\r\n Năm 2013 là năm đánh dấu một sự kiện quan trọng: quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản vừa tròn 40 tuổi. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội là một trong những trường đại học của Việt Nam đã hợp tác giáo dục với các trường Đại học của Nhật Bản từ những ngày đầu kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Cho đến nay, trải qua gần 20 năm hợp tác, giữa trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội với các trường đại học của Nhật Bản đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp, bền chặt.

\r\n

\r\n Tháng 3/2008, lãnh đạo hai nước đã kí thỏa thuận về việc Nhật Bản giúp đào tạo 1000 tiến sĩ cho Việt Nam đến năm 2020 và tiếp tục tăng học bổng cho Việt Nam trong các năm sau đó, số cán bộ được cử đi đào tạo ở Nhật Bản của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội tăng mạnh. Hiện nay, số lượng cán bộ giảng viên của trường Đại học Nông nghiệp đã và đang học tiến sĩ tại các trường Đại học tại Nhật Bản là 36 người, đã và đang học thạc sĩ là 18 người.

\r\n

\r\n Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và một số trường đại học của Nhật Bản như Đại học Miyazaki, Đại học Tokyo, Nông nghiệp Tokyo, Đại học Kobe, Đại học Kyushu, Đại học Osaka, Đại học Saga, Đại học Yamagata, Ryukyus, Hyroshima đã kí kết Thoả thuận về trao đổi trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa họcBiên bản ghi nhớ về trao đổi sinh viên giữa hai trường. Số sinh viên nhận được học bổng và tham gia các chương trình trao đổi sinh viên từ phía Nhật Bản là 473 em. Hiện nay, trong lĩnh vực giao lưu, trao đổi học thuật, hai nước cũng thường xuyên cử chuyên gia hợp tác trong các dự án nghiên cứu chung.

\r\n

\r\n Đã từ lâu, Chính phủ Nhật Bản cam kết hỗ trợ Việt Nam phát triển, đào tạo nguồn nhân lực. Ngay cả khi phải gánh chịu hậu quả nặng nề của thảm họa kép động đất và sóng thần, Chính phủ Nhật Bản đã không ngừng viện trợ ODA và các nguồn lực tài chính thông qua các dự án phát triển giáo dục, nghiên cứu khoa học cho Việt Nam.

\r\n

\r\n Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo cán bộ, giảng viên, trao đổi sinh viên, học thuật, Chính phủ Nhật Bản cũng dành một khoản viện trợ không hoàn lại cho việc nâng cao trang thiết bị dạy học và nghiên cứu cho trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tiêu biểu là các dự án dưới đây:

\r\n\r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n
\r\n

\r\n STT

\r\n
\r\n

\r\n Tên chương trình, dự án

\r\n
\r\n

\r\n  

\r\n

\r\n Tổ chức tài trợ
\r\n
\r\n

\r\n
\r\n

\r\n Thời gian thực hiện

\r\n
\r\n

\r\n 1

\r\n
\r\n

\r\n Dự án “Tăng cường năng lực nghiên cứu và giảng dạy cho trường Đại học Nông nghiệp I”

\r\n
\r\n

\r\n Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)

\r\n
\r\n

\r\n 1998-2003

\r\n
\r\n

\r\n  

\r\n
\r\n

\r\n Khoa học lúa lai: Chọn giống, canh tác cây trồng và môi trường

\r\n
\r\n

\r\n Quỹ phát tiển khoa học Nhật Bản – JSPS

\r\n
\r\n

\r\n 2006-2008

\r\n
\r\n

\r\n 2

\r\n
\r\n

\r\n Mô hình số hóa các dòng thải cho ruộng lúa vùng nhiệt đới

\r\n
\r\n

\r\n Quỹ phát tiển khoa học Nhật Bản – JSPS

\r\n
\r\n

\r\n 2007-2009

\r\n
\r\n

\r\n 3

\r\n
\r\n

\r\n Nghiên cứu đa dạng di truyền của vi khuẩn bạc lá (Xanthomonas oryzae pv. oryzae) và chọn tạo giống lúa kháng bệnh bền vững

\r\n
\r\n

\r\n Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Trường Đại học Kyushu – Nhật Bản

\r\n
\r\n

\r\n 2008-2010

\r\n
\r\n

\r\n 4

\r\n
\r\n

\r\n  Dự án “Nâng cao năng lực sản xuất và tiếp thị sản phẩm, đáp ứng phát triển Nông nghiệp bền vững, người nông dân tự chủ, cải tiến chất lượng gạo và môi trường xanh sạch hơn”

\r\n
\r\n

\r\n Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)

\r\n
\r\n

\r\n 2012-2015

\r\n
\r\n

\r\n 5

\r\n
\r\n

\r\n Dự án “Phát triển cây trồng cải tiến cho Trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam (DCGV)”

\r\n
\r\n

\r\n Cơ quan hợp tác quốc tế (JICA) và cơ quan khoa học công nghệ (JST) Nhật Bản tài trợ

\r\n
\r\n

\r\n 2010-2015

\r\n
\r\n

\r\n Dự án JICA của Nhật Bản có văn phòng  tại Trường trong nhiều năm giúp các nhà khoa học của Trường thực hiện các nghiên cứu về các lĩnh vực của ngành nông nghiệp. Đến nay, nhiều dự án đã thực hiện thành công, mang lại những kết quả tốt đẹp trong việc nâng cao năng lực của nông dân trong sản xuất lúa gạo, sản xuất giống mới với những phương thức có hiệu quả cao như:

\r\n

\r\n -    Tạo ra giống lúa lai hai dòng Việt Lai 20 là giống lúa lai  đầu tiên ở Việt Nam.

\r\n

\r\n -    Xây dựng được quy trình sản xuất hạt lai F1 của lúa lai ở Việt nam dựa trên các vùng địa lí khác nhau đó là nhân dòng mẹ bất dục tại Lào Cai và sản xuất hạt lai F1 ở Quảng Nam. Hệ thống này rút ngắn thời gian chọn giống và có thể sử dụng được sự đa dạng di truyền trong chọn giống lúa lai.

\r\n

\r\n -    Tạo ra giống lúa lai Việt lai 24 là giống lúa lai đầu tiên ở Việt nam kháng được bệnh bạc lá.

\r\n

\r\n -    Chọn tạo thành công 01 giống lúa nếp thơm NV1 chất lượng cao kháng bệnh bạc lá theo quyết định số 70/QĐ-TT-CLT ngày 14 tháng 3 năm 2011. Giống lúa này đã được Công ty giống Nông nghiệp Việt Nam mua bản quyền với giá 600 triệu đồng.

\r\n

\r\n -     Chọn tạo thành công 01 giống lúa tẻ ngắn ngày, chất lượng kháng bệnh bạc lá được Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn theo quyết định số 195/QĐ-TT-CLT ngày 22/5/2013.

\r\n

\r\n -    Xác định được biểu hiện ưu thế lai về các đặc tính nông sinh học ở lúa lai trong các điều kiện môi trường khác nhau  và xây dựng quy trình canh tác cải tiến cho lúa lai Việt Nam.

\r\n

\r\n -    Lập được bản đồ phân bố các chủng bệnh bạc lá lúa miền bắc Việt Nam và xác định được hiện tại ở Việt Nam đang tồn tại 12 chủng vi khuẩn gây bệnh bạc lá. Trong đó chủng 2 và 3 là chủng phổ biến nhât và chủng 3A, 4, 11 và 12 là có độc tố mạnh nhất. Xác định được sự khác nhau giữa các chủng bệnh bạc lá Việt Nam và chủng bệnh bạc lá Nhật Bản ở mức độ phân tử thông qua giải trình tự DNA một số vùng trong genome.

\r\n

\r\n -    Xây dựng được 02 quy trình kỹ thuật:  Quy trình kỹ gây tạo đột biến soma sử lý phóng xạ, và quy trình kỹ thuật nuôi cấy bao phấn, phôi trước & sau thụ tinh đối với giống lúa nếp.

\r\n

\r\n -    Tạo ra các dòng lúa cải tiến mang các tính trạng mong muốn như thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, kháng bệnh bạc lá và kháng rầy nâu.

\r\n

\r\n Trong tương lai, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội mong muốn phát triển hơn nữa hợp tác giáo dục giữa các trường Đại học của Nhật Bản, đây cũng chính là con đường để vun đắp, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, sự phát triển thịnh vượng của hai dân tộc, hai nền văn hóa đã có lịch sử 40 năm quan hệ ngoại giao bền chặt. Trường Đại học Nông nghiệp luôn tin tưởng sâu sắc rằng hợp tác giáo dục giữa hai nước sẽ ngày càng phát triển, tích cực phục vụ cho sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, không ngừng vun đắp cho truyền thống hợp tác giáo dục của hai nước càng thêm bền vững.

\r\n

\r\n

\r\n