Ngày 15/11/2019, tại Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Nhóm nghiên cứu mạnh về Nông nghiệp hữu cơ (Nhóm NCM về NNHC), Khoa Nông học đã tổ chức Seminar khoa học tháng 11 với 06 chuyên đề: Chuyên đề 1 về Triển vọng của hệ thống Aquaponics tại Việt Nam do GS.TS. Phạm Tiến Dũng trình bày; Chuyên đề 2 về Bước đầu xác định mật độ và thời vụ trồng diêm mạch đỏ vụ Đông tại Gia Lâm, Hà Nội do PGS.TS. Nguyễn Ích Tân trình bày; Chuyên đề 3 về Ảnh hưởng của loại phân hữu cơ thay thế đến tình trạng NPK, sự sinh trưởng và năng suất của cây lúa trong điều kiện đồng ruộng do TS. Thiều Thị Phong Thu trình bày; Chuyên đề 4 về Những điểm trọng yếu trong thanh tra sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn hữu cơ Nhật Bản (OCP) do ThS. Nguyễn Hồng Hạnh trình bày; Chuyên đề 5 về Ảnh hưởng của tỷ lệ đất/cát và độ mặn đến sinh trưởng cây ngón biển (Salicornia) trong điều kiện chậu vại do TS. Trần Thị Thiêm trình bày; Chuyên đề 6 về Ứng dụng công nghệ 4.0 trong phát triển bưởi tại Việt Nam do TS. Chu Anh Tiệp trình bày.

Tham dự Seminar có: GS.TS. Phạm Tiến Dũng – Trưởng nhóm NCM về NNHC, Khoa Nông học; cùng các thầy cô trong nhóm NCM về NNHC; giảng viên khoa Nông học; cán bộ trung tâm Nông nghiệp hữu cơ, khoa Nông học.

Trong chuyên đề 1, GS.TS. Phạm Tiến Dũng đã trình bày trình bày những nghiên cứu về hệ thống Aquaponics (hệ thống canh tác Cá – Rau) tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoàn toàn có thể trồng rau theo nguyên tắc hữu cơ trong hệ thống aquaponics để tạo ra sản phẩm rau có năng suất, chất lượng cao, đảm bảo an toàn.

leftcenterrightdel
GS. TS.  Phạm Tiến Dũng trình bày về Triển vọng của hệ thống Aquaponics tại Việt Nam tại seminar
 GS. TS.  Phạm Tiến Dũng trình bày về Triển vọng của hệ thống Aquaponics tại Việt Nam tại seminar

Trong chuyên đề 2, PGS.TS. Nguyễn Ích Tân đã trình bày về bước đầu xác định mật độ và thời vụ thích hợp đối với cây diêm mạch đỏ tại Gia Lâm, Hà Nội. Cây diêm mạch đỏ là một cây trồng mới, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao nên được chú trọng đưa vào cơ cấu vụ đông sau 2 vụ lúa tại Gia Lâm – Hà Nội để tăng vụ và tăng thu nhập cho người dân trên đất 2 lúa. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra thời vụ thích hợp đối với diêm mạch đỏ là 20/10 và mật độ thích hợp là 250.000 cây/ha.

leftcenterrightdel
PGS. TS. Nguyễn Ích Tân trình bày về Bước đầu xác định mật độ và thời vụ trồng diêm mạch đỏ vụ Đông tại Gia Lâm, Hà Nội tại seminar
 PGS. TS. Nguyễn Ích Tân trình bày về Bước đầu xác định mật độ và thời vụ trồng diêm mạch đỏ vụ Đông tại Gia Lâm, Hà Nội tại seminar

Trong chuyên đề 3, TS. Thiều Thị Phong Thu đã trình bày tổng quan về ảnh hưởng của loại phân hữu cơ thay thế đến tình trạng NPK, sự sinh trưởng và năng suất của cây lúa trong điều kiện đồng ruộng. Tình trạng bón phân vô cơ lúc đầu có thể cho năng suất cao nhưng sau đó năng suất giảm và không tăng nữa. Vì thế, cần bón kết hợp giữa phân hữu cơ và vô cơ để có năng suất tối ưu và làm tăng độ phì của đất, tăng năng suất lúa. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng bón 50% phân hóa học và 50% phân gà ủ là tốt nhất đối với cây lúa trong điều kiện đồng ruộng.

leftcenterrightdel
TS. Thiều Thị Phong Thu trình bày về Ảnh hưởng của loại phân hữu cơ thay thế đến tình trạng NPK, sự sinh trưởng và năng suất của cây lúa trong điều kiện đồng ruộng
 TS. Thiều Thị Phong Thu trình bày về Ảnh hưởng của loại phân hữu cơ thay thế đến tình trạng NPK, sự sinh trưởng và năng suất của cây lúa trong điều kiện đồng ruộng

Trong chuyên đề 4, ThS. Nguyễn Hồng Hạnh đã trình bày các điểm trọng yếu trong thanh tra sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn hữu cơ Nhật Bản (OCP). Báo cáo đã chỉ ra những điểm trọng yếu mà người thanh tra viên sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn JAS organic cần biết. Seminar đã chỉ ra các bước nhận biết được rủi ro có thể xảy ra khi canh tác hữu cơ (OCP), cách đánh giá và khả năng khắc phục những rủi ro đó như thế nào? Đây cũng là những rủi ro để các cơ sở sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn hữu cơ Nhật Bản có thể nhận biết để tìm cách khắc phục.

leftcenterrightdel
ThS. Nguyễn Hồng Hạnh trình bày chuyên đề Những điểm trọng yếu trong thanh tra sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn hữu cơ Nhật Bản (OCP)
 ThS. Nguyễn Hồng Hạnh trình bày chuyên đề Những điểm trọng yếu trong thanh tra sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn hữu cơ Nhật Bản (OCP)

Trong chuyên đề 5, TS. Trần Thị Thiêm đã trình bày về ảnh hưởng của tỷ lệ đất/cát và độ mặn đến sinh trưởng của cây ngón biển (Salicornia) trong điều kiện chậu vại. Báo cáo đã chỉ ra cây ngón biển là một cây trồng trên đất mặn, thích hợp với những vùng đất nhiễm mặn tại Việt Nam. Vì thế, xác định được giá thể thích hợp với cây ngón biển và mức độ mặn phù hợp là rất cần thiết. Kết quả thí nghiệm đã chỉ ra cây ngón biển có thể chịu được mức độ mặn là 250mmol Na và trồng trên giá thể đất là tốt nhất.

leftcenterrightdel
TS. Trần Thị Thiêm trình bày chuyên đề Ảnh hưởng của tỷ lệ đất/cát và độ mặn đến sinh trưởng cây ngón biển (Salicornia) trong điều kiện chậu vại
 TS. Trần Thị Thiêm trình bày chuyên đề Ảnh hưởng của tỷ lệ đất/cát và độ mặn đến sinh trưởng cây ngón biển (Salicornia) trong điều kiện chậu vại

Trong chuyên đề 6, TS. Chu Anh Tiệp trình bày về ứng dụng công nghệ 4.0 trong phát triển bưởi ở Việt Nam. Để phát triển được các vùng bưởi đặc sản và có sản phẩm bưởi quanh năm tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã thiết kế được tem QR truy xuất nguồn gốc để đảm bảo độ tin cậy của sản phẩm bưởi hữu cơ.  

leftcenterrightdel
 TS. Chu Anh Tiệp trình bày chuyên đề Ứng dụng công nghệ 4.0 trong phát triển bưởi tại Việt Nam

 

                                       Nhóm NCM về Nông nghiệp hữu cơ – Khoa Nông học