Nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo năm 2020 do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, chiều ngày 30/10/2020, tại Hội trường C đã diễn ra hội thảo “Kết nối cung cầu công nghệ trong nông nghiệp”. Đây là cơ hội để các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp và nhà đầu tư trao đổi, chia sẻ về phát triển ngành nông nghiệp, định hướng nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững.

Tham dự Hội thảo có ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn; ông Nguyễn Hồng Sơn - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội; bà Trần Thị Hồng Lan - Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ; PGS.TS. Phạm Bảo Dương - Phó Giám đốc Học viện; GS.TS. Phạm Văn Cường - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện cùng gần 200 đại biểu đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ - Bộ Khoa học và Công nghệ, viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

 

leftcenterrightdel
Bà Trần Thị Hồng Lan - Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ phát biểu khai mạc Hội thảo
 Bà Trần Thị Hồng Lan - Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ phát biểu khai mạc Hội thảo
 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Trần Thị Hồng Lan - Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ chia sẻ, trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế đòi hỏi càng phải nỗ lực trong việc cụ thể hóa cơ chế, chính sách quản lý về khoa học và công nghệ, đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tiễn của cuộc sống; tăng hàm lượng khoa học và công nghệ trong các sản phẩm sản xuất và dịch vụ nông nghiệp, đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống.

Hội thảo “Kết nối cung cầu công nghệ trong nông nghiệp” là dịp để tăng cường mối quan hệ giữa nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà quản lý thông qua việc thúc đẩy ứng dụng và chuyển giao đổi mới công nghệ của doanh nghiệp; rà soát, đánh giá và hỗ trợ giải quyết hiệu quả mối quan hệ cung cầu của các doanh nghiệp; kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp và sản phẩm từ kết quả nghiên cứu của khoa học phát triển công nghệ. Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh hợp tác, liên kết, thương mại, đầu tư trong và ngoài nước.

 

leftcenterrightdel
Các nhà khoa học trình bày tham luận tại Hội thảo
 
leftcenterrightdel
Các nhà khoa học trình bày tham luận tại Hội thảo
 Các nhà khoa học trình bày tham luận tại Hội thảo
 

Tham dự Hội thảo, đại biểu được lắng nghe những tham luận của các nhà khoa học liên quan đến chính sách khuyến khích đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, đào tạo nhân lực công nghệ trong nông nghiệp, hiện trạng và xu hướng công nghệ trong lĩnh vực cơ khí nông nghiệp tại Việt Nam, xu hướng phát triển công nghệ bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản và các giải pháp kết nối, nâng tầm giá trị chuỗi nông sản Việt.

 

leftcenterrightdel
 Đại biểu tham gia thảo luận với các nhà khoa học

Các đại biểu tham dự đã tập trung trao đổi, thảo luận sôi nổi, phản ánh thực trạng, cơ hội và thách thức đối với viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong giai đoạn hội nhập hiện nay, đề xuất nhiều nội dung và chia sẻ những kinh nghiệm quốc tế về mô hình kết nối cung cầu công nghệ để thúc đẩy hoạt động ứng dụng, đổi mới và chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp tại các vùng, địa phương.

leftcenterrightdel
Ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn phát biểu kết luận Hội thảo
Ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn phát biểu kết luận Hội thảo 

Phát biểu kết luận Hội thảo, ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn đánh giá cao các báo cáo được trình bày tại Hội thảo. Ông Thịnh nhấn mạnh, để thúc đẩy hoạt động kết nối cung cầu công nghệ trong nông nghiệp, cần thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ. Đầu tư, phát triển các sản phẩm chủ lực, trọng điểm của vùng theo chuỗi giá trị, cần giúp doanh nghiệp tìm kiếm, chuyển giao các công nghệ phù hợp để phát triển sản phẩm ở địa phương. Việc huy động, kết nối các nhà khoa học trong và ngoài vùng cũng rất cần thiết để nghiên cứu giải quyết một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Bên cạnh đó, các Bộ, ban, ngành cần phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố, viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp để thường xuyên tổ chức hoạt động truyền thông giới thiệu; đánh giá, cập nhật hiện trạng hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ tại địa phương để hỗ trợ kịp thời, giải quyết các vấn đề về chính sách, kỹ thuật, công nghệ; tập trung tổng thể các nguồn lực cho việc nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới nhằm phát triển các sản phẩm chủ lực, trọng điểm của vùng, địa phương.

 

Lan Hương - TT QHCC&HTSV

Ảnh: Phúc Việt - TT QHCC&HTSV