\r\n Phòng thí nghiệm đóng một vai trò rất quan trọng trong trường Đại học, đó là nơi phát triển tập trung tiềm lực khoa học công nghệ, giải quyết các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia, quốc tế; nơi triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm, tạo ra các sản phẩm tiên tiến phục vụ xã hội và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tài năng.

\r\n

\r\n Năm 2013, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã được nhận chứng chỉ ISO và công bố phòng thí nghiệm chỉ định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ sinh học thú y. Tiêu chuẩn này gồm 15 yêu cầu về quản lý (tương tự ISO 9001:2008) và 10 yêu cầu về kỹ thuật, được trình bày rõ ràng để hướng dẫn cho tổ chức có phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn về mặt quản lý chất lượng cũng như những yêu cầu hoạt động kỹ thuật đúng nguyên tắc.

\r\n

\r\n Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học Thú y trực thuộc Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam do PGS.TS. Nguyễn Thị Lan phụ trách, có cơ sở vật chất khá đồng bộ và hiện đại, có đủ năng lực để thực hiện các nghiên cứu khoa học chuyên sâu ở quy mô khu vực và quốc tế về lĩnh vực Thú y và công nghệ sinh học Thú y.

\r\n

\r\n Dưới sự chỉ đạo của PGS.TS. Nguyễn Thị Lan, phòng thí nghiệm đã áp dụng hệ thống quản lý ISO/IEC 17025:2005 kết hợp với các phòng xét nghiệm ngành Thú y trong các lĩnh vực thu thập, phân tích mẫu, xây dựng những quy trình đạt tiêu chuẩn, đưa ra số liệu đáng tin cậy, góp phần phòng chống dịch bệnh cho người và vật nuôi, đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

\r\n

\r\n Những kết quả, công trình nghiên cứu tại đây góp phần không nhỏ trong việc giảm thiểu tác hại, đặc biệt là phòng tránh, phát hiện sớm dịch bệnh trong chăn nuôi.

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n Phòng thí nghiệm cũng đã tham gia nghiên các đề tài độc lập cấp nhà nước, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển nông nghiệp nước nhà như “Nghiên cứu quy trình chế tạo KIT chẩn đoán nhanh hội chứng PRRS trên lợn“ (năm 2009 – 2011) và “Nghiên cứu chế tạo vắc xin phòng bệnh sài sốt chó (bệnh Ca rê)” (năm 2014 – 2015), “Nghiên cứu công nghệ sản xuất vacxin vô hoạt phòng hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn” (năm 2013 – 2015), “Nghiên cứu, phân tích genotype và sự tương đồng kháng nguyên của virus Care ở  Việt Nam” (năm 2012), “Nghiên cứu tạo giống gốc để sản xuất vắc-xin phòng hội chứng rối loạn hô hấp & sinh sản cho lợn (PRRS) ở Việt Nam” (năm 2014 – 2015); đề tài song phương “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất kháng thể đơn dòng để chẩn đoán đặc hiệu bệnh Ca rê” (năm 2012 – 2015), dự án tăng cường năng lực nghiên cứu cho phòng thí nghiệm chẩn đoán bệnh động vật “Dự án tăng cường năng lực nghiên cứu cho phòng thí nghiệm chẩn đoán bệnh động vật” (năm 2012 – 2013) và nhiều đề tài cấp Bộ khác...

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n Đến năm 2015, phòng thí nghiệm đã có 51 chỉ tiêu đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 và trong thời gian tới tiếp tục đăng ký các chỉ tiêu xét nghiệm mới. Bên cạnh đó, phòng thí nghiệm còn được chỉ định là phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn với 28 phép thử phục vụ việc chẩn đoán và xét nghiệm bệnh trên vật nuôi, nâng tầm của Học viện nói riêng và Việt Nam nói chung trong quá trình hội nhập quốc tế, mang lại nhiều cơ hội trong hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học.

\r\n