Bệnh đốm trắng trêm tôm và Phương pháp phòng bệnh

Bệnh đốm trắng được chia làm 2 dạng: dạng 1 là bệnh cấp tính thường làm cho tôm nuôi - nhất là các loài tôm thuộc giống tôm he (Penaeus) - bị chết hàng loạt với tỷ lệ cao trong vòng vài tuần; dạng 2 là bệnh tiềm ẩn, tồn tại độc lập trong các loài thuộc giống tôm càng xanh (Macrobrachium), các loài cua và tôm hùm sống trong tự nhiên và thường không có dấu hiệu bệnh lý.

Nguyên nhân

Bệnh đốm trắng do virus (White Spot Syndrome Virus - WSSV) là một trong các bệnh gây nên hiện tượng tôm nuôi chết hàng loạt (tất cả các giai đoạn phát triển của tôm đều có thể nhiễm bệnh) trong các vùng nuôi tôm tại các địa phương ven biển ở nước ta từ nhiều năm qua. Virus đốm trắng (WSSV) lây nhiễm trên nhiều loài giáp xác (nước ngọt, nước lợ và nước mặn) theo chiều ngang (qua môi trường nước và ăn vật nhiễm bệnh tại ao nuôi) và chiều dọc (từ tôm mẹ nhiễm bệnh sang tôm con trong các trại sản xuất giống). WSSV không lây từ mẹ sang trứng do trứng sẽ không chín khi bị nhiễm virus này. Tuy nhiên tôm mẹ thải virus đốm trắng trong môi trường nước và lây nhiễm cho ấu trùng. WSSV có khả năng tồn tại trong nước mặn từ 5-40‰, độ  pH 4-10 nhiệt độ 0-80oC.

Tôm hoang dã là vật mang WSSV, đặc biệt ở các vùng nước ven biển gần khu nuôi tôm của cả các nước châu Á, nhưng tỷ lệ chết trên tôm hoang dã vẫn chưa được quan sát.

Ngoài ra đốm trắng có thể xuất hiện do sự vôi hóa trong nước có độ kiềm cao hoặc do sự phân giải vỏ của vi khuẩn. Nếu do các nguyên nhân này, tôm sẽ không xuất hiện các dấu hiệu cấp tính. Có thể phân biệt sự khác nhau này dưới kính hiển vi.

Phòng bệnh

Người nuôi tôm cần áp dụng các công nghệ nuôi thân thiện với môi trường để phòng, chống bệnh hiệu quả, đạt năng suất, sản lượng cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm tôm nuôi. Trong quá trình nuôi tôm, cần đặc biệt chú ý đến việc duy trì ổn định môi trường nuôi bằng các biện pháp cơ học như quạt nước, sục khí đáy và xi phông đáy ao; các biện pháp hóa dược như bón vôi  để sử lý các loại mầm bệnh và duy trì ổn định pH của nước trong ao nuôi ngoài ra người nuôi sử dụng các biện pháp sinh học như dùng chế phẩm sinh học để cải tạo môi trường ao nuôi...

Bên cạnh đó, rất chú trọng khâu nâng cao sức đề kháng cho tôm nuôi thông qua việc sử dụng các biện pháp quản lý chăm sóc tốt, dùng thức ăn chất lượng cao để nuôi tôm, cho tôm ăn bổ sung các loại enzym, vitamin, chất khoáng vi lượng nhằm giúp tôm tăng cường khả năng tiêu hóa và sức đề kháng với bệnh.

Việc áp dụng các quy trình nuôi tôm tiên tiến - trong đó có quy trình nuôi tôm dùng chế phẩm sinh học và quy trình nuôi tôm theo công nghệ biofloc có tác dụng rất lớn nhằm phòng, chống bệnh đốm trắng cho tôm nuôi.

Quy trình nuôi tôm dùng chế phẩm sinh học do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành, theo đó, trong quá trình nuôi có dùng các loại chế phẩm vi sinh (có tên trong Danh mục được Bộ cho phép sử dụng) để làm sạch môi trường nước ao nuôi, đồng thời bổ sung các loại men tiêu hóa vào thức ăn và cho tôm ăn hàng ngày với lượng phù hợp. Định kỳ hàng tháng trong suốt vụ nuôi, cho tôm ăn thêm các loại vitamin A, C, D, E và bổ sung các chất khoáng vi lượng vào ao nuôi.

Biện pháp xử lý khi ao bị nhiễm virus đốm trắng:

– Cách ly ao bệnh

– Thu tôm trong vòng 1-2 ngày nếu tôm đạt kích cỡ thu hoạch

– Sau khi thu tôm, khử trùng nước và dụng cụ nhiễm WSSV bằng Chlorine nồng độ 40 ppm. Giữ nước sau khi xử lý Chlorine ít nhất 7 ngày trước khi xả ra môi trường. Dụng cụ và quạt nước dùng trong ao phải được phun xịt bằng nước hòa chlorine với nồng độ 1600ppm hoặc nếu có thể thì ngâm trong nước hòa tan 40ppm chlorine trong ít nhất 3 ngày.

Nếu tôm chưa đạt cỡ thu hoạch thì hủy tôm bằng Chlorine nồng độ 40ppm. Trong trường hợp tôm chưa chết hết thì tái xử lý Chlorine nồng độ 100ppm. Xác tôm chết phải lưu lại trong ao ít nhất 7 ngày cho phân hủy tự nhiên và tiêu diệt mầm bệnh (vì mầm bệnh có thể tồn tại trong nhân tế bào).

Sau khi tháo nước, loại bỏ bùn đáy, xử lý vôi 4.000- 5.000kg/ ha khi đáy còn ẩm (có thể xử lý vôi theo pH phơi đất). Phơi khô đáy ao, đảm bảo không còn chỗ ẩm cho mầm bệnh  ẩn nấp.

Những ao gần kề ao nhiễm WSSV không có dấu hiệu bệnh (như  giảm ăn, lờ đờ) có thể duy trì bằng cách giảm thiểu các nghuyên nhân gây căng thẳng. Xử lý iodine 10% ở mức 0,3-1ppm (lập lại sau 3-4 ngày) hoặc formaline 70ppm (mỗi ngày)  hoặc BKC 1 ppm.

Một số hình ảnh