Nhân giống cam Thanh Lân sạch bệnh bằng phương pháp vi ghép
Cập nhật lúc 07:35, Chủ nhật, 12/08/2018 (GMT+7)
Trên cơ sở kết quả của Hội đồng bình tuyển cây đầu dòng do Sở NN&PNT tỉnh Quảng Ninh tổ chức ngày 2/1/2018 tại xã Thanh Lân, huyện Cô Tô, mẫu giống từ các cây đầu dòng được thu thập và tiến hành quy trình nhân giống sạch bệnh. Đây là một trong những hoạt động của nội dung “Xây dựng vườn lưu giữ và nhân giống cam Thanh Lân” của nhiệm vụ “Khai thác và phát triển nguồn gen cam Thanh Lân tại huyện đảo Cô Tô” do TS. Hoàng Đăng Dũng làm chủ nhiệm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì.
Với mục tiêu xây dựng vườn giống gốc S0, vườn cây mẹ S1, xây dựng khu nhân giống cây cam Thanh Lân ngay trên đảo phục vụ nhu cầu phát triển bền vững và khôi phục vùng cây ăn quả đặc sản đáp ứng nhu cầu của người dân trên đảo và khách du lịch. Qui trình thực hiện qua các khâu gồm: 1) bình tuyển chọn cây đầu dòng đạt tiêu chuẩn và sạch bệnh; 2) Từ cây đầu dòng sạch bệnh đầu tiên được tạo ra bằng phương pháp vi ghép đỉnh sinh trưởng; 3) Cuối cùng tạo ra cây lấy mắt ghép thế hệ S1. Các cây S1 được chuyển giao cho huyện Cô Tô để phục vụ nhu cầu cây giống sạch bệnh của người dân trên đảo.
Kết quả nghiên cứu đã thực sự có ý nghĩa trong việc khôi phục và phát triển một giống cam quý đã có nhiều năm phát triển trên đảo. Đây cũng là một hoạt động của Học viện chung tay cùng cả nước hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế xã hội các vùng đảo xa của Tổ quốc.
Mẫu cành giâm từ các giống cam |
Chồi cam mọc lên từ cành giâm |
Gốc ghép bưởi sau 1,5 tháng
Vi ghép cam trên gốc bưởi theo phương pháp ghép hàm ếch
sau ghép 10 ngày (trái) và sau 20 ngày bật mầm (phải)
Vi ghép cam trên gốc bưởi theo phương pháp ghép nêm
sau 10 ngày (bên trái), sau khi nẩy mầm được 20 ngày (bên phải)
Chồi ghép phát triển sau vi ghép