Thực hiện trách nhiệm xã hội của cơ sở Giáo dục và nghiên cứu khoa học trên địa bàn thành phố và chương trình công tác của Đại biểu Quốc Hội, ngày 7/7/2021, đoàn Học viện Nông nghiệp Việt Nam do GS.TS. Nguyễn Thị Lan – Bí thư đảng ủy, Giám đốc Học viện, Đại biểu Quốc Hội khóa XV chủ trì đã có buổi làm việc với UBND Huyện Quốc Oai về việc hỗ trợ xây dựng đề án “Phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Quốc Oai, theo hướng đô thị sinh thái giai đoạn 2021 – 2025 và tầm nhìn 2030”.  Tham gia buổi làm việc về phía UBND huyện có đồng chí Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch UBND huyện và đại diện các phòng ban trong huyện.

Báo cáo về tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp của Huyện, Ông Nguyễn Quang Thắm – Trưởng Phòng Kinh tế huyện cho rằng: Quốc Oai là một huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, có hai tuyến giao thông trọng yếu chạy qua là đường Láng - Hòa Lạc và đường Hồ Chí Minh nên có nhiều lợi thế phát triển đô thị và công nghiệp. Giá trị sản xuất Nông - Lâm - Thủy sản đạt 1.497,8 tỷ đồng, đạt 103,6% kế hoạch năm và tăng 4,3% so năm 2019; Trong đó: giá trị Trồng trọt lâm nghiệp 511 tỷ đồng, thủy sản 78 tỷ, chăn nuôi 880,6 tỷ đồng, dịch vụ nông nghiệp 28,2 tỷ đồng. Chiếm 13,3% cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện.

leftcenterrightdel
 

Về Nông nghiệp huyện Quốc Oai được chia làm 3 vùng rõ rệt: vùng ven sông Đáy, vùng Vàn, vùng bán Sơn địa.

Vùng Bán Sơn địa: nằm ở phía Tây của huyện, gồm 5 xã là Đông Xuân, Phú Cát, Phú Mãn, Hòa Thạch và Đông Yên là vùng bán sơn địa, địa hình trong vùng không đồng đều, gồm những đồi thấp xen kẽ các đồi trũng. Tổng diện tích đất nông nghiệp 3.973ha (trong đó đất trồng lúa 1.212ha, đất trồng cây hàng năm 120,7ha, đất trồng cây lâu năm 1.001ha, đất lâm nghiệp 1.588ha, Đất nuôi trồng thủy sản 164,9ha, Đất nông nghiệp khác 67,8ha).          

- Vùng Vàn: gồm 7 xã Ngọc Mỹ, Thạch Thán, Nghĩa Hư­ơng, Cấn Hữu, Ngọc Liệp, Tuyết Nghĩa, Liệp Tuyết có độ cao từ 5 - 7m, có xu hư­ớng giảm dần về phía Tây Nam. Tổng diện tích đất nông nghiệp 2.848,2ha (trong đó đất trồng lúa 2.299ha, đất trồng cây hàng năm 65,3ha, đất trồng cây lâu năm 101,4ha, đất nuôi trồng thủy sản 200,8ha, đất nông nghiệp khác 181,8 ha).

- Vùng bãi Đáy ven sông gồm 8 xã: là Sài Sơn, Phư­ợng Cách, Yên Sơn, Đồng Quang, Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành và thị trấn Quốc Oai, có độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Tổng diện tích đất nông nghiệp 1.922,2ha (trong đó đất trồng lúa 1.053,2ha, đất trồng cây hàng năm 318,7ha, đất trồng cây lâu năm 425,4ha, đất lâm nghiệp 17ha, Đất nuôi trồng thủy sản 108ha).

Với đặc điểm địa hình nh­ư trên, huyện có thể phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi, trong đó có những loại cây công nghiệp, cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao.

leftcenterrightdel
 

Phát biểu tại buổi làm việc, GS.TS. Nguyễn Thị Lan nhắc lại chương trình hành động trước khi ứng cử đại biểu Quốc hội tại huyện (Tư vấn, hỗ trợ Huyện xây dựng đề án phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh, phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng NTM kiểu mẫu, phát triển dịch vụ chất lượng cao, gắn với du lịch sinh thái mang lại giá trị gia tăng cao, phù hợp với nhu cầu của huyện bao gồm các vấn đề: Quy hoạch chi tiết nông nghiệp, cùng huyện lựa chọn các chuỗi nông sản có giá trị cao để phát triển thành hàng hóa lớn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp, hỗ trợ tổ chức chuỗi sản xuất với huyện và các HTX, doanh nghiệp, người dân, tư vấn về giống, phân bón, quy trình canh tác trong chuỗi sản xuất; Hỗ trợ/ tư vấn Huyện đăng ký các sản phẩm mang thương hiệu của địa phương; Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Hỗ trợ định hướng nghề nghiệp cho sinh viên con em nông thôn có cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi ra trường; Phối hợp và hỗ trợ huyện Quốc Oai về công nghệ xử lý môi trường, xử lý rác thải, phụ phẩm nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi….) và đề nghị Huyện phối hợp, tạo điều kiện cho các nhà khoa học của Học viện được chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật để hoàn thành mục tiêu trên.

Trên cơ sở điều tra, khảo sát thực địa, cũng như thế mạnh của 2 bên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam sẽ hỗ trợ UBND huyện Quốc Oai triển khai một số chương trình nông nghiệp và xây dựng đề án “Phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Quốc Oai, theo hướng đô thị sinh thái giai đoạn 2021 – 2025 và tầm nhìn 2030” với mục tiêu “Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng đô thị sinh thái, công nghệ cao gắn kết chặt chẽ sản xuất với bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ; ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến; Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước, nhân lực; thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái. Xây dựng thành công mô hình nông thôn mới kiểu mẫu. Tập trung vào thực hiện thành công một số nhiệm vụ như: Xây dựng chuỗi giá trị lúa cá hoặc lúa tôm (500 – 600ha); Chuỗi giá trị thủy sản truyền thống (700ha); Chuyển giao một số giống lúa mới và đẩy mạnh một số khâu cơ giới hóa trong sản xuất lúa; Chuỗi giá trị về cây ăn quả gồm 3 cây trồng chính: Nhãn muộn; Bưởi (theo hướng và Ổi); Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch tâm linh và trải nghiệm; Bảo tồn và phát triển các cây trồng bản; Phát triển đất rừng và lâm sản ngoài gỗ (1.000ha rừng, hiện trạng đang trồng keo): Trồng dược liệu dưới tán rừng; Nuôi ong theo công nghệ tiên tiến; Quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn sinh học; Quản lý và xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải làng nghề của huyện; Xây dựng sản giao dịch nông sản điện tử của Huyện và kết nối với sàn giao dịch điện tử của Thành phố và Quốc gia. Nghiên cứu chuyển đổi việc chăn nuôi sử dụng nguồn thức ăn chế biến tại chỗ (có thể bổ sung dược liệu…); và Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực của Huyện.

Hy vọng với sự phối hợp này, bộ mặt nông thôn Quốc Oai có nhiều đổi mới, đặc biệt là thực hiện thành công mục tiêu của nghị quyết đại hội đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 và mục tiêu xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Ban Khoa học và Công nghệ