Cây cải H’Mông (cải Mèo) thuộc nhóm cải xanh, họ Thập tự Brassicaceae, có nguồn gốc từ miền nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, hiện nay phân bố nhiều cả ở vùng Trung Á. Ở Việt Nam, cây được trồng nhiều ở vùng miền núi phía Bắc, là cây rau được ưa chuộng và chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng của người dân bản địa do cây thích nghi với nhiều chất đất, có thể trồng xen ngô và cây ăn quả, giàu dinh dưỡng và mang lại hiệu quả kinh tế. Cây cải H’Mông có thể trồng quanh năm, trừ những tháng quá nóng hoặc mưa nhiều. Ở miền Bắc thường có hai vụ chính tương tự như các loại cải xanh ăn lá. Nếu để thu lấy hạt, cây tiếp tục được chăm sóc thêm 50 - 60 ngày, tùy vào từng vùng mà có thể thu hạt.
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài cấp Học viện năm 2022 “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và xác định thời gian thu hoạch quả nhằm nâng cao chất lượng hạt giống cây rau cải H’Mông”, với một trong hai mục tiêu chính là nhằm đánh giá đặc điểm nông, sinh học của các mẫu giống cải H’Mông thu thập tại nông hộ và chợ địa phương thuộc thị xã Sa Pa – tỉnh Lào Cai và huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La để tìm ra những mẫu giống sinh trưởng phát triển tốt, cho chất lượng rau phù hợp khi trồng tại vùng đồng bằng.
Nguồn vật liệu được sử dụng gồm 20 mẫu giống cải H’Mông được thu thập tại thị xã Sa Pa - Lào Cai và huyện Mai Sơn - Sơn La (Bảng 1). Thí nghiệm được tiến hành tại Khu thí nghiệm đồng ruộng và phòng có điều khiển nhiệt độ C04 khu thực hành nhà C, khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Thị trấn Trâu Quỳ - Huyện Gia Lâm - Thành phố Hà Nội. Thời gian: từ tháng 1/2022 - tháng 12/2022.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), nhắc lại 03 lần, diện tích ô/ lần lặp lại là 5m2. Khoảng cách trồng: hàng × hàng: 30 × 30 cm, cây cách cây 30 × 30 cm. Lượng phân bón tính cho 1 ha: 300 kg vôi bột, 10 tấn phân chuồng hoai mục, 150 kg supe lân, 60 kg kali clorua, và 60 kg đạm urê (Lê Thị Thu Trang & cs., 2021). Các chỉ tiêu nông, sinh học của 20 mẫu giống cải H’Mông dựa theo phương pháp đánh giá nguồn gen của Viện Tài nguyên di truyền thực vật (IBGRI, 1990) và Trung tâm Tài nguyên thực vật (2015).
Bảng 1. Danh sách 20 mẫu giống cải H’Mông và địa điểm thu thập sử dụng trong nghiên cứu
|
TT
|
Kí hiệu mẫu giống
|
Nơi thu thập
|
Nhóm dân tộc
|
TT
|
Kí hiệu mẫu giống
|
Nơi thu thập
|
Nhóm dân tộc
|
1
|
CM001MS
|
Xã Chiềng Chăn - Mai Sơn - Sơn La
|
Thái
|
11
|
CM012SP
|
Nông hộ, Xã Ngũ Chỉ Sơn - Sa Pa - Lào Cai
|
Dao
|
2
|
CM002MS
|
Xã Chiềng Chăn - Mai Sơn - Sơn La
|
Thái
|
12
|
CM013SP
|
Nông hộ, P. Hàm Rồng - Sa Pa - Lào Cai
|
Mông
|
3
|
CM003SP
|
Xã Ngũ Chỉ Sơn - Sa Pa - Lào Cai
|
Mông
|
13
|
CM014MS
|
Chợ Cò Nòi - Mai Sơn - Sơn La
|
Thái
|
4
|
CM004MS
|
Xã Cò Nòi - Mai Sơn - Sơn La
|
Mông
|
14
|
CM015SP
|
Nông hộ, Xã Sa Pả - Sa Pa - Lào Cai
|
Mông
|
5
|
CM005SP
|
Xã Ngũ Chỉ Sơn - Sa Pa - Lào Cai
|
Mông
|
15
|
CM017SP
|
Chợ Sa Pa - Sa Pa - Lào Cai
|
Mông
|
6
|
CM006SP
|
Xã Ngũ Chỉ Sơn - Sa Pa - Lào Cai
|
Dao
|
16
|
CM018MS
|
Nông hộ, Xã Chiềng Chăn - Mai Sơn - Sơn La
|
Thái
|
7
|
CM007MS
|
Xã Cò Nòi- Mai Sơn – Sơn La
|
Mông
|
17
|
CM019MS
|
Nông hộ, Xã Chiềng Chăn - Mai Sơn - Sơn La
|
Thái
|
8
|
CM009SP
|
Chợ Mường Khương - Mường Khương - Lào Cai
|
Mông
|
18
|
CM020MS
|
Nông hộ, Xã Chiềng Chăn - Mai Sơn - Sơn La
|
Thái
|
9
|
CM010MS
|
Xã Chiềng Chăn - Mai Sơn - Sơn La
|
Mông
|
19
|
CM021SP
|
Nông hộ, Xã Ngũ Chỉ Sơn - Sa Pa - Lào Cai
|
Dao
|
10
|
CM011SP
|
Xã Sa Pả - Sa Pa - Lào Cai
|
Mông
|
20
|
CM021SP
|
Nông hộ, Xã Ngũ Chỉ Sơn - Sa Pa - Lào Cai
|
Dao
|
Kết quả nghiên cứu cho thấy hình dạng, màu sắc đặc trưng, góc phân lá, mức độ xẻ thùy của phiến lá là những đặc điểm được di truyền, thể hiện sự đa dạng của các mẫu giống cải (Lê Thị Thu Trang & cs., 2021), trong đó có cải H’Mông. Kết quả nghiên cứu trong bảng 2, và hình 1 cho thấy, các mẫu giống được thu thập ở 03 huyện thuộc 02 tỉnh, rất đa dạng về hình thái lá: Có 04 nhóm màu sắc lá đặc gồm xanh (08 mẫu giống, chiếm 40%) điển hình ở CM001MS, CM014MS, CM018MS; xanh đậm (điển hình CM003SP, CM006SP, CM007SP); 01 mẫu giống lá xanh nhạt CM009SP; và 03 mẫu giống lá xanh tím (CM005SP, CM013SP, CM015SP). Theo tác giả Lê Thị Thu Trang & cs. (2021), 30 giống cải Mèo thu thập ở nhiều tỉnh miền Bắc có 05 màu sắc lá điển hình gồm xanh, xanh đậm, xanh nhạt, xanh tím và tím.
|
|
Hình 1. Hình thái lá của 20 mẫu giống cải H’Mông thu thập trong cộng đồng người dân tộc thiểu số tại miền núi phía Bắc Việt Nam, trồng tại Gia Lâm - Hà Nội, vụ Đông - Xuân năm 2021 - 2022 |
Một số hình ảnh mẫu giống cải H’Mông trong thí nghiệm:
Nguyễn Thị Phượng – Khoa Nông học
Ban Khoa học và Công nghệ