\r\n Cao lương (Sorghum bicolor (L) Moench) còn có tên gọi lúa miến, bo bo… thuộc họ hòa thảo và là cây lương thực đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng và diện tích canh tác. Đây không phải là loại cây mới mẻ, nhất là với các nước trên thế giới, cao lương cũng từng được nhập về Việt Nam vào những năm 1962 với tên gọi bo bo, cù làng, mì... nhằm phục vụ làm lương thực.

\r\n

\r\n Cây cao lương là loại cây họ hòa thảo,  thân thẳng và đặc, cấu tạo gồm nhiều đốt thân, cây cao từ 1,5 đến 3m, một số giống siêu cao lương cao đến 5 – 6m, với các lợi thế chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất lợi như lạnh, mặn, hạn… nên có thể canh tác ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, đặc biệt là các vùng có khí hậu khô cằn.

\r\n

\r\n Ở nước ta, cao lương được trồng lâu đời ở các khu vực núi cao như Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, khu vực Tây Nguyên… chủ yếu thu hoạch hạt làm lương thực và thức ăn cho gia súc. Cây lớn nhanh, cho lượng chất thô xanh lớn hơn cây ngô, hàm lượng đường trong thân cao, lá không ráp, không có lông nên bò ăn không nhả bã. Một số giống Cao lương mới có khả năng tái sinh mạnh, trồng một vụ có thể thu hoạch liên tiếp 2 – 4 lần, có khi đến 5 lần. Hạt cao lương là một trong 5 loại hạt cốc (ngũ cốc) quan trọng trên thế giới sau lúa, ngô, lúa mì và lúa mạch, giàu vi lượng hơn các loại hạt ngũ cốc khác.

\r\n

\r\n Theo các tài liệu khoa học, cây cao lương có 3 chức năng: chế biến thành thức ăn chăn nuôi cho bò sữa, bò thịt; thân cây làm đường, chế tạo xăng sinh học và có thể sử dụng để chế biến viên nén sinh học (dùng trong đốt lò hơi, nhiệt điện); nếu trồng diện tích lớn có thể chế biến thành cồn etanol. Trong đó hướng chế biến thức ăn chăn nuôi là khả dĩ nhất, đặc biệt trong thời điểm hiện nay nước ta đang tăng tốc phát triển đàn bò sữa.

\r\n

\r\n Cuốn sách “Cây cao lương (Sorghum bicolor L.)”, Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp phát hành tháng 9/2015 do PGS. TS Phạm Văn Cường – Bộ môn Cây lượng thực – khoa Nông học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam biên soạn dựa trên kết quả nghiên cứu của tác giả từ các đề tài nghiên cứu về cây Cao lương. Cuốn sách bao gồm 6 chương với đầy đủ các thư mục đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của bạn đọc về cây Cao lương. Cuốn sách sẽ là tài liệu để giảng dạy các môn học cây lấy hạt trên cạn, cây thức ăn gia súc cũng như làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về cây Cao lương. 

\r\n

\r\n Một số hình ảnh của cây cao lương

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n