Trong khuôn khổ Hợp tác đa phương về nghiên cứu và đào tạo giữa Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA), Đại học Công giáo Leuven (KU Leuven, Bỉ) và Đại học Tài nguyên và Khoa học sự sống (BOKU, Áo), dự án “Giải pháp công nghệ tích hợp để giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị kinh tế cho quả thanh long Việt Nam” đã được Mạng lưới các trường Đại học châu Âu và Đông Nam Á lựa chọn để trao giải thưởng Bernd Michael Rode ở hạng mục Dự án xuất sắc năm 2019. Dự án được chủ trì bởi PGS.TS. Trần Thị Định (VNUA) và GS. Bart Nicolai (KU Leuven) do tổ chức VLIR-UOS tài trợ kinh phí, cùng sự tham gia của GS. Dietmar Haltrich (BOKU).

leftcenterrightdel
Giải thưởng Bernd Michael Rode ở hạng mục Dự án xuất sắc năm 2019
 Giải thưởng Bernd Michael Rode ở hạng mục Dự án xuất sắc năm 2019
 
leftcenterrightdel
Thu hoạch thanh long dùng cho thí nghiệm bảo quản
 Thu hoạch thanh long dùng cho thí nghiệm bảo quản

 ASEA-UNINET được thành lập năm 1994, với sự tham gia của 80 trường đại học đến từ 18 quốc gia khác nhau của châu Âu và Đông Nam Á với mục tiêu thúc đẩy quốc tế hóa giáo dục và nghiên cứu. Mỗi năm, hơn 100 dự án nghiên cứu ASEA-UNINET song phương và đa phương được thực hiện. Giải thưởng Bernd Michael Rode được trao cho hợp tác khoa học và giáo dục cấp đại học xuất sắc giữa các trường đại học châu Âu và Đông Nam Á trong Mạng lưới ASEA-UNINET.

leftcenterrightdel
PGS.TS. Trần Thị Định cùng nhóm nghiên cứu tập huấn cho cán bộ tỉnh Bình Thuận
 PGS.TS. Trần Thị Định cùng nhóm nghiên cứu tập huấn cho cán bộ tỉnh Bình Thuận
 
leftcenterrightdel
Các sản phẩm từ quả thanh long do nhóm đề tài nghiên cứu

leftcenterrightdel
 Các sản phẩm từ quả thanh long do nhóm đề tài nghiên cứu

Ở dự án này, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu những giải pháp công nghệ tích hợp để giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị kinh tế cho quả thanh long Việt Nam. Cụ thể, các nghiên cứu cơ bản được thực hiện để tối ưu hóa thành phần khí trong môi trường bảo quản, làm sáng tỏ cơ chế gây tổn thương lạnh cho quả ở cấp độ phân tử, từ đó đổi mới công nghệ bảo quản nhằm duy trì chất lượng và kéo dài tuổi thọ bảo quản của quả thanh long cho mục đích xuất khẩu. Bên cạnh đó, công nghệ chế biến sâu sử dụng nguồn nguyên liệu dồi dào ở đỉnh vụ, nguyên liệu không đáp ứng tiêu chuẩn cho tiêu dùng dạng tươi vaf xuất khẩu để sản xuất những sản phẩm giàu dinh dưỡng như rượu vang, nước quả, mứt quả, góp phần nâng cao giá trị gia tăng và tránh hiện tượng “được mùa rớt giá” cho quả thanh long Việt Nam.