Chiều ngày 11/12/2020, tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã diễn ra buổi kiểm tra, đánh giá mô hình sản xuất hạt lai F1 thuộc dự án “Sản xuất thử và phát triển giống ngô nếp tím lai VNUA141 giàu anthocyanin, phục vụ nhu cầu ăn tươi tại Hà Nội” do ThS. Vũ Thị Xuân Bình làm chủ nhiệm.

 

leftcenterrightdel
ThS. Vũ Thị Xuân Bình trình bày báo cáo tiến độ thực hiện dự án “Sản xuất thử và phát triển giống ngô nếp tím lai VNUA141 giàu anthocyanin, phục vụ nhu cầu ăn tươi tại Hà Nội”
ThS. Vũ Thị Xuân Bình trình bày báo cáo tiến độ thực hiện dự án “Sản xuất thử và phát triển giống ngô nếp tím lai VNUA141 giàu anthocyanin, phục vụ nhu cầu ăn tươi tại Hà Nội” 
 

Sản xuất hạt lai F1 giống ngô nếp VNUA141 trong vụ Đông năm 2020 (gieo vào tháng 9/2020), quy mô diện tích 1,5 ha được gieo tại Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng. Đến cuối tháng 10, ruộng sản xuất hạt lai đến thời kỳ tung phấn, phun râu. Dòng bố và dòng mẹ sinh trưởng phát triển tốt, cây đồng đều về các chỉ tiêu nông học cho thấy độ thuần của dòng cao, dòng bố tung phấn trùng khớp với dòng mẹ phun râu, lượng hạt phấn dòng bố nhiều, thời gian tung phấn kéo dài. Trước đó, dự án đã được tiến hành kiểm định đồng ruộng 1 lần vào giai đoạn cây xoắn nõn, ruộng sản xuất hạt lai đạt chất lượng theo QCVN01-53:2011/BNNPTNT do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia kiểm định.

Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng cùng với Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển Nông nghiệp ADI phối hợp với các địa phương triển khai xây dựng mô hình sản xuất giống ngô nếp lai VNUA141 tại 03 huyện Gia Lâm, Hoài Đức và Đông Anh. Tổng diện tích các mô hình vụ Đông năm 2020 là 15 ha.

Dự án đã liên kết với một số thương lái, đặc biệt là liên kết với Công ty Cổ phần Rượu truyền thống - Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội tiến hành thu mua sản phẩm của các mô hình (bắp tươi vào giai đoạn chín sữa). Đồng thời, dự án còn phối hợp với các đơn vị địa phương tổ chức 04 lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất hạt lai F1 và sản xuất thương phẩm giống ngô nếp tím VNUA141 cho 150 người là nghiên cứu viên, cán bộ kỹ thuật, các hộ nông dân tham gia xây dựng mô hình của dự án.

 

leftcenterrightdel
GS.VS. Trần Đình Long - Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam đánh giá mô hình sản xuất hạt thương phẩm trên đồng ruộng
GS.VS. Trần Đình Long - Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam đánh giá mô hình sản xuất hạt thương phẩm trên đồng ruộng 
 

Từ kết quả tham quan, đánh giá đồng ruộng sản xuất hạt lai F1, mô hình sản xuất thử và tiêu thụ giống ngô nếp tím giàu anthocyanin VNUA141 vụ Đông năm 2020 đảm bảo về quy mô diện tích. Kết quả cho thấy: dòng mẹ N46 trong sản xuất hạt lai có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, độ thuần đồng ruộng cao, nhiễm nhẹ các loại sâu bệnh hại phổ biến, khả năng kết hạt cao, dự kiến năng suất hạt lai đạt khoảng trên 1,55 tấn/ha.

 

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Đại diện Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hà Nội cùng các thành viên của dự án tham quan, đánh giá mô hình trên đồng ruộng
 

Ruộng sản xuất và tiêu thụ giống ngô nếp lai VNUA141 sinh trưởng phát triển tốt, thời gian từ gieo trồng đến thu hoạch khoảng 72 ngày, giống nhiễm nhẹ các loại sâu bệnh hại như sâu đục thân, rệp cờ, bệnh đốm lá, gỉ sắt; tiềm năng năng suất cao khoảng từ 12,5-13,5 tấn/ha; chất lượng ăn tươi ngọt, mỏng vỏ, giàu anthocyanin.

 

Lan Hương - TT QHCC&HTSV, Ban KH&CN