Nông nghiệp 4.0, nông nghiệp thông minh là cụm từ chúng ta thường được nghe trong thời gian gần đây được các nhà chính trị, các nhà khoa học đưa ra trong các diễn đàn. Nông nghiệp 4.0 chính là tập trung chủ yếu vào sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano. Khác với nông nghiệp công nghệ cao đó là tập trung thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại, nông nghiệp 4.0 chính là thay đổi phương thức quản lý nông nghiệp. Theo đó, nông nghiệp 4.0 sẽ mở đường cho những hoạt động sản xuất chính xác, chặt chẽ mà con người không cần có mặt trực tiếp.

 

(Hình minh họa)

Nông nghiệp 4.0 sẽ hỗ trợ người nông dân rất nhiều trong sản xuất, canh tác và tạo ra hàng hóa sản phẩm tốt, nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu tác động xấu của môi trường. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ chịu nhiều rào cản để phát triển nông nghiệp 4.0, nên phải tiếp cận khôn ngoan, thông minh để đem lại hiệu quả, lợi ích thiết thực cho cộng đồng, đem lại hàng hóa xuất khẩu. Ngoài ra, nông nghiệp hay công nghiệp 4.0 đều mang lại rủi ro rất lớn cho những ngành có nhiều lao động. Do vậy khi phát triển cần quan tâm đến chuyển dịch lao động hợp lý, bởi hơn 40% lao động cả nước là làm nông nghiệp, 60% dân cư sống tại các vùng nông thôn. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, khoa học công nghệ, kĩ thuật trong nông nghiệp còn lạc hậu, nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp còn yếu kém, thiếu kĩ năng. Đây là một thách thức không hề nhỏ đối với cuộc cách mạng nông nghiệp 4.0 tại Việt Nam. Chính vì vậy chúng ta cần nhanh chóng có các giải pháp để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền Nông nghiệp 4.0.

 

(Nông nghiệp 4.0 tại Nhật Bản)

Một quốc gia đi đầu trong châu Á cũng như thế giới về việc phát triển khoa học công nghệ, kĩ thuật đó là Nhật Bản đã thành công trong cuộc cách mạng nông nghiệp 4.0. Tại Nhật Bản, chỉ với 2 triệu dân làm nông nghiệp (chiếm 1,5%) trong tổng số 127 triệu dân, canh tác trên 1,5 triệu hecta đất nông nghiệp nhưng không phải nhập khẩu gạo mà còn xuất khẩu thịt bò và một số rau quả. Nhật Bản áp dụng rất nhiều máy móc, thiết bị điện tử, robot hay trí thông minh nhân tạo vào quá trình sản xuất và thu hoạch nông sản. Từ đó chúng ta nhận thấy chất lượng lao động nông nghiệp tại Nhật Bản là rất cao. Những năm gần đây chính phủ và các doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam rất nhiều. Đây là một cơ hội lớn cho Việt Nam khi có cơ hội để cử những sinh viên sang Nhật theo hệ Thực tập sinh hay du học để học hỏi những kĩ năng chuyên môn, kinh nghiệm trong việc sử dụng các thiết bị công nghệ cao trong nông nghiệp.

(Trung tâm Cung ứng nguồn nhân lực VCMS)

Nhận thấy đây là một cơ hội lớn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã đi trước đón đầu cơ hội bằng việc quyết định thành lập Trung tâm Cung ứng nguồn nhân lực VCMS theo quyết địng số  3165/QĐ-HVN ngày 10/10/2016 của Giám đốc Học viện. Với mong muốn là đơn vị kết nối doanh nghiệp và sinh viên, trở thành cửa ngõ đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp, mục tiêu tạo điều kiện tối đa để sinh viên Học viện được tiếp cận với các chương trình thực tập sinh tại Nhật Bản, Úc, Israel và cơ hội du học hàn lâm tại Nhật Bản, Hàn Quốc,... Đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều sinh viên đăng ký tham gia các chương trình thực tập sinh của trung tâm và đã có những lớp sinh viên đầu tiên về nước sau khi được làm việc, trải nghiệm tại đất nước Nhật Bản.

Khi tham gia trương trình thực tập sinh, kỹ sư nông nghiệp tại Nhật Bản các sẽ được đào tạo những kĩ năng chuyên môn về nông nghiệp, được hướng dẫn và sử dụng thành thạo những thiết bị khoa học công nghệ tiên tiến nhất vào sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra các bạn còn được một khoản tích luỹ lớn sau khi về nước, mức lương thực tập sinh nông nghiệp giao động từ 25 triệu đồng đến 45 triệu đồng trên một tháng chưa kể làm thêm. Đây là một mức thu nhập khá lớn với những người làm nông nghiệp tại Việt Nam.


Vừa qua Trung tâm Cung ứng nguồn nhân lực VCMS cũng đã có một số chương trình đào tạo thực tập sinh nông nghiệp và kĩ sư nông nghiệp như: kĩ sư bò sữa với mức thu nhập 36 triệu/ tháng chưa làm thêm, kĩ sư táo đỏ có mức thu nhập 36 triệu/1 tháng kĩ sư chế biến thực phẩm với thu nhập 40 triệu/1 tháng chưa làm thêm)…


Đặc biệt vào ngày 5/6/2018 vừa qua đại diện cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm cung ứng nguồn nhân lực VCMS đã kí thoả thuận hợp tác với tỉnh Nagasaki, Nhật Bản về việc cung ứng nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp.

Đây là một cơ hội rất lớn cho các bạn sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam có cơ hội được đào tạo và làm việc tại một đất nước phát triển như Nhật Bản. Đây là một giải pháp để nâng cao đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền Nông nghiệp 4.0 cho Việt Nam nói chung và Học viện Nông nghiệp Việt Nam nói riêng.

Hãy nhanh chóng đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam để có thể trở thành một kỹ sư Nông nghiệp 4.0 tương lai nhé các bạn!