\r\n Seminar CNTT trân trọng kính mời giảng viên, sinh viên và những người quan tâm tới tham dự buổi seminar về “Ảnh hưởng của bức xạ tới vật liệu (Radiation effects in materials)” do TS. Nguyễn Tiến Hiển và ThS. Đào Hải Yến trình bày.
\r\n
\r\n Thời gian: 9h30 thứ Hai, ngày 23/03/2015
\r\n
\r\n Địa điểm: Phòng máy số 6, tầng 3 nhà Hành chính, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
\r\n
\r\n Tóm tắt: Trong vật lý, bức xạ là sự phát xạ hay sự truyền phát năng lượng dưới dạng sóng hay hạt. Bức xạ, nói chung, bao gồm bức xạ dạng sóng điện từ (ví dụ sóng radio, ánh sáng nhìn thấy, tia x và tia gamma) và bức xạ dạng hạt (ví dụ hạt α, β, proton, neutron, neutrino và các hạt ion). Bức xạ thường được phân chia thành bức xạ ion hóa và bức xạ không ion hóa dựa trên năng lượng và dạng bức xạ. Bức xạ ion hóa thông thường mang năng lượng lớn hơn 10 eV, đủ để ion hóa nguyên tử, phân tử và phá hủy liên kết hóa học trong vật chất. Bức xạ ion hóa có tác dụng khác biệt rất lớn so với bức xạ không gây hại đối với cơ thể sống. Bức xạ ion hóa có thể phá vỡ các phân tử sinh học quan trọng như DNA, gây hại hay kết thúc sự sống của những tế bào bị ảnh hưởng của sự chiếu xạ, hoặc trong trường hợp xấu nhất gây ra ung thư. Nguồn bức xạ ion hóa thông thường là các chất phóng xạ (tự nhiên hoặc nhân tạo) phát ra các hạt α, β, and γ. Bức xạ cũng có thể được tạo ra có chủ đích như việc gia tốc các hạt ion trong các máy gia tốc để sử dụng cho mục đích có lợi.
\r\n
\r\n Khi đi qua vật chất, bức xạ tương tác mạnh với các nguyên tử thông qua tương tác không đàn hồi với đám mây electron quay xung quanh hạt nhân và thông va chạm đàn hồi trực tiếp với chính hạt nhân nguyên tử. Trong cả hai dạng tương tác với vật chất, bức xạ truyền năng lượng cho vật chất và mất dần năng lượng. Trong khi tương tác với đám mây electron làm cho bức xạ mất dần năng lượng một cách liên tục thì mỗi tương tác trực tiếp với hạt nhân nguyên tử làm bức xạ mất một lượng năng lượng nhất định. Cả hai cơ chế mất năng lượng của bức xạ đều được đặc trưng bởi “năng suất ngăn chặn bức xạ”; một đại lượng được định nghĩa là phần năng lượng mất mát khi bức xạ xuyên qua một đơn vị độ dày của vật chất. Năng suất ngăn chặn bức xạ phụ thuộc vào năng lượng (hay tốc độ ban đầu) của bức xạ do đó bằng cách thay đổi tốc độ ban đầu của bức xạ ta có thể điều khiển được tầm ảnh hưởng của bức xạ đối với vật chất. Tia bức xạ có nhiều ứng dụng trong thực tế trong nhiều lĩnh vực như y học và nông nghiệp. Ví dụ trong y học, chùm hạt proton khi được gia tốc tới giá trị năng lượng trong khoảng phù hợp có thể được ứng dụng vào xạ trị để tiêu diệt khối u trong cơ thể. Trong nông nghiệp, tia bức xạ đã và đang được ứng dụng mạnh mẽ vào việc tạo ra các giống cây trồng mới thông qua biến đổi gen.
\r\n
\r\n Abstract: In physics, radiation is the emission or transmission of energy in the form of waves or particles. This includes radiation of electro-magnetic types (such as radio waves, visible light, x-rays and gamma radiation), or particle types (such as α, β, proton, neutron, neutrino and ionizing radiation). Radiation is often categorized as either ionizing radiation or non-ionizing radiation depending on the energy of the radiated particles. Ionizing radiation caries energy superior to 10 eV; enough to ionize atoms and molecules and break chemical bonds. This is an important distinction due to the large difference in harmfulness to living organisms. Ionizing radiation can break important biomolecules such as DNA, damaging or killing the affected cell, or in the worst case causing cancer. A common source of ionizing radiation is radioactive materials that emit α, β, and γ radiations. Radiation can also be manually produced such as accelerated ions in accelerator for useful purposes.
\r\n
\r\n While passing through materials, radiation interacts intensively with atoms via electronic interaction with the cloud of orbital electrons surrounding the nucleus and via direct impact (nuclear elastic collision) with the nucleus. Both interactions lead to the deposition of the radiation’s energy to materials and thus to the continual loss of its energy. While the electronic interaction causes the radiation to continuously loose energy, the elastic collision results in each individual discrete loss. The two mechanisms are characterized by the electronic and nuclear “stopping power”, i.e. the energy lost over unit of thickness of material that radiation transverses. This stopping power depends on the initial energy (speed) of radiation and therefore changing the starting speed of radiation can allow one to control the radiation effect in materials. Radiation is useful in some application such as the precise control of radiation energy for killing cancer cell (e.g. the proton therapy) or the application of radiation in mutation breeding.
\r\n
\r\n Chi tiết xem tại website: http://www.vnua.edu.vn/khoa/fita/bo-mon/bm-toan-tin-ung-dung/xe-mi-na/
\r\n