\r\n Trong hai ngày 18-19/9/2013, Hội thảo “Phát triển vùng sản xuất hạt lai F1” đã được tổ chức tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang với sự phối hợp giữa Viện nghiên cứu và Phát triển cây trồng - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội  và UBND huyện Tân Yên, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, Sở NN & PTNT tỉnh Bắc Giang.

\r\n

\r\n Tham dự Hội thảo có các đồng chí lãnh đạo Cục trồng trọt, Vụ Khoa học công nghệ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), Viện Cây lương thực & Cây thực phẩm, đại diện các Sở trực thuộc tỉnh, các xã tham gia sản xuất hạt lai F1 và các cơ quan thông tấn báo chí của ngành. Về phía Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội có đại diện Ban Giám hiệu, lãnh đạo Viện nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Phòng Khoa học công nghệ, Khoa kinh tế & PTNT của Trường.

\r\n

\r\n Hội thảo còn có sự tham dự của các công ty: Công ty Cổ phần Nông tín AG, Công ty CP kỹ thuật cao Hải Phòng, Công ty Cổ phần Đại Thành, Công ty TNHH giống cây trồng Giang Nam, Công ty Mahyco và Trung tâm giống cây trồng Lào Cai.

\r\n

\r\n Huyện Tân Yên được ghi nhận là có nhiều điều kiện thuận lợi phù hợp với việc sản xuất hạt lai F1 và chiếm nhiều ưu thế hơn so với những vùng sản xuất hạt lai trong cả nước. UBND huyện Tân Yên đã quy hoạch vùng sản xuất hạt lai F1 tại huyện Tân Yên với diện tích 1000 - 1500 ha. Nhận thấy tiềm năng này, không chỉ có Viện nghiên cứu và Phát triển cây trồng – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội mà các doanh nghiệp khác cũng đã phối hợp với huyện đầu tư, liên kết, từng bước mở rộng xây dựng vùng sản xuất hạt lai F1.

\r\n

\r\n Hội thảo đã nghe các báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học của Trường từ năm 2011 đến 2013 về phát triển sản xuất hạt lai F1 tại Tân Yên. Quy trình sản xuất hạt lai F1 đã được thực hiện ở một số xã trên địa bàn huyện, với sự tham gia của các doanh nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ ràng, đáp ứng được tiêu chí cho nông thôn mới để xây dựng thành vùng sản xuất hạt lai F1 vững chắc. Các báo cáo đã nêu ra những thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất. Trong đó, bên cạnh việc đáp ứng đủ các yêu cầu cho sản xuất hạt lai như: phù hợp điều kiện khí hậu; người nông dân cần cù, chịu khó, có truyền thống sản xuất hạt giống lúa thuần thì vẫn còn tồn tại những khó khăn và thách thức như ruộng đất còn manh mún; cơ sở vật chất còn hạn chế; kỹ năng của nông dân còn thấp cần có đào tạo nghề cho nông dân; cơ chế quản lý ở thôn, xã, huyện cần có những chính sách phù hợp và hiệu quả…

\r\n

\r\n Các đề xuất, kiến nghị được đưa ra liên quan đến vấn đề quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết hệ thống đồng ruộng, sân phơi, kho tàng để tạo thành vùng sản xuất hạt lai F1…; xây dựng cơ sở hạ tầng; đào tạo nghề sản xuất hạt lai F1 cho nông dân; huy động các doanh nghiệp có tiềm lực để đầu tư cho vùng sản xuất hạt lai F1 đồng thời đề nghị UBND tỉnh phê duyệt Đề án.

\r\n

\r\n Qua hai ngày tiến hành báo cáo và thảo luận, Hội thảo đã thành công tốt đẹp, những đóng góp tại Hội thảo là những dữ liệu quan trọng để trong một tương lai gần, có thể mở rộng vùng sản xuất hạt lai F1 góp phần tăng sản lượng nội địa hóa hạt lai F1 trong phạm vi tỉnh Bắc Giang và toàn quốc.

\r\n

\r\n  

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n Các đại biểu trình bày các báo cáo và tham luận tại Hội thảo

\r\n

\r\n  

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n ... và đi thăm khu sản xuất hạt giống lúa lai F1

\r\n