Trong nhiều năm qua, sản xuất ngô của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, tuy nhiên sản lượng ngô của Việt Nam còn thấp và Việt Nam vẫn phải nhập khẩu ngô làm thức ăn gia súc với mức độ và giá trị ngày càng tăng. Theo các chuyên gia, trong điều kiện sản xuất ngô manh mún, việc đánh giá chính xác thực trạng sản xuất và năng suất cây trồng theo phương pháp truyền thống gặp nhiều khó khăn và tốn kém. Việt Nam cần phát triển hệ thống đánh giá thực trạng và dự báo năng suất hiện đại là cơ sở xây dựng giải pháp tổng thể khai thác tiềm năng năng suất ngô được đóng góp bởi 3 yếu tố Giống × Môi trường × Quản lý sản xuất.

Các nhà khoa học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tiên phong nghiên cứu khai thác ảnh vệ tinh để đánh giá thực trạng và dự đoán năng suất cây ngô tại hai vùng sản xuất ngô quan trọng của Việt Nam là Sơn La và Đăk Lăk. Dự án mang tính liên ngành, với sự tham gia của nhiều trường đại học trong lĩnh vực khoa học cây trồng, khoa học trái đất, công nghệ thông tin - thống kê sinh học nhằm khuyến cáo cải tiến quy trình sản xuất ngô phù hợp với điều kiện sinh thái của mỗi vùng và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

Seminar khoa học: khai thác ảnh vệ tinh trong đánh giá thực trạng và dự báo năng suất tổ chức ngày 20/3/2019 tại Học viện NNVN có sự tham gia của đại diện Đại sứ quán Argentina tại Việt Nam, Ban QLDA First, Chương trình Fulbright, ĐH Bang Kansas, Viện nghiên cứu Ngô, ĐH Tây Bắc, ĐH Tây Nguyên, các Doanh nghiệp và các nhà KH của Học viện NNVN tham dự

Seminar khoa học: khai thác ảnh vệ tinh trong đánh giá thực trạng và dự báo năng suất tổ chức ngày 20/3/2019 tại Học viện NNVN có sự tham gia của đại diện Đại sứ quán Argentina tại Việt Nam, Ban QLDA First, Chương trình Fulbright, ĐH Bang Kansas, Viện nghiên cứu Ngô, ĐH Tây Bắc, ĐH Tây Nguyên, các Doanh nghiệp và các nhà KH của Học viện NNVN tham dự

Được hỗ trợ của từ hợp phần Chuyên gia giỏi của Dự án First, PGS. TS. Ignacio Ciampitti ĐH Bang Kansas đã được mời chuyển giao các bí quyết công nghệ bao gồm mô hình và kỹ thuật khắc phục những khó khăn trong điều kiện Việt Nam để đánh giá thực trạng và dự báo năng suất ngô có độ chính xác cao. Kết quả của dự án sẽ được áp dụng trong tư vấn chính sách và quản lý sản xuất ngô của Việt Nam trong thời gian tới. Điều này sẽ góp phần nâng cao năng suất và trình độ quản lý sản xuất ngô của Việt Nam tiếp cận với các nước tiên tiến.

Các nhà Khoa học ĐH Bang Kansas trình bày về cách tiếp cận và kỹ thuật khai thác ảnh vệ tinh tại Hoa Kỳ, nhóm nghiên cứu của PTS.TS Ignacio đã thành công trong việc xây dựng công cụ đánh giá thực trạng sản xuất và năng suất ngô sớm trước thu hoạch và chính xác hơn phương pháp truyền thống của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

Các nhà Khoa học ĐH Bang Kansas trình bày về cách tiếp cận và kỹ thuật khai thác ảnh vệ tinh tại Hoa Kỳ, nhóm nghiên cứu của PTS.TS Ignacio đã thành công trong việc xây dựng công cụ đánh giá thực trạng sản xuất và năng suất ngô sớm trước thu hoạch và chính xác hơn phương pháp truyền thống của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

PGS.TS Ignacio Ciampitti, Chuyên gia ĐH Bang Kansas (Hoa Kỳ), là chuyên gia cao cấp trong nghiên cứu khai thác ảnh vệ tinh trong sản xuất cây trồng, nông nghiệp chính xác, khoa học cây trồng, khuyến nông và hệ thống cây trồng của bộ môn Nông học đại học Bang Kansas. PGS.TS Ignacio Ciampitti cùng đồng nghiệp từ ĐH Bang Kansas (Hoa Kỳ) và các nhà khoa học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ĐH Tây Bắc, ĐH Tây Nguyên đang tiếp tục hoàn thiện công cụ đánh giá sản xuất và dự đoán năng suất ngô để sớm ứng dụng vào thực tiễn. Công nghệ này không chỉ phục vụ nhà quản lý trong việc việc xây dựng cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên mà còn cung cấp thông tin cho doanh nghiệp và người sản xuất để đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao nhất.

Các tổ chức quốc tế, nhà khoa học trong và ngoài nước và doanh nghiệp tham gia seminar Khoa học ngày 20/3/2019 tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Các tổ chức quốc tế, nhà khoa học trong và ngoài nước và doanh nghiệp tham gia seminar Khoa học ngày 20/3/2019 tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam


Thông tin liên hệ về dự án: PGS.TS Nguyễn Việt Long; email: nvlong@vnua.edu.vn

Nhóm dự án First 1A