Kết quả nghiên cứu của đề tài cấp học viện T2022-09-31 “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp ELISA trong chẩn đoán bệnh do virus Dịch tả lợn châu Phi gây ra trên lợn nuôi tại một số tỉnh miền Bắc, Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Vũ Đức Hạnh

Bệnh Dịch tả lợn châu Phi (African swine fever- ASF; DTLCP) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã và đang gây thiệt hại lớn về kinh tế ngành chăn nuôi lợn thế giới (Revilla & cs., 2018). Lợn mắc bệnh xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng khác nhau tùy thuộc vào độc lực của virus và khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể với tác nhân gây bệnh. Phần lớn lợn mắc bệnh đều ở thể cấp tính dẫn đến tỷ lệ tử vong cao lên tới 95-100%. Sau khi xuất hiện, bệnh thường có biểu hiện lâm sàng dưới dạng cấp tính, á cấp tính, duy trì trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ mang trùng (Gallardo & cs., 2015). Để nắm rõ tình hình dịch tễ, đưa ra biện pháp phòng và kiểm soát tốt nhất bệnh DTLCP, giám sát lưu hành của virus DTLCP là việc làm cần thiết. Đối chiếu với các công bố giám sát lưu hành DTLCP ở Việt Nam, các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào giám sát lưu hành bằng kỹ thuật sinh học phân tử, giải trình tự gen (Van Phan Le & cs., 2019, Nga & cs., 2020, Tran & cs., 2020a, Tran & cs., 2020b, Truong & cs., 2020, Mai & cs., 2021, Tran & cs., 2021) mà chưa có cách tiếp cận trong đó tận dụng được điểm mạnh của hai phương pháp kể trên.Xuất phát từ những thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp ELISA trong chẩn đoán bệnh do virus Dịch tả lợn châu Phi gây ra trên lợn nuôi tại một số tỉnh miền Bắc, Việt Nam”.

Nghiên cứu trên các mẫu huyết thanh và dịch xoang miệng thu thập tại các trang trại âm tính, cấp tính và mãn tính với Dịch tả lợn châu Phi thuộc một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Kết quả cho thấy: các mẫu dịch xoang miệng và huyết thanh tại các trang trại âm tính có kết quả âm tính (100%) với kháng thể chống lại virus Dịch tả lợn châu Phi bằng phương pháp Elisa trực tiếp và Elisa gián tiếp.

leftcenterrightdel
 

Trang trại cấp tính thuộc tỉnh Hải Dương, Hà Nam và Thanh Hoá có kết quả dương tính với kháng thể chống lại virus Dịch tả lợn châu Phi bằng cả hai phương pháp ELISA trực tiếp và gián tiếp. 

leftcenterrightdel
 

Các trang trại thuộc trại mạn tính thuộc 9 tỉnh thành miền Bắc đều cho kết quả dương tính với kháng thể chống lại virus Dịch tả lợn châu Phi (100%). Có sự liên quan giữa kháng thể trong huyết thanh và dịch xoang miệng của cá thể lợn khi mắc Dịch tả lợn châu Phi và chỉ số kháng thể trong huyết thanh cao hơn trong dịch xoang miệng.

leftcenterrightdel
 

ThS. Vũ Đức Hạnh - Khoa Thú y

                                                                   Ban Khoa học và Công nghệ