Sáng 18/5, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội nghị chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5). Sự kiện này cũng nhằm chào mừng kỷ niệm ngày sinh nhật Bác 19/5 và kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Học viện 24/5. Nhiều hoạt động chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ (KH&C) Việt Nam đã được học viện tổ chức.

Trước đó, Học viện đã tổ chức “Tháng khoa học và công nghệ VNUA2024” với chuỗi các hoạt động: Các cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo KHCN của sinh viên” và “Ý tưởng khoa học cho Học sinh THPT”; Hội nghị hợp tác với địa phương, doanh nghiệp; Hội nghị sinh viên NCKH cấp Khoa và cấp Học viện; Triển lãm KH&CN của SV Hội nghị KH&CN của sinh viên; Hội nghị KH&CN của cán bộ VNUA2024.

Nhiều hoạt động chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Trước đó, Học viện đã tổ chức “Tháng khoa học và công nghệ VNUA 2024” với chuỗi các hoạt động: Các cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo KHCN của sinh viên” và “Ý tưởng khoa học cho Học sinh THPT”; Hội nghị hợp tác với địa phương, doanh nghiệp; Hội nghị sinh viên NCKH cấp Khoa và cấp Học viện; Triển lãm KH&CN của sinh viên, Hội nghị KH&CN của sinh viên; Hội nghị KH&CN của cán bộ VNUA2024.

leftcenterrightdel
 Hội nghị chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5) tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Tại Hội nghị, GS.TS. Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, Đại hội XIII của Đảng đã xác định tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước phải dựa trên nền tảng khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST), tận dụng tốt cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để có sự bứt phá trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực...

Trải qua 68 năm xây dựng và phát triển, với phương châm “Nghiên cứu khoa học là sức sống của trường đại học”, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã đóng góp nhiều thành tựu khoa học công nghệ quan trọng phục vụ ngành, đất nước.

Trong 12 năm trở lại đây, Học viện đã tạo ra 46 giống cây trồng, vật nuôi, 24 tiến bộ kỹ thuật, 10 sáng chế/Giải pháp hữu ích, nhiều chế phẩm sinh học như giống, vắc-xin, thuốc, phân bón và không ít giải pháp về thể chế chính sách… đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất.

leftcenterrightdel
 GS.TS. Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại chương trình

Kế thừa và phát huy các thành tựu đạt được, trong năm 2023, ngoài việc các nhà khoa học của Học viện đã nghiên cứu, tạo ra nhiều sản phẩm khoa học công nghệ có ứng dụng cao trong xã hội, Học viện đã hoàn thành Trung tâm NCXS&ĐMST với 20 PTN nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực: Trồng trọt – BVTV; Chăn nuôi - Thú y - Thủy sản; công nghệ thực phẩm, môi trường. Mặt khác, Học viện cũng đang xúc tiến hoàn thiện Nhà máy GMP, để sản xuất: Sản phẩm bảo vệ sức khoẻ, Thuốc Thú y và Mỹ phẩm...

Tại Hội nghị, lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng đã công bố các quyết định biểu dương tập thể/cá nhân tiêu biểu trong năm 2023.

leftcenterrightdel
Học viện nông nghiệp Việt Nam trao bằng khen cho nhóm nghiên cứu mạnh 

PTN trọng điểm: Đối tác tin cậy cho các nhà khoa học

Tại chương trình, các nhà khoa học, giảng viên đã trình bày tham luận về các công trình nghiên cứu khoa học, việc nghiên cứu khoa học của đơn vị của mình…

ThS. Nguyễn Thị Hoa, Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ sinh học Thú y đã chia sẻ về kinh nghiệm trong duy trì và vận hành Phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO.

Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học Thú y (PTN) trực thuộc Khoa Thúy – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2012. PTN bao gồm Trung tâm nghiên cứu xuất sắc và ĐMST với cở sở vật chất hiện đại, đồng bộ cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ và chuyển giao khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, PTN còn có 2 khu Nhà nuôi động vật lớn và nhà nuôi động vật nhỏ cấp 2 và cấp 3 tại Bênh viện Thú y phục vụ cho các nghiên cứu trên động vật thí nghiệm. Phòng có đội ngũ cán bộ - nhân viên năng động, sáng tạo và giàu kinh nghiệm cùng với những trang thiết bị hiện đại như máy phân tích khối phổ MALDI-TOF, Máy giải trình tự gen ABI 3500, máy Realtime PCR - CFX Opus…

leftcenterrightdel
 ThS. Nguyễn Thị Hoa chia sẻ về kinh nghiệm trong duy trì và vận hành Phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO

Mỗi năm phòng thí nghiệm đã tiến hành phân tích hàng chục ngàn mẫu bệnh phẩm phục vụ nghiên cứu, chẩn đoán bệnh. Bên cạnh đó phòng thí nghiệm cũng đã và đang tham gia nghiên cứu khoa học với các đề tài dự án hợp tác quốc tế với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan...; Triển khai các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước về nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng bệnh Tai xanh, Dịch tả lợn châu Phi, Ca rê; Nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học như kháng huyết thanh, kháng thể lòng đỏ, probiotic phục vụ phòng và trị bệnh trên vật nuôi.

ThS. Nguyễn Thị Hoa chia sẻ, phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Sinh học Thú Y đạt tiêu chuẩn ISO, trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, PTN đã đạt được một số cái kết quả về chất và lượng về lượng. Cụ thể, trải qua ba lần đánh giá và giám sát hệ thống quốc tế, từ 30 chỉ tiêu đăng ký ban đầu, qua quá trình phát triển đến nay PTN đã đăng ký được 100 chỉ tiêu đạt và đạt tiêu chuẩn ISO.

Ngoài nghiên cứu, phát hiện mầm bệnh vi sinh vật trên vật nuôi, PTN còn nghiên cứu về các biến chủng của mầm bệnh động vật, từ đó đưa ra những tư vấn phù hợp, phục vụ phòng chống bệnh. Bên cạnh đó, PTN cũng được nhiều bà con chăn nuôi, doanh nghiệp biết đến, vì vậy đã tạo được niềm tin cho các đối tác trong trong nước.

PTN còn là địa điểm, đối tác tin cậy cho cộng đồng các nhà khoa học trong nước và quốc tế đến để hợp tác nghiên cứu cũng như tư vấn, giải quyết các vấn đề còn tồn tại của thực tiễn.

“Tới đây, chúng tôi mong muốn PTN sẽ hướng tới những nghiên cứu để có thể ra đời sản phẩm phục vụ thực tiễn, sản xuất, từ đó tư vấn, tham vấn cho các cơ quan chuyên môn hướng tới”, ThS, Nguyễn Thị Hoa cho biết thêm.

Năm 2024, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tuyển sinh 5.991 chỉ tiêu bao gồm 43 ngành đào tạo theo 04 phương thức xét tuyển: Xét tuyển thẳng; Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024; Xét học bạ; Xét tuyển kết hợp. Trong đó phương thức xét tuyển học bạ đợt 2 từ ngày 15/5 - 20/6/2024.