\r\n Sáng ngày 9/5, Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Bình phối hợp với Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả khảo nghiệm giống lúa lai TH3-7 và một số giống lai khác ở vụ đông xuân năm 2015.

\r\n

\r\n Tới dự hội nghị có đồng chí Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; đồng chí Đinh Chung Phụng, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình; lãnh đạo các vụ, viện thuộc Bộ NN&PTNT; lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Bình; PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh, Phó Giám đốc thường trực Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

\r\n

\r\n TH3-7 là giống lúa lai 2 dòng do PGS. TS. Nguyễn Thị Trâm và cộng sự ở Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng chọn tạo. Đây là giống lúa cảm ôn, cấy được cả 2 vụ, có thời gian sinh trưởng trung bình, năng suất ước đạt từ 6-8 tấn/ha, tương đương với giống lúa lai nhập từ Trung Quốc. Đặc biệt, TH3-7 hạt gạo dài, thơm nhẹ và chất lượng cơm khá ngon đáp ứng yêu cầu thị trường hàng hóa hiện nay. Giống lúa này được thử nghiệm đầu tiên ở vụ xuân năm 2012, qua nhiều vụ cho thấy: TH3-7 chống chịu khá tốt với điều kiện ngoại cảnh bất thuận, chống chịu bệnh bạc lá tốt hơn so với giống Nhị ưu 838; thích ứng với nhiều chân đất ở cả 2 vụ; các yếu tố sinh trưởng, cấu thành năng suất đều đạt yêu cầu. Đặc biệt vụ đông xuân 2015 này, TH3-7 được bón phân NPK đất hiếm cho bông to, tỷ lệ hạt chắc cao, cứng cây, ít nhiễm sâu bệnh hơn và năng suất cũng cao hơn so với ruộng cùng giống nhưng không bón NPK đất hiếm. Từ 1ha thử nghiệm, sau 3 vụ đã cấy ở diện tích gần 200ha ở các xã thuộc huyện Nho Quan, Gia Viễn. Với ưu điểm như trên, dự kiến TH3-7 sẽ được đưa vào mở rộng trong những năm tiếp theo.

\r\n

\r\n Ngoài thăm quan giống lúa trên, đoàn cũng đến thăm, khảo sát mô hình giống lúa Japonica ĐL102 được trồng khảo nghiệm tại vùng đê và bón phân NPK đất hiếm ở xã Gia Phương, năng xuất dự kiến đạt 69 tạ/ha; giống HQ19 cấy ở xã Khánh Cư, diện tích 53 mẫu, năng suất dự kiến khoảng 65 tạ/ha và cấy được cả 2 vụ.

\r\n

\r\n Trả lời phỏng vấn, PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm cho biết: Ninh Bình với cơ cấu sản xuất nông nghiệp chiếm 70%, khí hậu đa dạng thì đây là cơ hội để đổi mới thâm canh, thúc đẩy và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Một số vùng gieo sớm nên dùng các giống có tính thích ứng cao, không nhạy cảm với thời tiết, còn lại các vùng đất tốt hơn nên đưa các giống chất lượng cao để bán với giá tốt, ví dụ Japonica ĐL102.

\r\n

\r\n Đồng chí Đinh Chung Phụng đánh giá rất cao sự hợp tác của Viện đã chọn tạo và đưa ra bộ giống lúa tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái ở Nho Quan, Gia Viễn, giúp nông dân có điều kiện chuyển đổi cơ cấu giống lúa, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích.

\r\n