Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCED), hệ sinh thái nông nghiệp là để tạo ra và duy trì mối quan hệ bền vững giữa nông nghiệp và môi trường nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn có lợi cho sức khoẻ và gìn giữ môi trường sạch (Crop Life Vietnam, 2018). Việc đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức chuyên sâu về phát triển hệ sinh thái nông nghiệp bền vững gắn với các kỹ năng kinh doanh, quản trị, ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp, kỹ năng phản biện, giải quyết vấn đề thực sự cần thiết đối với các quốc gia, đặc biệt là Việt Nam, một nước vẫn dựa trên nền nông nghiệp là chủ yếu.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCED), hệ sinh thái nông nghiệp là để tạo ra và duy trì mối quan hệ bền vững giữa nông nghiệp và môi trường nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn có lợi cho sức khoẻ và gìn giữ môi trường sạch (Crop Life Vietnam, 2018). Việc đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức chuyên sâu về phát triển hệ sinh thái nông nghiệp bền vững gắn với các kỹ năng kinh doanh, quản trị, ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp, kỹ năng phản biện, giải quyết vấn đề thực sự cần thiết đối với các quốc gia, đặc biệt là Việt Nam, một nước vẫn dựa trên nền nông nghiệp là chủ yếu.

Trước nhu cầu cấp thiết của việc đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực này, Ban Hợp tác quốc tế đã phối hợp với Khoa Môi trường tham gia Nhóm hợp tác xây dựng thành công dự án “Phát triển chương trình đào tạo thạc sỹ Sinh thái học Nông nghiệp(CDEA) do Đại học (ĐH) Huế điều phối. Thành viên dự án bao gồm ĐH Huế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ĐH Benguet State, ĐH Central Luzon State (Philippine), ĐH Rajata, ĐH Paradeniya (Sri Lanka), ĐH Mendel in Brno (Cộng hòa Séc), Viện Instituto Politecnico de Coimbra, Tập đoàn Novel Sarl (Luxembourg). Dự án được thực hiện từ 2019-2022 với mục tiêu hướng đến sự phát triển các hệ thống nông nghiệp và thực phẩm bền vững; tăng khả năng phục hồi sinh thái; cải thiện sức khỏe và dinh dưỡng; Bảo tồn đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên; Cải thiện sự ổn định kinh tế với các nguồn thu nhập đa dạng hơn; Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Mục tiêu cụ thể của Dự án:

  • Đào tạo chuyên môn cho nông dân, chuyên gia nông nghiệp, giúp họ có kiến thức, kỹ năng chuyển giao, kinh nghiệm thông qua các chương trình đào tạo thạc sỹ và tăng kỹ năng sử dụng lao động thông qua việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành và tham gia vào các chương trình thực tập;
  • Tăng cường năng lực cho đội ngũ giảng viên của trường thành viên dự án (HEIS), nâng cao năng lực và kỹ năng thông qua việc phát triển Chương trình đào tạo nghề (Vocational Education Training - VET) dựa theo nhu cầu của các trường và yêu cầu của thế kỷ 21. Các khóa học sẽ được nhân rộng sau khi thực hiện thành công;
  • Phát triển năng lực chuyên môn cho các cán bộ hành chính của HEIS thông qua các khóa đào tạo thực tế;
  • Thúc đẩy hợp tác, trao đổi bí quyết và bài học kinh nghiệm liên quan giữa các trường của EU, và HEIS, nông dân, chuyên gia nông nghiệp, nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp.

Trong khuôn khổ Dự án, từ ngày 04-08/2/2020, đại diện Học viện cũng đã tham gia Hội thảo Khởi động dự án với sự tham gia của tất cả các trường thành viên Dự án tại Đại học Huế. Các trường đã cùng nhau trao đổi, xây dựng chi tiết kế hoạch thực hiện và làm rõ vai trò, nhiệm vụ của từng trường thành viên trong các hợp phần hoạt động dự án.

leftcenterrightdel
Đại diện các trường tham gia Hội thảo khởi động dự án
 Đại diện các trường tham gia Hội thảo khởi động dự án

leftcenterrightdel
Đại diện các trường nhận quà lưu niệm từ Đại Học Huế
 Đại diện các trường nhận quà lưu niệm từ Đại Học Huế

Tính đến nay, Học viện đã và đang tham gia 7 dự án thuộc Chương trình Nâng cao năng lực cho các cơ sở giáo dục đại học (Erasmus +) do Cộng đồng châu Âu tài trợ. Các dự án này đã góp phần nâng cao năng lực đào tạo cho cán bộ, giảng viên, sinh viên Học viện thông qua việc phát triển các chương trình đào tạo bậc đại học, sau đại học; khóa tập huấn ngắn hạn, trao đổi cán bộ, giảng viên, sinh viên với các nước thành viên đồng thời hỗ trợ một số thiết bị cơ bản phục vụ đào tạo. 

Ban HTQT