Khoa Quản lý đất đai là cơ sở đầu tiên đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Quản lý đất đai, ngành Khoa học đất của Việt Nam. Hiện tại Khoa đang đào tạo các ngành Quản lý đất đai, Khoa học đất và Kỹ thuật Tài nguyên nước từ bậc cao đẳng đến tiến sỹ.

Sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành Quản lý đất đai sẽ được trang bị kiến thức nghề nghiệp về các nội dung quản lý nhà nước, đất đai, giá đất và bất động sản, đo đạc bản đồ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đánh giá tiềm năng, hiệu quả sử dụng đất, xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành liên quan phục vụ công tác quản lý đất đai và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Đối với ngành Khoa học Đất sinh viên được cung cấp kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực khoa học đất như: xây dựng bản đồ đất, đánh giá đất, đánh giá độ phì, xây dựng chế chế độ cải tạo đất và phương pháp sử dụng đất hợp lý, hiệu quả

Giờ thực hành đo đạc bằng Hệ thống định vị toàn cầu (GPS)

Một giờ thực hành hệ thống tưới tiết kiệm

Với ngành Kỹ thuật tài nguyên nước, tốt nghiệp ngành học các kỹ sư có được kiến thức phục vụ cho việc xây dựng các công trình khai thác tài nguyên nước, đặc biệt có thể giải quyết được các vấn đề trong quá trình sử dụng, quản lý nguồn nước có hiệu quả theo hướng bảo vệ môi trường.

Sinh viên tốt nghiệp tại khoa Quản lý đất đai có cơ hội rất lớn làm việc tại các Bộ, Ngành như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ khoa học công nghệ. Các Cục, Vụ, Viện như: Tổng cục Quản lý đất đai, Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp, Viện Nông hóa thổ nhưỡng, Viện Khoa học thủy lợi, Viện Quy hoạch thủy lợi, Hội Trắc địa bản đồ Việt Nam; Hội Khoa học đất; Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn. Các sở ban ngành: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Xây dựng… Các phòng ban tại cấp huyện: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị và Cán bộ Địa chính - Xây dựng, Thanh tra xây dựng tại các xã, phường, thị trấn. Ngoài ra có thể công tác tại các công ty, trung tâm: Tổng công ty Tài nguyên Môi trường, các công ty đo đạc lập bản đồ, địa chính; Trung tâm tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng; Trung tâm định giá đất, môi giới nhà đất, sàn giao dịch bất động sản; Giảng viên ngành Quản lý đất đai, Địa chính tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp.

Để đào tạo sinh viên có năng lực làm việc sau khi tốt nghiệp, khoa Quản lý đất đai có đội ngũ giảng viên trình độ cao với: 03 Nhà giáo ưu tú, 13 GS và PGS, 31 Tiến sĩ, 24 Thạc sĩ. Giáo viên có trình độ tiến sĩ chiếm trên 50%. Cơ sở  thực hành cho sinh viên đã được nâng cấp với 01 phòng phân tích JICA được chính phủ Nhật Bản tài trợ, 04 phòng thực hành tin học với 100 máy tính giảng dạy các môn học chuyên ngành. Phòng thực hành trắc địa, GPS được trang bị các máy mới nhất để sinh viên có thể tiếp cận với các công nghệ mới trong đo đạc và bản đồ. Các bộ môn trong khoa đều có các phòng thực hành và phòng tập đảm bảo cho sinh viên có đủ các kỹ năng nghề nghiệp vận dụng vào công tác sau khi ra trường. 


Thực hành tin học chuyên ngành quản lý đất đai

Sinh viên đi thực tế tại địa phương

Ngoài nhiệm vụ đào tạo, khoa Quản lý Đất đai còn thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần đáng kể cho sự phát triển ngành Nông nghiệp và ngành Tài nguyên môi trường của đất nước.

Hội thảo đầu bờ về sản xuất phân hữu cơ sinh học

Công tác Đoàn và phong trào thanh niên của sinh viên cũng là một thế mạnh của khoa Quản lý đất đai. Thông qua Liên chi đoàn đã xây dựng môi trường phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và kỹ năng cho sinh viên. 

 Lễ trao bằng Tiến sỹ khoa Quản lý đất đai năm 2016