\r\n Sim(Rhodomyrtus tomentosa(Ait.) Hassk.) là một loại cây bụi thuộc họ Myrtaceae, có nguồn gốc Đông Nam Á và mọc hoang dại ở rất nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tất cả các bộ phận của cây bao gồm lá, rễ, chồi và quả được sử dụng trong y học cổ truyền của Trung Quốc,Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Thái Lan từ rất lâu nhưng việc sử dụng mang tính kinh nghiệm và chưa được giải thích bằng các cơ sở khoa học.

\r\n

\r\n Đề tài “Nghiên cứu, khai thác các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học từ quả sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk.) và ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm” được thực hiện tại Khoa Công nghệ thực phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam từ năm 2010 với sự phối hợp với nhiều đơn vị nghiên cứu nước ngoài bao gồm: Viện Khoa học sự sống và Viện nghiên cứu dược Louvain, Trường Đại học Công giáo Louvain (Bỉ); Trung tâm nghiên cứu các hợp chất có hoạt tính sinh học vùng Amazone, Đại học liên bang Para (Brazil) và Trung tâm nghiên cứu Public-Gabriel Lippmann (Louxembourg). Mục đích của đề tài là nghiên cứu (định tên, xác định tính chất sinh học), khai thác các hợp chất có hoạt tính sinh học trong quả sim và ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm và công nghiệp dược. Kết quả đến nay của đề tài cho thấy quả sim giàu chất xơ, vitamine E và nhiều chất khoáng quan trọng. Đặc biệt, quả sim có chứa lượng lớn piceatannol, một stilbene có nhiều tính chất sinh học quan trọng bao gồm kháng oxi, kháng viêm, kháng khuẩn và kháng béo phì. So với quả nho đỏ vốn được coi là nguồn piceatannol chủ đạo trong thực phẩm của con người, hàm lượng piceatannol trong quả sim cao hơn 1000-2000 lần. Đề tài đã công bố được 03 bài báo quốc tế trên các tạp chí quốc tế và tham gia 06 Hội thảo quốc tế chuyên ngành.

\r\n

\r\n Hiện tại, Khoa Công nghệ thực phẩm đang triển khai các nghiên cứu tạo chế phẩm piceatannol có hoạt tính sinh học cao nhằm ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm và công nghiệp dược bao gồm: (i) nghiên cứu thử nghiệm các phương pháp tách chiết piceatannol mới nhằm nâng cao hiệu quả tách chiết đồng thời bảo toàn tối đa hoạt tính sinh học; (ii) tạo chế phẩm và xác định các tính chất hóa học, sinh học của chế phẩm; (iii) nghiên cứu ứng dụng chế phẩm trong bảo quản thực phẩm và chế biến thực phẩm chức năng; (iv) nghiên cứu ứng dụng chế phẩm trong hỗ trợ điều trị ung thư trên vật nuôi.

\r\n

\r\n  

\r\n

\r\n Một số hình ảnh nghiên cứu của đề tài

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n Quả sim ở các độ chín khác nhau thu hái tại Hải Dương năm 2010 (Lai et al., 2013)

\r\n

\r\n  

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n Quả sim (a) và các bộ phận của quả sim gồm vỏ quả (b), thịt quả (c) và hạt (d)

\r\n

\r\n thu hái tại Thái Nguyên năm 2012 (Lai et al., 2014)

\r\n