Trong không khí chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 và tháng Khoa học Công nghệ VNUA 2023, Khoa Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa trong cộng đồng giảng viên và sinh viên toàn Khoa. Các hoạt động hướng tới tuyên truyền thông qua các hội thảo có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, các đối tác trong và ngoài nước, cựu sinh viên, giảng viên và sinh viên.
Hội thảo quốc gia “Mô hình xử lý rác thải trong nông nghiệp tại Việt Nam” được tổ chức ngày 28/4/2023. Tham dự hội thảo có các nhà khoa học trong nước và quốc tế đại diện các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường nông nghiệp. Về phía đơn vị đối tác của khoa có đại biểu đến từ ĐH Yamagata, Nhật Bản; đại diện công ty Kendensha; Công ty Recyglo; Công ty Cổ phần tập đoàn FEC; các trường Đại học, Viện nghiên cứu; đại diện sở Tài nguyên môi trường Bắc Giang; sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội. Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, GS.TS. Phạm Bảo Dương, Phó Giám đốc Học viện nhấn mạnh phát triển bền vững là con đường và định hướng phát triển chung cho mọi lĩnh vực của hoạt động kinh tế - xã hội của cả nước, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Để phát triển bền vững được nền nông nghiệp, nhiệm vụ quan trọng là phải xử lý triệt để, hiệu quả các loại chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
|
|
GS.TS. Phạm Bảo Dương, Phó Giám đốc Học viện phát biểu khai mạc Hội thảo |
Cũng tại Hội thảo, các nhà khoa học và các nhà quản lý về môi trường đã có những thảo luận về việc xử lý môi trường tại các làng nghề. TS. Khương Mạnh Hà, Phó trưởng Khoa Tài nguyên và Môi trường, ĐH Nông Lâm Bắc Giang chia sẻ vấn đề xử lý nước thải, chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi, làng nghề nấu rượu tại tỉnh Bắc Giang cần được quan tâm và khả năng phối hợp trong hoạt động nghiên cứu giữa 2 đơn vị. Hàng năm tham gia đấu thầu các nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp, đặc biệt khi tham gia thực hiện các nhiệm vụ tại địa phương cần có sự phối hợp với các nhà khoa học, nhà quản lý và chuyên gia tại địa phương. Trên cơ sở đó, các hoạt động nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn địa phương và đạt hiệu quả cao.
|
|
Các đại biểu tham dự hội thảo đóng góp ý kiến |
Hội thảo quốc tế: “Towards the establishment of a Asian soil health monitoring system”. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với tổng số hơn 70 đại biểu tham dự đến từ các tổ chức quốc tế như FAO, Mạng lưới phòng thí nghiệm đất toàn cầu (GLOSOLAN), Hiệp hội Đất châu Á, Viện Nghiên cứu và Phát triển Pháp (IRD) tại CHDCND Lào và Việt Nam, Cục Phát triển đất đai (LDD) Thái Lan, đại biểu các nước CHDCND Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philipin, Ấn Độ, các nhà khoa học trong nước đến từ Viện Thổ nhưỡng nông hoá. Tại Hội thảo các đại biểu tham dự cũng đã được nghe các chuyên gia đến từ Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Camphuchia và Việt Nam chia sẻ các kinh nghiệm của các nước trong việc khảo sát, quan trắc, phân tích các chỉ tiêu sức khoẻ đất ngoài thực địa cũng như trong phòng thí nghiệm, đồng thời các biện pháp kỹ thuật, công nghệ được áp dụng để cải thiện các chỉ số sức khoẻ đất. Đây là những kinh nghiệm quý để tham khảo và vận dụng vào thực tiễn ở mỗi quốc gia.
Các đại biểu tham dự đã cùng nhau đề xuất một lộ trình thành lập Mạng lưới đối tác châu Á về sức khoẻ đất dưới sự dẫn dắt của FAO và ASP, kêu gọi sự hợp tác của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các trường đại học, viện nghiên cứu… để từng bước xây dựng và thực hiện các chương trình hành động tại mỗi quốc gia và khu vực.
|
|
Các chuyên gia trình bày tại Hội thảo |
Hội nghị “Tổng kết hoạt động của nhóm nghiên cứu giai đoạn 2020-2022” của khoa Tài nguyên và Môi trường được tổ chức vào ngày 8/5/2023. Đây là hoạt động thường niên của khoa. Tham dự Hội nghị có Ban chủ nhiệm khoa, các nhóm nghiên cứu mạnh, nghiên cứu xuất sắc và giảng viên trong khoa. Tại Hội nghị PGS.TS. Võ Hữu Công chia sẻ: Hiện nay khoa Tài nguyên và Môi trường có 02 nhóm nghiên cứu xuất sắc và 04 nghiên cứu mạnh với 56 cán bộ hoạt động trong các lĩnh vực Quy hoạch không gian lãnh thổ sử dụng đất đai và môi trường, Quản lý tổng hợp tài nguyên đất, nước và dinh dưỡng cây trồng, Công nghệ kĩ thuật xử lý môi trường, Quản lý tài nguyên và môi trường bền vững, Quản lý môi trường và phát triển bền vững, Công nghệ sinh học môi trường và nông nghiệp...
Thay mặt nhóm NCXS, PGS.TS. Cao Trường Sơn trình bày những kết quả mà nhóm NCXS đạt được. Trong giai đoạn 2020 – 2022 Nhóm đã hoàn thành 106,37% so với khối lượng, định mức công việc được Học viện giao (Năm 2020: đạt 116,95%; 2021: đạt 85,22% và năm 2022: đạt 120,53%). Thành viên nhóm trong 3 năm chỉ dao động từ 7 – 8 thành viên/năm nhưng nhóm đã trực tiếp đóng góp cho Khoa và Học viện 19 bài báo ISI (bình quân 6,3 bài/năm), 5 bài báo tiếng Anh khác/tiếng Anh của Học viện (1,7 bài/năm) và 4 đề tài/dự án cấp Bộ hoặc tương đương (1,3 đề tài, dự án/năm). Tham gia tích cực vào các hoạt động khoa học khác của Khoa và Học viện như: Đóng góp các ý kiến tư vấn pháp luật; tham gia viết đề án khoa học, tổ chức hội nghị, hội thảo và các nhiệm vụ khoa học khác khi được phân công. Các nhóm nghiên cứu trong khoa cũng đã có những đóng góp vượt trội trong việc viết và công bố các công trình quốc tế, đấu thầu các đề tài cấp bộ, cấp tỉnh.
|
|
PGS.TS Cao Trường Sơn, thay mặt nhóm NCXS Quản lý môi trường và Phát triển bền vững báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ KHCN của nhóm |
|
|
Các nhóm NCM, NCXS chụp ảnh lưu niệm |
Hội nghị “Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2023” được tổ chức vào ngày 12/5/2023. Tại Hội nghị, các nhóm sinh viên thực hiện các đề tài SVNCKH năm 2022 trình bày và được nghe những góp ý, câu hỏi và chia sẻ từ đại biểu, giảng viên và sinh viên. Trong thời gian Hội nghị, các đề tài tiêu biểu đã được các nhóm sinh viên trình bày gồm:
- Áp dụng tiếp cận kinh tế tuần hoàn trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lào Cai, do SV Phạm Đức Trọng lớp KHMTK64A làm chủ nhiệm đề tài.
- Ứng dụng mô hình CluMondo trong dự báo thay đổi kịch bản sử dụng đất nông nghiệp huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, do Phạm Duy Khánh, lớp K64QLTNMT làm chủ nhiệm đề tài.
- Nghiên cứu giảm ô nhiễm môi trường nước trong nuôi trồng thuỷ sản áp dụng hệ thống “sông trong ao”, do SV Nguyễn Cao Phương Thảo lớp K65KHMTA làm chủ nhiệm đề tài.
- Đánh giá công tác tham vấn cộng đồng trong đấu giá quyền sử dụng đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố Nam định, tỉnh Nam Định, do SV Bùi Lê Phương Trinh lớp KHMTK64A làm chủ nhiệm đề tài.
- Nghiên cứu xây dựng chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2022 có tính đến chuyển đổi số và liên kết vùng chức năng huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh, do SV Nguyễn Ngọc Mai lớp K64QLĐĐA làm chủ nhiệm đề tài.
|
|
Sinh viên Phạm Đức Trọng Trình bày kết quả nghiên cứu về áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Lào Cai |
|
|
Sinh viên Phạm Duy Khánh trình bày kết quả nghiên cứu Ứng dụng mô hình CluMondo trong dự báo thay đổi kịch bản sử dụng đất nông nghiệp huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái |
Các đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học của Khoa Tài nguyên và Môi trường năm 2022 rất đa dạng về chủ đề và hướng tới tính thực tiễn áp dụng tại địa phương như tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nam Định, và Bắc Ninh. Hội đồng khoa học của Khoa đánh giá, lựa chọn 02 công trình tiêu biểu do sinh viên Phạm Duy Khánh và nhóm sinh viên Phạm Đức Trọng tham dự Hội nghị cấp Học viện.
|
|
Các chủ nhiệm đề tài chụp ảnh lưu niệm |
Bên cạnh các hoạt động chào mừng ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 và Tháng Khoa học Công nghệ VNUA 2023 được tổ chức tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, khoa Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh tổ chức cuộc thi Ý tưởng khoa học công nghệ/khởi nghiệp trong Trung học phổ thông, qua đó thể hiện được vài trò và trách nhiệm của Khoa, Học viện đối với các hoạt động Khoa học Công nghệ, mang tính lan tỏa đến các địa phương. Các thông tin liên quan đến cuộc thi đã được đăng tải trên website của Khoa (https://tnmt.vnua.edu.vn/).
Khoa Tài nguyên và Môi trường