\r\n Ngày 29/12/2015, Khoa Lý luận Chính trị và Xã hội đã tổ chức hội thảo khoa học “Giới, Di cư và Phát triển nông thôn”, đây là hội thảo thuộc hợp phần của đề tài cấp Học viện “Lồng ghép giới trong phân tầng xã hội và di cư ở vùng đồng bằng sông Hồng”. Đề tài nằm trong khuôn khổ của chương trình hợp tác thể chế giữa Học viện Nông nghiệp Việt Nam và ARES_CCD Vương quốc Bỉ.

\r\n

\r\n Mục đích của hội thảo nhằm phân tích những ảnh hưởng của di cư đến sự chuyển dịch của phân công lao động trong gia đình, sử dụng đất đai, sự thay đổi về tổ chức và thể chế nông thôn... để đưa ra những đề xuất nhằm giảm thiểu phí tổn và tối đa hóa lợi ích của di cư. Đồng thời, cung cấp một diễn đàn cho việc khám phá các vấn đề liên quan đến giới, di cư và phát triển nông thôn; tăng cường sự liên kết, trao đổi sự hiểu biết, kinh nghiệm nghiên cứu và những cá nhân, các nhà khoa học, các giảng viên; bổ sung nguồn tài liệu phong phú, bổ ích cho giảng viên, sinh viên liên quan đến vấn đề giới, di cư và phát triển nông thôn.

\r\n

\r\n Hội thảo có sự tham gia của các giảng viên, sinh viên Khoa Lý luận Chính trị và Xã hội; Môi trường; Kế toán và Quản trị kinh doanh; Kinh tế và Phát triển nông thôn; Quản lý đất đai, ngoài ra còn có Đại học Dân lập Thăng Long, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, tổ chức ARES­­_CCD... Đặc biệt, hội thảo có sự tham gia góp mặt của Giáo sư Philippe Lebailly - Điều phối chương trình hợp tác VNUA – ARES_CCD, Trưởng Khoa Kinh tế nông thôn, Đại học Liège, Vương quốc Bỉ.

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n  PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh phát biểu khai mạc hội thảo

\r\n

\r\n Hội thảo đã nhận được 20 bài tham luận từ các nhà khoa học trong và ngoài Học viện. Trong đó nhiều tham luận đi sâu về các chính sách của nhà nước về giới, về phát triển nông thôn, về các yếu tố tác động đến di cư, vấn đề về giới tại đồng bằng sông Hồng. Một số tham luận đã gợi mở những định hướng nghiên cứu mới, đề ra những giải pháp hiệu quả cho phát triển nông thôn… Đặc biệt có tham luận được viết bằng tiếng Anh, tiếng Pháp thể hiện sự phong phú về nội dung và cách thức truyền tải trong việc nghiên cứu làm rõ vấn đề của đề tài và có 08 tham luận được Ban tổ chức chọn lọc để báo cáo trực tiếp tại Hội thảo.

\r\n

\r\n Giáo sư Philippe Debailly cũng trình bày về nội dung “Phát triển nông thôn tại các nước đang phát triển” với hai phiên: phiên thứ nhất thảo luận về nội dung: Giới và phát triển nông thôn và phiên thứ hai thảo luận về nội dung: Di cư và phát triển nông thôn.

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n  Giáo sư Philippe Lebailly phát biểu và trình bày tham luận

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n  GS.TS. Lê Thị Quý trình bày tham luận

\r\n

\r\n Qua hai phiên thảo luận, Hội thảo đã nhận được trên 10 ý kiến đánh giá góp ý từ các chuyên gia. PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh đã nêu ra một số hiện tượng về di cư tại khu vực miền núi phía Bắc, Giáo sư Philippe Lebailly chỉ rõ một số vấn đề liên quan tới sự phức tạp trong cách phân chia giới và phân chia về các loại hình di cư. Th.S Trương Minh Đến đã nêu ý kiến về số liệu trong thực trạng việc làm và đời sống lao động tự do từ nông thôn ra thành thị... Đáp lại những câu hỏi và ý kiến đánh giá, các tác giả tham luận cũng đưa ra thêm nhiều căn cứ và số liệu để làm rõ nội dung của vấn đề. Ý kiến của các chuyên gia về thực trạng các vấn đề về giới, di cư cũng được ghi nhận và có giá trị lớn trong lý luận và thực tiễn.

\r\n

\r\n Kết thúc Hội thảo, TS. Nguyễn Thị Diễn, Phó Trưởng khoa thay mặt Ban tổ chức tổng kết và khẳng định ý nghĩa quan trọng của hội thảo, đồng thời đánh giá cao những ý kiến góp ý trong hai phiên thảo luận, góp phần hoàn thiện những nghiên cứu hiện tại về vấn đề giới, vấn đề di cư và vấn đề phát triển nông thôn. Đây là ba vấn đề vừa có ý nghĩa độc lập, lại vừa có sự gắn bó, liên quan chặt chẽ với nhau.

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n Ban Tổ chức cùng các khách mời Hội thảo chụp ảnh lưu niệm

\r\n