\r\n Việt Nam là một trong các quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, nhưng với tốc độ tăng trưởng dân số như hiện nay, nhu cầu lúa gạo đã trở thành bức thiết. Theo ước tính, có đến 14% dân số vẫn còn thiếu lương thực, đặc biệt ở những vùng trung du và miền núi. Những năm gần đây, sản lượng lúa gạo không ổn định do đất bị xói mòn, hạn hán, lũ lụt và sâu bệnh. Chính vì vậy, việc đảm bảo ổn định lương thực và nâng cao đời sống nông dân miền núi đã trở thành chính sách và mục tiêu phát triển quốc gia của chính phủ Việt Nam. Với định hướng đó, dự án “Phát triển cây trồng cải tiến cho Trung du và Miền núi phía Bắc Việt Nam – DCGV” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ chức khoa học công nghệ Nhật Bản (JST) và Chính phủ Việt Nam tài trợ cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam hợp tác nghiên cứu cùng với  trường Đại học Kyushu và Đại học Nagoya của Nhật Bản từ tháng 12/2010 đến tháng 12/2015. Dự án đã thu được những kết quả đáng mừng, được đánh giá cao.

\r\n

\r\n Ngày 18/9/2015, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo “Kết quả cải tiến kiểu gene cây lúa ở Viêt Nam”. Hội thảo được coi là một trong những cột mốc quan trọng đối với các vị giáo sư và chuyên gia tham gia vào dự án công bố các thành quả nghiên cứu của dự án và định hướng mở rộng ứng dụng kết quả dự án trong thời gian tới.

\r\n

\r\n Đến tham dự có ông Fumihiko Okiura - Phó trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam, Đại diện Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam; TS. Phạm Đồng Quảng - Phó vụ trưởng, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ NN & PTNT; GS.TS Atsushi Yoshimura - ĐH Kyushu Nhật Bản. Về phía Học viện có PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh - Phó GĐ Học viện; PGS.TS Phạm Văn Cường - Phó GĐ Học viện- Giám đốc điều hành dự án; cùng đông đảo các đại biểu từ Bộ ngành, các viện nghiên cứu, các tỉnh như Lào Cai, Nghệ An, Thái Nguyên,Sóc Trăng… đại biểu của các công ty giống cây trồng, giảng viên, cán bộ tham dự.

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n Ông Fumihiko OKIURA - Phó trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam

\r\n

\r\n Khai mạc Hội thảo, ông Fumihiko Okiura - Phó trưởng đại diện Văn phòng Jica Việt Nam đã có lời cảm ơn tới các vị giáo sư, chuyên gia của Học viện, Đại học Kyushu, các tổ chức… đã góp phần làm nên thành công của dự án, ông cũng giới thiệu  ngắn gọn các hoạt động của JICA trong lĩnh vực Nông nghiệp, đồng thời giới thiệu người kế nhiệm ông trong các nhiệm kỳ sắp tới là ông Naoki KAKIOKA.

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n TS. Phạm Đồng Quảng - Phó vụ trưởng, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ NN & PTNT

\r\n

\r\n Bộ NN & PTNT cũng dành nhiều sự quan tâm cho dự án, phát biểu tại hội thảo, TS Phạm Đồng Quảng đánh giá cao những kết quả đạt được trong 5 năm qua và mong muốn JICA, JST tiếp tục hỗ trợ Học viện triển khai dự án, đề nghị các địa phương, doanh nghiệp chủ động hợp tác với Học viện để triển khai mở rộng kết quả của dự án, đề nghị Học viện tiếp tục hợp tác với các trường đại học của Nhật Bản để nghiên cứu phục vụ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam.

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n PGS.TS Phạm Văn Cường – Phó GĐ Học viện

\r\n

\r\n Về phía Học viện, PGS.TS Phạm Văn Cường cũng trình bày các mục tiêu đã hoàn thành của dự án về kết quả xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực và về kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Hầu hết các chỉ tiêu của Dự án được đoàn đánh giá cuối kỳ của JICA - JST đánh giá đạt mức cao.

\r\n

\r\n PGS.TS Phạm Văn Cường cũng thay mặt Học viện gửi lời cảm ơn tới cơ quan  hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ chức JST - Nhật Bản; Bộ Ban ngành, sở Nông nghiệp các tỉnh, trung tâm, các đơn vị đã hỗ trợ về mặt tài chính cũng như hợp tác giúp đỡ để triển khai và hoàn thành dự án và mong rằng trong thời gian tới tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của JICA, JST và các Bộ, Ngành để Học viện tiếp tục nghiên cứu và mở rộng ứng dụng kết quả ở Việt Nam.

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n Tại hội thảo, các vị đại biểu đã được nghe một số báo cáo như: “Kết quả chọn lọc chỉ thị phân tử và cải tiến kiểu gene cây lúa” của GS.TS. Atsushi Yoshimura - ĐH Kyushu Nhật Bản; “Kết quả chọn tạo giống lúa DCG66 và DCG72 của PGS.TS. Nguyễn Văn Hoan - Dự Án JICA; “Kết quả nghiên cứu sinh lý - sinh thái và thử nghiệm các dòng lúa triển vọng tại Trung du và miền núi phía Bắc” của TS. Tăng Thị Hạnh - Học viện Nông nghiệp Việt Nam; “Kết quả thử nghiệm giống lúa DCG72 tại Nghệ An” của ThS. Võ Thị Nhung – Trung tâm Giống cây trồng Nghệ An; Ngoài ra, PGS.TS. Phạm Văn Cường – Học viện Nông nghiệp VN cũng có bài “Giới thiệu Trung tâm nghiên cứu Cây trồng Việt Nam và Nhật Bản (CIPR)”. Kết thúc buổi sáng, đại biểu đi thăm quan các phòng thí nghiệm và các dòng lúa triển vọng tại Học viện.

\r\n

\r\n Buổi chiều, các vị đại biểu đi thăm quan mô hình sản xuất giống lúa DCG72 tại xã Phấn Mễ - Phú Lương - Thái Nguyên.

\r\n

\r\n Hội thảo vừa là dịp tổng kết các thành công của dự án đồng thời cũng là cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin giữa các nhà khoa học, thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ giữa Học viện Nông nghiệp Việt Nam với các Viện nghiên cứu, Sở NN & PTNT, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

\r\n