminar có nhiều thảo luận xoay quanh chủ đề. Buổi seminar là cơ hội trao đổi học thuật, cập nhật, cung cấp thêm nhiều kiến thức mới về các vấn đề thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Kết quả thảo luận của buổi seminar làm cơ sở để định hướng, xác định chiến lược khoa học công nghệ của khoa Công nghệ thông tin trong thời gian tới.

Một số hình ảnh trong buổi seminar:

leftcenterrightdel
Thành viên nhóm NCM tham dự buổi seminar 
leftcenterrightdel
 ThS. Lương Minh Quân thử mô hình cảm biến
 

Khoa Công nghệ thông tin