Sáng ngày 22/12/2021, nhóm Nghiên cứu mạnh Sinh lý, sinh thái cây trồng tổ chức hội thảo quốc tế với tiêu đề “Physiological and ecological management in crop production” được tổ chức trực tuyến trên nền tảng Zoom nhằm chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu, thực tế sản xuất và phát hiện mới liên quan đến quản lý sinh lý và sinh thái cây trồng để phát triển nền nông nghiệp bền vững. Hội thảo đã kết nối trực tuyến đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam. Hội thảo đã có sự tham gia của các diễn giả là các nhà khoa học đang nghiên cứu về sinh lý, sinh thái cây trồng đến từ Trường Đại học Ghana; Trường đại học quốc gia Mindoro, Philippine; Đại học Nagoya, Nhật Bản; Đại học Kỹ thuật và Giáo dục, Đại học Đà Nẵng và Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

leftcenterrightdel
 Hội thảo kết nối trực tuyến các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế

 

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, PGS.TS. Ninh Thị Phíp – Phó trưởng Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhấn mạnh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như hạn hán, ngập mặn, nóng lên của trái đất đối với sản xuất nông nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu sinh lý, sinh thái cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu. Do vậy, Hội thảo được tổ chức nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong nghiên cứu sinh lý, sinh thái cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu để phát tiển nông nghiệp bền vững, đảm bảo an ninh lương thực trên toàn thế giới.

leftcenterrightdel
 PGS.TS. Ninh Thị Phíp – Phó Trưởng Khoa Nông học phát biểu khai mạc hội thảo

Chủ trì phiên hội thảo do TS. Phạm Tuấn Anh - Trưởng nhóm NCM sinh lý sinh thái cây trồng và TS. Nguyễn Thị Ái Nghĩa - Khoa Nông học đồng chủ trì phiên thảo luận. Hội thảo đã trình bày 7 bài tham luận nghiên cứu liên quan đến sinh lý, sinh thái cây trồng, gen biểu hiện của các tính trạng liên quan đến khả năng chịu hạn, chịu mặn, khả năng tổng hợp đường của cà chua, sử dụng bèo cái trong xử lý nước dưới điều kiện mặn và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa ở Philippines.

Đầu tiên, TS. Peter Amoako OFORI, Đại học Ghana trình bày về “Vacuolar Membrane Sugar Transporter (SlTMT) is Involved in Sugar Accumulation in Tomato Fruit”. Nghiên cứu đã xác định được sự biểu hiện của gen liên quan đến khả năng tổng hợp các loại đường trong quả cà chua.

 

leftcenterrightdel
Hội thảo lắng nghe bài trình bày của TS. Peter Amoako OFORI, Đại học Ghana

 

Tiếp đến, TS. Stella Owusu-Nketia, Đại học Ghana trình bày về ảnh hưởng của thân lá và rễ dưới điều kiện độ ẩm đất biến động của 2 giống lúa chịu hạn và không chịu hạn.

leftcenterrightdel
 Hội thảo lắng nghe bài trình bày của TS. Stella Owusu-Nketia, Đại học Ghana

 

Hội thảo còn được lắng nghe sự trình bày của diễn giả Nguyễn Hữu Lâm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Dr. Christian Anthony C. Agutaya, Đại học Mindoro, Philippines; Acsoc. Dr. Shiro Mitsuya, Đại học Nagoya, Nhật Bản; TS. Nguyễn Sỹ Toàn, Đại học Đà Nẵng; TS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Hội thảo lắng nghe bài trình bày của TS. Nguyễn Sỹ Toàn, Đại học Đà Nẵng

Cuối chương trình, TS. Phạm Tuấn Anh - Trưởng nhóm NCM sinh lý, sinh thái cây trồng đã bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến các chuyên gia, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã tham gia Hội thảo. Ban tổ chức cũng hy vọng, thành công của hội thảo sẽ kết nối các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước trong việc nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu để phát triển một nền nông nghiệp bền vững trên toàn thế giới.

 

Nhóm Nghiên cứu mạnh Sinh lý – Sinh thái cây trồng