Bảo tồn Hoàng liên gai bằng công nghệ mới
Cập nhật lúc 00:00, Thứ tư, 04/03/2015 (GMT+7)
\r\n Việt Nam có khoảng 3.920 loài thực vật được dùng làm thuốc, chiếm 16% số cây thuốc đã được biết trên thế giới. Tuy nhiên, một số cây thuốc quý đang có nguy cơ tuyệt chủng do khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch bảo tồn, xuất lậu cây thuốc tràn lan. Trong đó có Hoàng liên gai, một nguồn gen quý hiếm, dùng làm thuốc chữa bệnh đường ruột, tuy không nằm trong danh sách đỏ nhưng thuộc nhóm đang nguy cấp,số lượng cá thể đang bị suy giảm nghiêm trọng. Trước đây loại cây này có nhiều ở Sapa nhưng do người dân khai thác triệt để bán cho thương lái Trung Quốc nên giờ đã cạn kiệt, chỉ còn tập trung ở Ô Quy Hồ và Tả Phìn – Sapa.
\r\n
\r\n Trước tình trạng đó,nhiệm vụ đặt ra cho các nhà khoa học là phải nghiên cứu tìm ra biện pháp nhân giống và bảo tồn loại cây dược liệu quý hiếm này. Thạc sĩ Lại Đức Lưu thuộc Viện Sinh học Nông nghiệp – Học viện Nông nghiệp Việt Nam với đề tài “Nghiên cứu sản xuất sinh khối rễ cây Hoàng liên gai làm nguồn dược liệu sản xuất berberin bằng công nghệ khí canh” đã kết hợp giữa công nghệ nuôi cấy mô tế bào với các công nghệ tiên tiến như thủy canh,khí canh để nhân giống và sản xuất Hoàng liên. Lần đầu tiên ở Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô và công nghệ khí canh để rút ngắn thời gian nhân giống và có thể tạo được một khối lượng lớn sinh khối rễ cây Hoàng liên gai. Các nhà khoa học cũng tiến hành thử nghiệm trồng loại cây này tại Hà Nội trong các điều kiện khí hậu khác nhau. Mặc dù không hoàn toàn thích hợp, nhưng với công nghệ khí canh và chọn thời vụ trồng phù hợp (vào mùa đông-xuân) thì khả năng cho sinh khối rễ của cây Hoàng liên gai vẫn vượt trội so với trồng ngoài đất tại Sapa (cao gấp 3,43 lần). Hàm lượng berberin trong rễ cây trồng khí canh là 3,19%, bằng 80% so với trồng địa canh truyền thống (3,99%).
\r\n
\r\n Như vậy một tín hiệu đáng mừng là bằng phương pháp khoa học, cây Hoàng liên có thể được nhân giống trồng rộng rãi ở nhiều địa phương khác. Thành công của đề tài vừa giúp bảo tồn giống dược liệu quý, vừa làm cơ sở cho việc hình thành thêm các vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất.
\r\n
\r\n
\r\n
\r\n
\r\n
\r\n Hoàng liên gai trồng trong khí canh
\r\n
\r\n
\r\n
\r\n Rễ của cây Hoàng liên gai trồng trong khí canh
\r\n