Dữ liệu và hình ảnh vệ tinh đã thay đổi bộ mặt của nông nghiệp chính xác như thế nào?

Nông nghiệp chính xác luôn thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất hiện đại và thách thức từ sự phát triển của ngành nông nghiệp. Một trong những thách thức đó là vấn đề thu thập dữ liệu chính xác và sau đó có thể diễn giải nó theo cách có thể giúp người sản xuất nắm bắt được đồng thời cung cấp cho họ các giải pháp để tạo ra sự khác biệt có giá trị trong quá trình canh tác và sản xuất nông sản.

Giải pháp cho thách thức đặc biệt này không đến từ mặt đất mà đến từ không gian, xa 400 dặm tính từ bề mặt trái đất, chính là các vệ tinh. Những mẩu công nghệ tinh vi này đang giúp các nhà khoa học nông nghiệp thu thập, lập bản đồ và phân luồng thông tin quan trọng về các trang trại, các cây trồng mang lại những lợi ích to lớn cho sản xuất nông nghiệp.

Vậy dữ liệu và hình ảnh vệ tinh đã giúp nền nông nghiệp phát triển ra sao? Với những lợi ích và hiệu quả đã mang lại, liệu công nghệ này có những bất lợi, khó khăn gì trong quá trình thực hiện? Và với điều kiện nông nghiệp Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể áp dụng công nghệ hình ảnh vệ tinh để xây dựng một bản đồ sản xuất và dự đoán chính xác năng suất cây trồng hay không?

Những câu hỏi trên sẽ được PGS.TS Ignacio Ciampitti, đồng nghiệp từ ĐH Bang Kansas (Hoa Kỳ) và các nhà khoa học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam giải đáp trong buổi seminar tại Học viện vào ngày 20/3/2019. Seminar do Dự án First 1A của Ngân hàng Thế giới tài trợ mời PGS.TS Ignacio Ciampitti cung cấp thông tin về ứng dụng ảnh vệ tinh trong quản lý sản xuất, dự báo năng suất cây trồng, hệ thống nông nghiệp, ứng phó với biến đổi khí hậu…

Kính mời các nhà khoa học quan tâm đăng ký tham gia.

Thời gian: 8.00-11.30 ngày 20/03/2019

Địa điểm: Hội trường B, Nhà hành chính, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Liên hệ: PGS. TS Nguyễn Việt Long, nvlong@vnua.edu.vn, DĐ 0912469879


PGS.TS Ignacio Ciampitti, Chuyên gia ĐH Bang Kansas (Hoa Kỳ), là chuyên gia cao cấp trong nghiên cứu khai thác ảnh vệ tinh trong sản xuất cây trồng, nông nghiệp chính xác, khoa học cây trồng, khuyến nông và hệ thống cây trồng của bộ môn Nông học đại học Bang Kansas. Ông có khoảng 100 công bố quốc tế về nông nghiệp chính xác, khoa học cây trồng, dinh dưỡng và sinh lý cây, quản lý sản xuất cây trồng đặc biệt là cây ngô, đậu tương. Trong đó có các công bố về sử dụng hình ảnh vệ tinh độ phân giải cao trong dự đoán năng suất ngô đăng trên các tạp chí uy tín như (Remote sensing, Crop Science, Frontiers in Plant Science…) và gần đây là ứng dụng công nghệ ảnh vệ tinh nghiên cứu đánh giá sản xuất và sinh trưởng của cây ngô có độ chính xác tương đương với việc đánh giá thống kê truyền thống từ năm 2009-2016 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (Agronomy KSU extension, 2017); Sử dụng mô hình để đánh giá sản xuất ngô của địa phương và của nước Mỹ (2016). PGS. TS Ignacio Ciampitti đồng thời là chuyên gia khuyến nông và hệ thống nông nghiệp, có nhiều công bố về khuyến nông, tư vấn về quản lý sản xuất và chính sách phát triển sản xuất cây ngô.

Đại học Bang Kansas, tên tiếng Anh là Kansas State University, là trường đại học công lập lâu đời nhất của bang Kansas, được tổ chức Carnegie Classification of Institutions of Higher Education xếp loại là một trường đại học chuyên về nghiên cứu cấp cao (research university with high research - RU/H).