Canh tác dược liệu là một hướng đi mới trong canh tác nông nghiệp tại vùng cao. Một số nghiên cứu trước đây đã chứng minh canh tác dược liệu có thể mang lại thu nhập cao hơn từ việc bán dược liệu so với các loại cây truyền thống (Silori & Badola, 2000; Nguyễn Thị Minh Thu & cs., 2022). Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng không chỉ mang lại những ý nghĩa về kinh tế và còn đảm bảo cung cấp những giá trị về lợi ích sức khỏe cộng đồng, bảo tồn các giá trị hiểu biết truyền thống, phát triển thương mại quốc tế… (Singh & cs., 2013). Điều này thể hiện sự cần thiết trong việc phát triển canh tác dược liệu trong giai đoạn hiện nay.

Hòa Bình là một trong những tỉnh có điều kiện về thổ nhưỡng và khí hậu rất phù hợp với việc trồng các loại cây thuốc quý như giảo cổ lam, xạ đen, kim ngân, sâm đại hành, cà gai leo,... (Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, 2022). Nhằm phát triển sản xuất dược liệu, tỉnh Hòa Bình thời gian qua đang đẩy mạnh công tác hình thành và phát triển vùng trồng dược liệu bằng nhiều giải pháp như: Khuyến khích phát triển mô hình hình trồng dược liệu; Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả trên đồng ruộng, vùng đồi thấp như lúa, ngô, sắn... sang trồng cây dược liệu đem về giá trị kinh tế cao như sả, cà gai leo, sâm đại hành, hoài sơn, thìa canh… Giai đoạn 2016-2019, chủ trương trên đã đạt được những kết quả nhất định trong việc mở rộng quy mô, diện tích trồng dược liệu.

Bên cạnh các hỗ trợ về phát triển sản xuất vùng trồng dược liệu, tỉnh Hòa Bình cũng đang từng bước hỗ trợ bà con nông dân trồng dược liệu trong kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm dược liệu, hỗ trợ chi phí mua sắm máy móc, ứng dụng công nghệ trong sản xuất và chế biến dược liệu, đặc biệt là công nghệ chế biến sâu và bảo quản sau thu hoạch. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành mô hình sản xuất cây dược liệu xạ đen liên kết tổ chức sản xuất, chế biến với các tổ chức, doanh nghiệp đã từng được tổ chức theo chuỗi như (Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, 2022):

leftcenterrightdel
 

Mô hình trồng dược liệu liên kết sản xuất tiêu thụ Xạ đen ở tỉnh Hoà Bình

Nguồn: Kết quả khảo sát (2022)

Kết quả khảo sát về tình hình sơ chế, chế biến dược liệu xạ đen cho thấy xạ đen đã được một số cơ sở chế biến thành cao hoặc trà túi lọc, tuy nhiên, sản lượng còn rất thấp. Việc sản xuất chủ yếu là bảo quản thô sơ bằng cách loại bỏ cây hổng, phơi khô hoặc lấy thân và lá tươi hãm chè. So với cà gai leo thì sản phẩm chế biến của xạ đen ít hơn, tuy nhiên, so với một số loại cây khác thì cũng đã có sự phát triển như về sản phẩm sau thu hoạch và phương thức sơ chế, ví dụ như đã áp dụng máy móc vào sơ chế, chế biến thành cao và trà túi lọc trong khi nhiều sản phẩm khác chỉ đơn thuần bán dược liệu khô dạng thô.

Bảng 4. Tình hình sơ chế, chế biến một số cây dược liệu chủ yếu trên đia bàn tỉnh Hòa Bình thời gian qua

Chủng loại

Phương thức sơ chế

Phương thức chế biến

Cơ sở hạ tầng và tổ chức thực hiện

2. Cây Xạ đen

- Cách thức: đã có máy móc

- Hình thức sơ chế: loại bỏ cây hỏng; phơi khô hoặc lấy cây thân và lá tươi

Nấu cao, trà túi lọc

- Vườn ươm: Có

- Khu vực tập kết, bảo quản: Có

- Tổ chức thực hiện: HTX, DN kết hợp hộ gia đình

- Cây tham chiếu

1. Cây Cà gai leo

- Cách thức: đã có máy móc

- Hình thức sơ chế: loại bỏ cây hỏng; phơi khô hoặc lấy thân cây và lá tươi

Nấu cao, trà túi lọc, bột cà gai leo

- Vườn ươm: Có

- Khu vực tập kết, bảo quản: Có

- Tổ chức thực hiện: HTX, DN kết hợp hộ gia đình

2. Cây Giảo cổ lam

- Cách thức: đã có máy móc

- Hình thức sơ chế: loại bỏ cây hỏng; phơi khô hoặc lấy cây thân và lá tươi

Nấu cao, trà túi lọc

- Vườn ươm: Có

- Khu vực tập kết, bảo quản: Có

- Tổ chức thực hiện: HTX, DN kết hợp hộ gia đình

3. Cây Sa Nhân

- Cách thức: thủ công

- Hình thức sơ chế, bảo quản:

- loại bỏ quả hỏng; phơi khô

Chưa có

- Vườn ươm: chưa có

- KV tập kết, bảo quản: chưa có

- Tổ chức thực hiện: đơn lẻ theo hộ gia đình sản xuất

Trồng Xạ đen mang lại thu nhập đáng kể cho người dân trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Mặc dù diện tích trồng dược liệu chưa nhiều, nhưng nhiều hộ gia đình đã tăng nguồn thu lớn từ dược liệu. Cao nhất có hộ đạt doanh thu trên 100 triệu/vụ cho thu nhập hỗn hợp lên tới 90,52 triệu đồng/vụ. Việc cơ giới hóa đối với trồng dược liệu Xạ đen chưa cao, điều này thể hiện hộ đầu tư nhiều nhất máy móc thiết bị là trên 10 triệu đồng bao gồm máy làm đất, máy bơm và công cụ dụng cụ cơ bản cho sản xuất nông nghiệp. Việc di chuyển đến các khu vực trồng dược liệu khá xa, có hộ phải đi tầm 3km mới tới đồng ruộng hoặc vườn trồng dược liệu. Thu nhập hỗn hợp trên một lao động của các hộ cao nhất đạt 60,5 triệu đồng/người, trung bình các hộ đạt thu nhập hỗn hợp 12 triệu đồng trên một lao động. Thu nhập hỗn hợp trên một ha có thể lên tới cao nhất 90,52 triệu đồng/ha, trung bình đạt 20,79 triệu đồng. Thực tế diện tích trồng dược liệu của Xạ đen của các hộ còn khá manh mún từ 0,04ha đến 0,46ha, đặc biệt có xu hướng giảm bởi một phần diện tích đất nông nghiệp được ưu tiên chuyển đổi cho thu hút đầu tư phát triển công nghiệp và thương mại - dịch vụ.

Bảng 6. Thu nhập hộ trồng dược liệu xạ đen trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Trung bình

Sai số chuẩn

Diện tích

Ha

0,04

0,46

0,18

0,09

Thời gian thu hoạch

Tháng/lần

12,00

16,00

14,03

1,42

Chi phí mua giống

Triệu đồng

1,20

26,60

8,08

6,24

Chi phí phân bón

Triệu đồng

0,38

6,65

2,21

1,51

Chi phí thuốc bảo vệ thực vật

Triệu đồng

0,03

0,57

0,19

0,13

Tổng chi phí

Triệu đồng

1,61

33,82

10,47

7,86

Năng suất

Tấn/ha

13,33

36,57

21,20

6,00

Sản lượng

Tấn/Vụ

0,62

14,40

4,09

2,98

Doanh thu

Triệu đồng/vụ

5,75

103,92

35,52

24,65

Thu nhập gộp

Triệu đồng /vụ

0,50

95,40

25,05

19,57

Chi phí đầu tư máy móc thiết bị

Triệu đồng

0,10

10,80

4,26

2,67

Chi phí đầu tư máy móc phân bổ

Triệu đồng

0,03

3,6

1,41

0,89

Thu nhập hỗn hợp (chưa tính lao động gia đình)

Triệu đồng

-2,35

90,52

20,79

18,87

Số lao động gia đình

Người

1,00

3,00

2,28

0,73

Thu nhập/lao động gia đình

Triệu đồng/người

-1,3

60,5

9,88

9,67

Nguồn: Kết quả khảo sát (2022)

Lê Thanh Hà – Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh

Theo kết quả nghiên cứu được trình bày trong tạp chí Khoa học tại: https://journalajaees.com/index.php/AJAEES/article/view/2447

 

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Minh Thu, Trương Ngọc Tín, Lại Phương Thảo, Đỗ Minh Tuân & Đỗ Trường Lâm (2022). Giải pháp phát triển chuỗi giá trị dược liệu tại Yên Thủy, Hòa Bình. Tạp chí Kinh tế & Phát triển. 305(2): 163-173.

Silori C. S. & Badola R. (2000). Medicinal plant cultivation and sustainable development. Mountain Research and Development. 20(3): 272-279 %@ 0276-4741.

Singh K. M., Kumar A., Singh R. & Kumar U. (2013). Medicinal and aromatic plants for enhancing farm income: the case of bihar. Available at SSRN 2341506.

Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Hòa Bình (2022). Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hòa Bình đến năm 2025 và Đề án OCOP đến năm 2030. Truy cập từ ngày