leftcenterrightdel
 

Ngày 27/8/2021, Khoa Thủy sản tổ chức thành công Seminar tháng 08, trong đó, nghiên cứu: Ảnh hưởng của Probiotics và β-Glucan lên sinh trưởng, tỷ lệ sống, hệ số tiêu tốn thức ăn và sức đề kháng của cá rô phi (O. NILOTICUS) ở giai đoạn cá giống do nhóm tác giả: PGS.TS. Kim Văn Vạn, Nguyễn Văn Duy, Lò Thiên Sướng, Kim Minh Anh, Vũ Đức Mạnh và Trương Đình Hoài thực hiện.

Nằm trong hợp phần nghiên cứu bệnh học thủy sản, nhóm nghiên cứu đã triển khai thí nghiệm đề tài. Trong thời gian từ 18/5-16/6/2021, nhóm đã tiến hành hai thí nghiệm nuôi thả cá rô phi tại bể ngoài trời.

Thí nghiệm 1: Nuôi thả cá rô phi tại bể ngoài trời trong vòng 30 ngày (15 ngày cân kiểm tra cá/lần), với mật độ thả: 80 con/m3, Cỡ cá thí nghiệm: 9,65±1,76 g/con;  Lượng thức ăn: 5-7% trọng lượng cá/ngày (5ngày dùng T.A bổ sung CPSH hoặc β-Glucan và 5 ngày dùng thức ăn không bổ sung); Số lần cho ăn: 4 lần/ngày (8; 10; 14 và 16 h); Loại thức ăn: Cám cá Green feed chứa 35% Protein, cỡ viên 1,5-2,0 mm. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm có sử dụng một số nguyên liệu phục vụ nghiên cứu như: Nova-Bacilac Fish, Beta-Glucan…

Thí nghiệm 2: Sau khi kết thúc thí nghiệm 1 cá đạt cỡ 42 g/con; Mật độ thả: 30 con/m3 (240 con/bể, tiến hành thực hiện trên 12 bể xi măng); Liều VK cảm nhiễm: 109 CFU/kg thức ăn (hòa 1 ml dung dịch VK vào 100 ml nước phun, trộn đều vào 1 kg thức ăn viên để khô sau 5 phút cho cá ăn); Lượng thức ăn: 2,5% trọng lượng cá (dùng 1 liều duy nhất), liều VK 10,52±0.44 × 105CFU/con cá; Quản lý nước sau cảm nhiễm: Không thay nước cho đến khi xử lý.

Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, hàng ngày nhóm đã tiến hành thu thập số liệu: ghi chép lượng thức ăn, số cá chết; Đo môi trường: DO, T°, pH (ngày 2 lần vào 6h sáng và 2h chiều); Đo hàm lượng các khí NO2 và NH4 + NH3 với tần suất 2 ngày/lần; Thay 30% nước bể nuôi/ngày sử dụng nguồn nước ngầm.

Nhóm còn sử dụng phương pháp phân lập, định danh lại vi khuẩn sau cảm nhiễm bằng cách thu mẫu, nuôi cấy, phân lập VK theo PP của Frerichs và Millar, (1993).

Nhóm sử dụng phương pháp nghiên cứu PCR (Sun và cs., 2016):

Tách chiết ADN tổng số • QIAamp DNA kit, QIAGEN Inc., USA PCR primers đối với gen 16S • Mồi xuôi cfb-F 5′ AAGCGTGTATTCCAGATTTCCT 3′, • Mồi ngược cfb-R: 5′ CAGTAATCAAGCCCAGCAA 3′,

PCR, dòng hoá và giải trình tự • PCR: • Kiểm tra sản phẩm PCR trên gel 1% agarose • Điện di 100V cường độ 100mA, thời gian chạy điện di trong 40 phút và đọc kết quả.

Nhóm sử dụng phương pháp thử kháng sinh đồ - Điều trị:

Clinical Laboratory Standards Institute (CLSI, 2015);

Florphenicol (Fl, 30 µg), Doxycycline (Dx, 30 µg), Amoxicilline (Ax, 10 µg), Sulfadiazine/Trimethoprime (SM/TM, 23.75/1.25 µg), Erythromycine (Er, 15 µg);

ToC: 28oC, TG 36 giờ;

Lim và cs., 2017; 

BKC 800 – ANOVA: 0,5 ml/m3;

KS Amoxicilline 45-50 mg/kg cá/ngày, liệu trình 5 ngày.

Ngoài ra, nhóm còn Theo dõi một số chỉ tiêu tăng trưởng, tỷ lệ sống, FCR.

Sau quá trình thu thập và xử lý số liệu trên phần mềm Excel 2010. Tỷ lệ sống, sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng và giá trị FCR giữa các nghiệm thức được so sánh bằng phép phân tích ANOVA một nhân tố và kiểm định Tukey, nhóm đưa ra kết luận như sau:

Cá Rô phi giống được ăn thức ăn có bổ sung β-glucan với liệu 5ml/kg thức ăn trong liệu trình 5 ngày ăn - 5 ngày nghỉ có tỷ lệ sống cao hơn, FCR thấp hơn nhưng chưa có sự sai khác với lô sử dụng CPVS và lô đối chứng.

Bổ sung β-glucan đã nâng cao được sức đề kháng với bệnh lồi mắt ở cá rô phi do vi khuẩn S. agalactiae gây ra.

Đối với loại thức ăn bổ sung vi sinh vật có lợi thì việc nâng cao sức đề kháng chưa được thể hiện rõ, thông qua thời gian xuất hiện cá chết, cá bệnh, hay tỷ lệ sống sau thời gian điều trị.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Bài 2: Phân nhóm vi khuẩn Stretotococcus agalactiae theo kiểu hình và kiểu gen phục vụ nghiên cứu vaccin phòng bệnh (Th.S. Đoàn Thị Nhinh, Nhóm NCM cùng nhóm Bệnh học thủy sản).

Khoa Thủy sản