Ngày 31/10/2022, Khoa Công nghệ thông tin đã tổ chức thành công buổi seminar khoa học với hai chủ đề: 1) “Một số phương pháp viết yêu cầu phần mềm”; 2) “Ứng dụng phần mềm trong công tác giảng dạy của giảng viên Học viện”. Các chủ đề đều có tính ứng dụng rất cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công tác giảng dạy của giảng viên Học viện. Tham dự buổi seminar có sự góp mặt của các thầy cô giảng viên và sinh viên Khoa Công nghệ thông tin.

Mở đầu buổi seminar là bài trình bày của ThS. Hoàng Thị Hà với chủ đề: “Một số phương pháp viết yêu cầu phần mềm”. Đặc tả yêu cầu phần mềm là mô tả những dịch vụ mà một hệ thống phần mềm cần phải xây dựng và các ràng buộc khi vận hành các dịch vụ đó. Nó là pha đầu tiên và rất quan trọng trong quá trình sản suất phần mềm và là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của một dự án phần mềm. Tuy nhiên, để tạo ra được một tài liệu đặc tả yêu cầu tốt là một bài toán khó đang được nhiều người, nhiều công ty, nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực sản xuất phần mềm quan tâm. Nội dung của bài seminar trình bày chi tiết các vấn đề liên quan đến quá trình đặc tả yêu cầu phần mềm, bao gồm: tiến trình sản xuất phần mềm, các giai đoạn đặc tả yêu cầu phần mềm, các phương pháp viết yêu cầu phần mềm.

Tiếp theo chương trình, ThS. Trần Trung Hiếu trình bày về chủ đề: “Ứng dụng phần mềm trong công tác giảng dạy của giảng viên học viện”. Trong tình hình phân công thời khoá biểu với nhiều lớp học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam như hiện nay, thời khoá biểu của Học viện khó theo dõi khi giảng viên dạy nhiều nhóm lớp. Các công việc điểm danh, cộng trừ điểm sinh viên, ghi chú tiến độ giảng dạy hoàn toàn làm thủ công. Việc tìm lịch dạy bù cho sinh viên khó khăn do không đồng nhất về lịch học của mỗi sinh viên; việc tìm lịch họp bộ môn, khoa cũng vậy. Ngoài ra, đôi khi thời khoá biểu thay đổi mà giảng viên chưa kịp cập nhật. Các file excel giảng viên download từ website đào tạo định dạng chưa chuẩn, giảng viên mất nhiều công sức để định dạng file danh sách lớp, danh sách thi, file lưu điểm bộ môn, … Xét trên toàn thể mấy trăm giảng viên học viện, thời gian lãng phí tương đối lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Báo cáo đã trình bày cách xây dựng và sử dụng một phần mềm ứng dụng trong công tác giảng dạy của giảng viên học viện. Phần mềm được xây dựng bằng công nghệ JavaFX, Apache POI có thể hỗ trợ giảng viên các tính năng sau: Tự động tải thời khóa biểu, danh sách sinh viên các nhóm lớp từ website đào tạo và tổ chức lại cho phép giảng viên xem thời khóa biểu theo từng ngày thay vì phải nhớ theo tuần và đối chiếu theo thứ; Ghi chú tiến độ giảng dạy, bài tập giao về nhà cho mỗi buổi trong thời khóa biểu; Điểm danh sinh viên theo từng nhóm lớp, có thể thêm ghi chú cho từng sinh viên trong mỗi buổi học; Format các file danh sách thi, danh sách lưu điểm bộ môn theo khổ A4 với các đầu mục được căn chỉnh lại cho cân đối; Tìm lịch trống cho các nhóm lớp sinh viên hoặc nhóm các giảng viên.

Các bài báo cáo trình bày đã thu hút được sự quan tâm lắng nghe và thảo luận sôi nổi của các thầy cô giảng viên Khoa Công nghệ thông tin. Buổi seminar là cơ hội trao đổi học thuật, cập nhật, cung cấp thêm nhiều kiến thức mới, chuyên sâu về vấn đề thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Kết quả thảo luận của buổi seminar làm cơ sở để định hướng, xác định chiến lược khoa học công nghệ của khoa Công nghệ thông tin trong thời gian tới.

Một số hình ảnh trong buổi seminar

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Khoa Công nghệ thông tin