\r\n Hoa Anh đào có tên tiếng Nhật là Sakura là một loài hoa đẹp được trồng nhiều ở Nhật Bản, được biết đến với vẻ đẹp tinh khiết, trong sáng và ẩn chứa sức mạnh từ bên trong, vì vậy hoa Anh đào được gắn liền với hình ảnh võ sĩ đạo thể hiện được sức mạnh tinh thần dân tộc của người Nhật Bản.

\r\n

\r\n Ở Sapa – Lào Cai hiện nay đã trồng được hoa anh đào, nhưng chủ yếu là do người dân trồng làm cảnh trong vườn và nơi công cộng, nên số cây được trồng không nhiều và diện tích không tập trung, biện pháp kỹ thuật chăm sóc chưa có, bộ giống chưa phong phú, vì thế mà thời gian ra hoa rất ngắn, màu sắc hoa chưa đa dạng, bông hoa còn nhỏ, số lượng hoa ít.

\r\n

\r\n Để có một tập đoàn hoa anh đào có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, phong phú về giống, kéo dài thời gian ra hoa, TS. Nguyễn Mai Thơm – Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề cùng cộng sự đã kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Á nhiệt đới Sapa (nay là Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông nghiệp sinh thái Á nhiệt đới) thực hiện đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm một số giống hoa Anh đào (Prunus SP.) nhập nội tại Trung tâm nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Á nhiệt đới Sapa”.

\r\n

\r\n Sau 2 năm thực hiện, đề tài đã điều tra 5 giống hoa anh đào (anh đào rừng đơn, anh đào rừng kép, anh đào Higan, anh đào Somei yoshino, anh đào Vân Nam 1) được trồng tự nhiên chưa có quy trình kỹ thuật. Thu thập và nhập nội được 06 giống hoa anh đào, trong đó 4 giống thu thập từ Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh và Điện Biên; 02 giống nhập nội từ Vân Nam (Trung Quốc), Nhật Bản. Các mẫu giống sau khi thu thập và nhập nội về được trồng tại Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông nghiệp sinh thái Á nhiệt đới. Nhóm nghiên cứu đã xây dựng quy trình kỹ thuật để khảo nghiệm các giống hoa qua ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, khí hậu, nhiệt độ, phân bón, chăm sóc… đến khả năng sinh trưởng phát triển của cây, sự hình thành, độ bền của hoa…

\r\n\r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n
\r\n

\r\n

\r\n
\r\n

\r\n

\r\n
\r\n
\r\n  
\r\n

\r\n Trong các giống đã thu thập và trồng thử nghiệm, có giống hoa anh đào Somei yoshino nhập nội từ Nhật Bản sinh trưởng kém nhất và giống hoa anh đào Vân Nam nhập nội từ Trung Quốc sinh trưởng tốt nhất. Cụ thể về chiều cao cây hoa anh đào Vân Nam tăng được 25cm/năm còn anh đào Somei yoshino chỉ tăng được 15cm/năm. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống hoa anh đào thu thập rất tốt, sâu bệnh chỉ ở mức ít còn cây hoa anh đào nhập nội từ Nhật Bản có sức chống chịu kém.

\r\n

\r\n Các giống hoa anh đào nhập nội từ Nhật Bản, giống hoa anh đào Higan thu thập tại Điện Biên, giống hoa anh đào Côn Minh thu thập tại Sapa, giống hoa anh đào thu thập tại khuôn viên huyện ủy Sapa đều có độ bền từ 5- 9 ngày. Giống hoa anh đào Vân Nam nhập nội từ Trung Quốc có độ bền 10-13 ngày, hoa to, số chùm hoa và số hoa trên chùm cũng nhiều nhất.

\r\n

\r\n Trên cơ sở đánh giá sinh trưởng và phát triển của 5 giống hoa anh đào đã thu thập, nhóm nghiên cứu đã chọn được 3 giống hoa anh đào: Somei yoshino, Côn Minh, Vân Nam phù hợp với yêu cầu xây dựng mô hình. Đồng thời, nhóm cũng xây dựng thành công mô hình trồng cây hoa anh đào tại Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông nghiệp sinh thái Á nhiệt đới với quy mô 1037 cây gồm 3 giống Somei yoshino; Vân Nam 1 và Vân Nam 2. Các cây trong mô hình sinh trưởng và phát triển tốt.

\r\n\r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n
\r\n

\r\n

\r\n
\r\n

\r\n

\r\n
\r\n
\r\n  
\r\n

\r\n Hoa Anh đào Nhật Bản phong phú, thích nghi phù hợp với điều kiện sinh thái của Việt Nam nói chung và Sapa nói riêng. Sapa là điểm du lịch nổi tiếng, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, vì vậy nhu cầu thưởng ngoạn các loài hoa tại đây là rất cao, đặc biệt là các loại hoa mới, có tính độc đáo, đặc trưng cho từng quốc gia, từng khu vực. Trên cơ sở kết quả của đề tài, nhóm nghiên cứu mong muốn sẽ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá sinh trưởng phát triển của các giống hoa anh đào khác tại Sapa nhằm phát triển khu du lịch, đặc biệt là khu du lịch sinh thái nông nghiệp của Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông nghiệp sinh thái Á nhiệt đới – Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

\r\n

\r\n

\r\n