Tại Việt Nam, tháng 11 có 2 ngày lễ nhiều ý nghĩa, đó là Ngày nhà giáo Việt Nam – 20/11 và Ngày Pháp luật Việt Nam – 9/11. Cho tới nay, không ít trong số các nhà giáo công tác tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đồng thời tham gia công tác lập pháp tại Quốc hội, cơ quan quyền lực tối cao của Nhà nước CHXHCNVN. Bài viết này xin giới thiệu về một số nhà giáo tiêu biểu trong số đó.

1. Nhà giáo Nguyễn Thị Lan 

leftcenterrightdel
 
 

Nhà giáo Nguyễn Thị Lan sinh năm 1974 tại vùng ven đô - xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Qua gần 30 năm trong nghề, cô Nguyễn Thị Lan đã làm chủ nhiệm và tham gia hơn 20 đề tài khoa học cấp vụ, Nhà nước và quốc tế, công bố hơn 100 bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín, trong đó nổi bật là 30 bài báo trên các tạp chí ISI/Scopus danh giá của quốc tế. Với thành tích khoa học xuất sắc, năm 2018 nhà giáo, nhà khoa học Nguyễn Thị Lan được phong hàm giáo sư, trở thành vị giáo sư trẻ nhất trong lịch sử Học viện Nông nghiệp Việt Nam và của ngành thú y. Với uy tín khoa học của mình, giáo sư được bầu là Chủ tịch Hiệp hội Thú y Châu Á. Cũng trong năm 2018, cô được tôn vinh là “Nhà khoa học của nhà nông” và là cá nhân trẻ tuổi nhất được nhận Giải thưởng Kovalevskaia. Nhà giáo Nguyễn Thị Lan có nhiều gắn bó với đất nước mặt trời mọc - Nhật Bản, cô thực hiện chương trình nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Miyazaki từ năm 2002 đến năm 2007; là giáo sư danh dự của ĐH Yamaguchi và là giáo sư thỉnh giảng của ĐH Miyazaki. Hiện nay nhà giáo Nguyễn Thị Lan là Giám đốc, Bí thư Đảng ủy Học viện Nông nghiệp Việt Nam và là Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội. Nhà giáo Nguyễn Thị Lan còn là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV (đại biểu lần đầu ứng cử và trúng cử), thuộc đoàn đại biểu thành phố Hà Nội; hiện cô là Ủy viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

2. Nhà giáo Trần Thị Nhị Hường

 

leftcenterrightdel
 
Nhà giáo Trần Thị Nhị hường sinh năm 1937 tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, có học vị tiến sĩ, học hàm giáo sư ngành Cơ khí, chuyên ngành cơ khí nông nghiệp. Cô là một trong những nhà giáo, nhà khoa học được phong hàm giáo sư đầu tiên và là một trong những nhà khoa học hàng đầu của chuyên ngành này. Nhà giáo Trần Thị Nhị Hường được nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân năm 2010 và cho tới nay cô là một trong hai nữ nhà giáo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam được phong tặng danh hiệu cao quý này. Trong quá trình công tác, Cô từng giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội nhiệm kỳ 1983 - 1992; Thành ủy viên Đảng bộ thành phố Hà Nội; Trưởng Ban cán sự các Trường Đại học của Thành ủy Hà Nội. Nhà giáo Trần Thị Nhị Hường là đại biểu Quốc hội các khoá V, khóa VII, khóa VIII, kéo dài 12 năm không liên tục, trong đó nhiệm kỳ Quốc hội khóa V chỉ kéo dài 1 năm. Cô là Ủy viên Ủy ban Văn hóa và Giáo dục của Quốc hội.

3. Nhà giáo Trần Hữu Dực

Nhà giáo Trần Hữu Dực sinh năm 1910, mất năm 1993, là người con của quê hương Quảng Trị; là một cựu chính khách Việt Nam - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại biểu Quốc hội suốt 35 năm, từ khóa I đến khóa IV (năm 1947 đến năm 1982) và cũng là Đại biểu Quốc hội tới 35 năm, suốt từ Khóa I đến khóa VI (năm 1946 đến năm 1981). Trong bộ máy Nhà nước, thầy Trần Hữu Dực từng giữ các chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, Chủ nhiệm văn phòng Nông nghiệp Phủ Thủ tướng, Bộ trưởng bộ Nông trường (nay là bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao... Thầy là Hiệu trưởng Học viện Nông Lâm (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) từ năm 1959 đến 1961, tuy nhiên lại là nhà giáo không gắn bó nhiều với Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

leftcenterrightdel
 Tuyến đường Trần Hữu Dực – thành phố Hà Nội (nguồn: VOV)

 

4. Nhà giáo Nguyễn Đăng

Nhà giáo Nguyễn Đăng sinh năm 2021 tại một tỉnh miền Đông Nam bộ - tỉnh Tây Ninh, mất năm 2008. Năm 1956, thầy được Chính phủ giao làm nhiệm vụ Trưởng Ban xây dựng và giữ cương vị là Phó Hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm (Học viện Nông nghiệp Việt Nam). Thầy Nguyễn Đăng từng giữ các chức vụ quan trọng trong Bộ máy nhà nước CHXHCNVN và các đoàn thể như: Thứ trưởng bộ Nông nghiệp, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Phó chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam. Thầy là đại biểu Quốc hội 5 khóa trong 36 năm không liên tục: Khóa I đến khóa III (từ năm 1946 đến năm 1971) và khóa VI, khóa VII (từ năm 1976 đến năm 1987) và là Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội. Với tư cách là một trong những người thầy đầu tiên và các đóng góp to lớn của mình, tên nhà giáo Nguyễn Đăng được đặt cho tên của Giảng đường Trung tâm của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

leftcenterrightdel
Giảng đường Nguyễn Đăng – Học viện Nông nghiệp Việt Nam 

 

5. Nhà giáo Lương Định Của

Nhà giáo Lương Định Của sinh năm 1920 tại tỉnh Sóc Trăng, mất năm 1975 là một nhà nông học, nhà tạo giống cây trồng. Thầy từng học tại các trường y khoa và kinh tế tại Hồng Kông và Thượng Hải Trung Quốc, tuy nhiên lại có nhiều gắn bó với đất nước Nhật Bản - từng học tại trường Đại học Quốc lập Kyushu, có vợ là người Nhật Bản, bà Nubuko Nakamura - từng làm phát thanh viên tiếng Nhật tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Nhà giáo Lương Định Của từng là Phó giám đốc trường Đại học Nông Lâm/Học viện Nông Lâm (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), Viện trưởng Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm. Thầy là một trong số những nhà trí thức yêu nước đã từ bỏ vị trí công tác tại nước ngoài trở về đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của đất nước theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà giáo Lương Định Của là đại biểu Quốc hội các khóa II đến khóa IV, liên tục trong 15 năm (từ năm 1960 đến năm 1975 ). Với các đóng góp lớn lao của mình, nhà giáo, nhà khoa học Lương Định Của được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ đợt 1 năm 1996 (cùng đợt với Giáo sư Bùi Huy Đáp, Giám đốc đầu tiên của Học viện Nông Lâm/Đại học Nông lâm, nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam). Năm 2006, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã lập một giải thưởng mang tên Lương Định Của. Tên của ông hiện được đặt cho một con đường ở quận 2, thành phố Hồ Chí Minh và một con phố ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội và Trung tâm Thông tin - Thư viện của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

leftcenterrightdel
Bức tượng nhà giáo Lượng Định Của phía trước Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của

 

Một số dấu ấn đặc biệt của các nhà giáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam là đại biểu Quốc hội

1. Ba nhà giáo là Hiệu trưởng/Giám đốc, đó là thầy Trần Hữu Dực và cả 2 nữ nhà giáo là cô Nguyễn Thị Lan, cô Trần Thị Nhị Hường; 2 nhà giáo có cương vị Phó Hiệu trưởng/phó giám đốc đều là thầy giáo gồm thầy Nguyễn Đăng và thầy Lương Định Của; 3 nhà giáo được phong hàm giáo sư là thầy Lương Định Của, thầy cũng là nhà giáo, nhà khoa học duy nhất và đầu tiên của ngành Nông học được phong hàm giáo sư, cả 2 nữ nhà giáo đều được phong hàm giáo sư, trong đó nhà giáo, nhà khoa học Nguyễn Thị Lan được phong hàm giáo sư đợt gần đây nhất - năm 2018, nhưng là giáo sư trẻ nhất trong lịch sử Học viện Nông nghiệp Việt Nam và của ngành thú y; 1 nhà giáo được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân là cô Trần Thị Nhị Hường; 1 nhà giáo được tặng danh hiệu anh hùng Lao động là thầy Lương Định Của.   

2. Tính đến nay, số năm là đại biểu Quốc hội nhiều nhất là nhà giáo Nguyễn Đăng - 36 năm không liên tục nhưng nhà giáo là đại biểu Quốc hội liên tục lâu năm nhất là thầy Trần Hữu Dực - 35 năm; nhà giáo giữ chức vụ trong Đảng và Nhà nước cao nhất là thầy Trần Hữu Dực - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ, thầy cũng là người nhiều năm giữ nhiều cương vị trong bộ máy Nhà nước Việt Nam nhất, ngoài cương vị Phó Thủ tướng Chính phủ là các chức danh: Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, Chủ nhiệm văn phòng Nông nghiệp Phủ Thủ tướng, Bộ trưởng bộ Nông trường, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Chủ nhiệm Tổng Cục hậu cần Bộ Quốc phòng…

3. Nhà giáo nhận phần thưởng cao Quý nhất là thầy Trần Hữu Dực với Huân chương Sao vàng – Huân chương cao quý nhất của Nhà nước Việt Nam, và Huân chương Hồ Chí Minh; giải thưởng về khoa học và công nghệ cao nhất là thầy Lương Định Của - Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1, nhà giáo Nguyễn Thị Lan - Giải thưởng Kovalevskaia; Nhà giáo được ghi danh/vinh danh nhiều nhất là thầy Lương Định Của với 3 công trình (2 tuyến đường phố ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), Trung tâm Thông tin – Thư viện của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và 1 giải thưởng của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nhiều địa phương khác cũng đã lấy tên của thầy đặt cho các trường học, tuyến đường phố… nhà giáo Trần Hữu Dực được thành phố Hà Nội đặt tên cho 1 tuyến phố tại quận Nam Từ Liêm dài 3,5km.