Hà Lan có nền nông nghiệp phát triển đứng đầu thế giới với nhiều kinh nghiệm trong đổi mới sản xuất, đầu tư kinh doanh nông nghiệp, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực ngành nông nghiệp. Đây là cơ sở để Việt Nam nghiên cứu, tiếp thu và áp dụng để phát huy lợi thế của nông nghiệp Việt Nam.

  

Hiện nay ngành nông nghiệp Hà Lan tập trung vào ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh theo hướng tuần hoàn. Do quỹ đất ít, Hà Lan đã áp dụng công nghệ “dùng vốn thay đất”. Để tạo ra hiệu suất cao của đất, Hà Lan đã hình thành hệ thống nhà kính với công nghệ hiện đại nhất thế giới. Đồng thời Hà Lan đã nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện nguồn lực tự nhiên.

Sử dụng công nghệ nông nghiệp chính xác được coi là giải pháp tiềm năng trong việc đối phó khủng hoảng đất đai và thực phẩm trong bối cảnh diện tích đất canh tác bị thu hẹp và biến đổi khí hậu. Nông nghiệp kỹ thuật số đang nổi lên như một giải pháp triển vọng chủ đạo với nỗ lực đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng toàn cầu cũng như giải quyết khủng hoảng về môi trường đang gia tăng. Sản lượng đã chứng minh ưu thế của nền canh tác chính xác, Hà Lan thu hoạch hơn 20 tấn khoai tây mỗi héc-ta trong khi năng suất trung bình của thế giới là 9 tấn.

Ngoài ra Hà Lan còn đứng đầu về năng suất và giá trị gia tăng trong nhiều sản phẩm nông sản như sản xuất hạt giống rau hoa, cà chua, ngành rau hoa quả, sản xuất và chế biến sữa… Qua đó giúp cho giá trị xuất khẩu nông sản của Hà Lan một đất nước có diện tích nhỏ bé (tương đương đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam) đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Không chỉ tập trung sản xuất nông nghiệp giá trị cao, Hà Lan hiện đang đi đầu trong nghiên cứu và phát triển nền nông nghiệp thật sự bền vững theo hướng nông nghiệp tuần hoàn.

leftcenterrightdel
GS.TS. Nguyễn Thị Lan – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện (Áo trắng thứ 3 từ trái sang) cùng đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường làm trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại Đại học Wageningen Hà Lan thảo luận hợp tác về việc nghiên cứu phát triển nông nghiệp tuần hoàn
 GS.TS. Nguyễn Thị Lan – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện (Áo trắng thứ 3 từ trái sang) cùng đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường làm trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại Đại học Wageningen Hà Lan thảo luận hợp tác về việc nghiên cứu phát triển nông nghiệp tuần hoàn

leftcenterrightdel
Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao sử dụng hệ thống nhà kính thông minh tại Naaldwijk, Hà Lan
 Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao sử dụng hệ thống nhà kính thông minh tại Naaldwijk, Hà Lan

Trung tâm Đổi mới sáng tạo Ngành hàng rau hoa quả thế giới được xây dựng tại thành phố Naaldwijk, Hà Lan là mô hình thiết thực gắn kết các bên đào tạo, doanh nghiệp và xã hội thực hiện 02 nhiệm vụ: chuyển giao công nghệ và nâng cao chất lượng đào tạo. Tham quan trung tâm, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và Giám đốc Nguyễn Thị Lan cho rằng, cần phải xây dựng một trung tâm như vậy ở trong nước để thúc đẩy đổi mới sáng tạo cho ngành nông nghiệp.

leftcenterrightdel
Trung tâm Ngành hàng rau hoa quả thế giới tại thành phố Naaldwijk, Hà Lan
 Trung tâm Ngành hàng rau hoa quả thế giới tại thành phố Naaldwijk, Hà Lan
leftcenterrightdel
Giám đốc Nguyễn Thị Lan thăm và làm việc với Giám đốc Trung tâm Ngành hàng rau hoa quả thế giới World Horti Center
 Giám đốc Nguyễn Thị Lan thăm và làm việc với Giám đốc Trung tâm Ngành hàng rau hoa quả thế giới World Horti Center

Trong khuôn khổ dự án “Tăng cường năng lực ngành hàng rau quả tại miền Bắc và miền Trung Việt Nam” được thực hiện dưới sự tài trợ của Chính phủ Hà Lan (gọi tắt là dự án OKP - http://okp.vnua.edu.vn) từ năm 2019-2022, Học viện Nông nghiệp Việt Nam sẽ phối hợp cùng các đối tác tư vấn Hà Lan để xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo ngành hàng Rau hoa quả theo hướng nông nghiệp tuần hoàn (gọi tắt là HIC) tại Học viện theo mô hình của Hà Lan. Dự án hứa hẹn sẽ đem lại những bước tiến đột phá cho nông nghiệp nước ta và phục vụ tốt các chương trình đào tạo nông nghiệp công nghệ cao và bền vững trong thời gian tới. Đồng thời, đây chính là cơ hội cho sinh viên Học viện được học tập, trải nghiệm, áp dụng kiến thức lý thuyết được học và có cơ hội nhận các suất học bổng, tham gia chương trình trao đổi sinh viên ở các trường đại học hàng đầu tại Hà Lan.

Năm 2020, Học viện tuyển sinh 5.585 chỉ tiêu cho 52 ngành đào tạo, xét tuyển theo 3 phương thức: tuyển thẳng, xét học bạ, xét dựa vào kết quả thi THPT quốc gia.

· Xét tuyển thẳng: theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo + theo quy định của Học viện

· Xét học bạ lớp 11 hoặc lớp 12: điểm ba môn trong tổ hợp xét tuyển >=18 điểm

· Xét kết quả thi THPT quốc gia: theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đối với hình thức xét tuyển thẳng, học bạ, thí sinh có thể đăng ký theo một trong ba cách: Trực tuyến tại website: https://tuyensinh.vnua.edu.vn/nop-ho-so-xet-tuyen-truc-tuyen/; Trực tiếp tại Ban Quản lý đào tạo - Phòng 121, tầng 1, Nhà Hành chính; Chuyển phát nhanh về địa chỉ: Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, TT. Trâu Quỳ, H. Gia Lâm, TP. Hà Nội.

Để được tư vấn đầy đủ về thông tin tuyển sinh năm 2020, xin liên hệ:

SĐT: 024.6261.7578/024.6261.7520 hoặc 0961.926.639/0961.926.939

Facebook: www.facebook.com/hocviennongnghiep

TT QHCC&HTSV - Ban HTQT