Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng tất yếu 

Việt Nam là một quốc đang phát triển, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức: Dân số tăng nên nhu cầu lương thực không ngừng tăng lên; diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá nên đòi hỏi phải nâng cao năng suất nông nghiệp nhằm đáp ứng được an ninh lương thực; biến đổi khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ tạo ra sức ép rất lớn cho nông nghiệp nước ta; quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi chất lượng nông sản càng cao. Vì thế, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xung hướng tất yếu, là câu trả lời cho việc phát triển nền nông nghiệp nước nhà.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, Quốc hội đã ban hành Luật công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13/11/2008; bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2020, cả nước sẽ có 10 khu nông nghiệp công nghệ cao, và đến năm 2030 cả nước sẽ có 22 khu nông nghiệp công nghệ cao với quy mô lên đến hàng trăm hecta cho mỗi khu.

Đầu năm 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn nút khởi động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Nông trường VinEco Hà Nam, do Tập đoàn Vingroup đầu tư có diện tích 180 ha với tổng số vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng. Điều này đã chứng tỏ Chính phủ đặc biệt coi trọng việc tìm giải pháp giải bài toán nông nghiệp Việt Nam, đó là một nền nông nghiệp sạch, thông minh, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo yêu cầu thị trường. Không chỉ có Tập đoàn Vingroup mà nhiều doanh nghiệp cũng bắt đầu đổ vốn vào phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao như Hòa Phát, Trường Hải, FPT, Tập đoàn FLC, TH true milk… Như vậy, phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang trở thành điểm “nóng” để thu hút các nhà đầu tư. 

Cơ hội việc làm của sinh viên ngành nông nghiệp công nghệ cao 

Theo quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng phê duyệt, sẽ phát triển tỷ lệ nhân lực qua đào tạo khối ngành nông - lâm - ngư nghiệp tăng từ mức 15,5% năm 2010, lên khoảng 50% vào năm 2020. Dự báo, đến năm 2020, nguồn nhân lực khối ngành này sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo. Học viện Nông nghiệp Việt Nam là cơ sở đầu tiên đào tạo đại học ngành nông nghiệp công nghệ cao, đây là cơ hội “vàng” của sinh viên theo học ngành này. 

Ngành đào tạo Nông nghiệp cao tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mục tiêu chung của ngành: đào tạo kỹ nông nghiệp có khả năng tìm kiếm được việc làm hoặc tự khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; có khả năng phát triển sự nghiệp, đóng góp vào sự phát triển của nền nông nghiệp hiện đại và hội nhập quốc tế của đất nước. 

Vị trí việc làm 

Người học sau khi tốt nghiệp Đại học ngành nông nghiệp công nghệ cao có thể làm việc trong những lĩnh vực sau:

+  Nghiên cứu và giảng dạy về khoa học nông nghiệp; 

+  Quản lý nông nghiệp; 

+  Khuyến nông; 

+  Dự án nông nghiệp; 

+  Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp; 

+  Chuyên gia nông nghiệp công nghệ cao.   

 

Môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành Nông nghiệp công nghệ cao

Môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành Nông nghiệp công nghệ cao 

Sản xuất hoa lan Hồ điệp công nghệ cao tại Viện nghiên cứu Rau quả

Sản xuất hoa lan Hồ điệp công nghệ cao tại Viện nghiên cứu Rau quả 

Cựu sinh viên K45 Khoa Nông học – Ông Hà Long Thành - Giám đốc quản lý sản xuất 

vùng Lâm Đồng của công ty VinEco (Tập đoàn Vingroup)