GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam và đại diện các doanh nghiệp đã ký kết biên bản hợp tác trong khuôn khổ Hội nghị "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực miền Trung và Tây nguyên phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững" do Bộ NNPTNT tổ chức.
Ngày 25/8/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực miền Trung và Tây nguyên phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững".
Trong khuôn khổ Hội nghị, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã ký kết với Công ty CP giống cây trồng Quảng Bình; Viện Quản trị Logistics toàn cầu; Công ty Cổ phần Nafoods Group trong việc hợp tác đào tạo, giảng dạy cho sinh viên của Học viện cũng như tạo điều kiện cho sinh viên của Học viện tham gia vào hoạt động đào tạo và tiệp nhân sinh viên thực hành, thực tập tại các cơ sở nghiên cứu và doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cũng cam kết bố trí lực lượng chuyên gia, cán bộ kỹ thuật giỏi tham gia đào tạo kỹ năng mềm, hỗ trợ khởi nghiệp hoặc hướng dẫn sinh viên, trang bị thêm kiến thức, kỹ năng cho các em.
Theo GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Học viện có gần 1.300 cán bộ viên chức, trong đó có gần 100 giáo sư, phó giáo sư đầu ngành, hơn 350 tiến sĩ, hơn 100 nhà giáo nhân dân nhà giáo ưu tú.
|
|
Các cơ sở đào tạo nhân lực nông nghiệp, nông thôn và các doanh nghiệp trao thỏa thuận hợp tác trong khuôn khổ Hội nghị "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực miền Trung và Tây nguyên phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững" do Bộ NNPTNT tổ chức. Ảnh: P.V |
Học viện có 14 khoa chuyên môn, 30 viện/trung tâm/công ty/spin off, 82 mô hình khoa học và công nghệ. Trên 90% giảng viên và nghiên cứu viên của Học viện được đào tạo sau đại học tại các nước có nền giáo dục đại học và khoa học và công nghệ tiên tiến như Mỹ, Úc, Hà Lan, Nhật Bản, Đức, Đan Mạch, Na Uy, Pháp, Ailen...
Hiện, Học viện có 6 phòng thí ISO có thể xét nghiệm hơn 700 chỉ tiêu phân tích (về thú y, chăn nuôi, môi trường, đất,…), 82 mô hình KHCN, 2 bệnh viện nông nghiệp (Bệnh viện Thú y, 1 Bệnh viện cây trồng). Đây là nguồn lực quan trọng trong công tác đào tạo, nghiên cứu của Học viện và hội nhập quốc tế của ngành Nông nghiệp nói chung, của Học viện nói riêng.
Học viện đang tổ chức tuyển sinh và đào tạo 43 ngành đào tạo trình độ đại học chính quy, 17 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ và 15 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, gồm 18 nhóm ngành chính sau: Thú y, Chăn nuôi thú y - Thuỷ sản, Nông nghiệp sinh thái và Nông nghiệp đô thị, Công nghệ kỹ thuật ô tô và Cơ điện tử, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật điện, Điện tử và Tự động hoá, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Quản trị kinh doanh, Thương mại và Du lịch, Công nghệ sinh học và Công nghệ dược liệu, Công nghệ thực phẩm và Chế biến, Kinh tế và Quản lý, Xã hội học, Luật, Công nghệ thông tin và Kỹ thuật số, Quản lý đất đai, Bất động sản và Môi trường, Khoa học môi trường, Ngôn ngữ Anh, Sư phạm công nghệ.
|
|
GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam và đại diện doanh nghiệp trao thỏa thuận hợp tác. Ảnh: Trần Anh. |
Bậc đại học có nhiều chương trình đào tạo tiên tiến, chất lượng cao, dạy bằng tiếng Anh. Các chương trình đào tạo đại học được xây dựng linh hoạt, đa dạng hóa các loại hình và phương thức đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và điều kiện học tập khác nhau của người học.
Phương pháp dạy và học luôn được đổi mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với chuẩn đầu ra và giúp người học có khả năng tự học suốt đời; Học viện chủ trương gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hộ...
Về khoa học và công nghệ, Học viện có thế mạnh về giống cây trồng, vật nuôi, sản xuất vắc xin và chế phẩm sinh học, công nghệ chế biến, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, giải pháp xử lý môi trường phục vụ nông nghiệp sinh thái; công nghệ sinh học,...
Trong 5 năm gần đây, Học viện đã có 59 sản phẩm khoa học công nghệ được đăng ký sở hữu trí tuệ, cộng nhận tiến bộ kỹ thuật cấp quốc gia gồm: 26 giống cây trồng; 11 tiến bộ kỹ thuật; 22 giải pháp hữu ích/bằng độc quyền sáng chế. Nhiều sản phẩm và công nghệ đã được áp dụng thực tiễn và đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
Những năm qua, Học viện Nông nghiệp Việt Nam luôn có chủ trương phối hợp với các doanh nghiệp trong việc đào tạo kiến thức, kỹ năng cho sinh viên, đào tạo theo "đặt hàng" của doanh nghiệp, kết hợp với các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức đào tạo sinh viên để đáp ứng đúng, trúng nhu cầu của từng đơn vị. Nhờ đó, theo một khảo sát năm 2022, có đến trên 97,63% sinh viên của Học viện ra trường có việc làm sau khi tốt nghiệp 12 tháng.
https://danviet.vn/