TT

Tên để tài

Chủ nhiệm/thành viên tham gia

Ý kiến Hội đồng

Thời gian thực hiện

Ghi chú

 

Khoa Công nghệ thông tin

 

 

 

1

Nghiên cứu ứng dụng mô hình ngôn ngữ lớn (large language model - LLM) trong phát triển tự động phần mềm quản lý khoa học, tích hợp chatbot hỏi đáp, báo cáo thông minh cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

TS. Phạm Quang Dũng (CNĐT)
ThS. Dương Thị Loan (thư ký)
TS. Nguyễn Hoàng Huy
ThS. Lê Xuân Chinh
ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hân
ThS.GVC. Trần Trung Hiếu
ThS. Nguyễn Hữu Tuấn
SV. Tạ Việt Đức
SV. Phùng Thị Phương
SV. Nguyễn Quỳnh Trang
SV. Lê Hồng Vân

Nội dung:

Nội dung 1: Nghiên cứu, khảo sát 6 giai đoạn phát triển phần mềm quản lý khoa học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Công việc 1.1: Xác định các đối tượng liên quan (phòng quản lý khoa học, phòng tài chính, quỹ tài trợ nghiên cứu, …), phân tích yêu cầu, xác định đặc tả phần mềm, chức năng, các thuộc tính chất lượng

Công việc 1.2: Thiết kế phần mềm (logic, quy trình, phát triển)

Công việc 1.3: Phát triển phần mềm (công nghệ sử dụng, phương pháp phát triển, môi trường phát triển, tích hợp Chatbot)

Công việc 1.4: Kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm (xây dựng các kịch bản kiểm thử chức năng, hiệu năng, bảo mật)

Công việc 1.5: Bảo trì phần mềm (bảo trì phòng ngừa, bảo trì sửa chữa và bảo trì thích nghi)

Công việc 1.6: Quản lý phần mềm (quản lý yêu cầu, quản lý dự án, quản lý phát hành)

Nội dung 2: Nghiên cứu, áp dụng LLM trong phát triển phần mềm tự động

Công việc 2.1: Nghiên cứu, thử nghiệm RAG cho hỏi đáp thông minh và một số nền tảng cho báo cáo tự động như Data Interpeter, TaskWeaver.

Công việc 2.2: Tích hợp LLM phù hợp nền tảng MetaGPT, tự động một số bước trong 6 giai đoạn phát triển phần mềm trên.

Công việc 2.3: Thử nghiệm một số chiến lược phối hợp các tác nhân AI, đánh giá phần mềm được phát triển tự động hoặc bán tự động.

Nội dung 3: Tích hợp Chatbot

Công việc 3.1: Nghiên cứu, thử nghiệm RAG cho hỏi đáp thông minh và một số nền tảng cho báo cáo tự động như Data Interpeter, TaskWeaver

Công việc 3.2: Tích hợp Chatbot vào phần mềm

Sản phẩm phải đạt:

+ 01 báo cáo tổng kết
+ 01 bài báo khoa học đăng trên tạp chí thuộc danh mục WoS và có chỉ số IF>0,3

+ 01 Phần mềm quản lý khoa học được triển khai và áp dụng tại Ban Khoa học Công nghệ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

+ 02 nhómsinh viêntham gia NCKH

T2/2025-T2/2027

Nhóm NCM Dữ liệu lớn và Chuyển đổi số

 

Khoa Nông học

 

 

 

 

2

Chọn tạo giống lúa ngắn ngày, năng suất cao và kháng bệnh bạc lá cho miền Bắc Việt Nam

ThS. Đinh Mai Thùy Linh (chủ nhiệm)

ThS. Trần Thị Minh Ngọc (thư ký)

GS.TS. Phạm Văn Cường (Chuyên gia cố vấn)

PGS.TS. Tăng Thị Hạnh

PGS.TS. Hà Viết Cường

TS. Ngô Thị Hồng Tươi

ThS. Nguyễn Quốc Trung

 

Nội dung:

Nội dung 1: Chọn lọc cá thể mang gene năng suất cao (WFP1) và kháng bênh bạc lá (Xa7)

Công việc 1.1 (Thí nghiệm 1): Chọn lọc kiểu hình cá thể dòng lúa có năng suất cao và kháng bệnh bạc lá

Công việc 1.2 (Thí nghiệm 2): Chọn lọc kiểu gene cá thể mang gen WFP1 và Xa7 bằng chỉ thị phân tử

Nội dung 2: Chọn lọc các dòng lúa có năng suất cao và kháng bệnh bạc lá

Công việc 2.1: (Thí nghiệm 3): Chọn lọc sơ bộ các dòng lúa triển vọng có năng suất cao

Công việc 2.2: (Thí nghiệm 4): Đánh giá khả năng kháng bạc lá của các dòng lúa chọn tạo bằng phương pháp lây nhiễm nhân tạo

Công việc 2.3 (Thí nghiệm 5): So sánh các dòng lúa triển vọng ở các vụ trồng

Nội dung 3: Đăng ký bảo hộ giống và gửi khảo nghiệm tính khác biệt và tính đồng nhất (DUS) giống lúa triển vọng

Công việc 3.1. Đăng ký bảo hộ giống

Công việc 3.1. Gửi khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định (DUS)

Sản phẩm phải đạt:

+ 01 báo cáo tổng kết
+ 01 bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong nước

+ 01 giống lúa triển vọng được đăng ký bảo hộ và khảo nghiệm DUS trong 1 vụ

T2/2025-T2/2027

Nhóm NCM Cây lúa

3

Nghiên cứu sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục từ phụ phẩm nông nghiệp và chế phẩm vi sinh trong trồng cây bồ công anh

TS. Nguyễn Thị Loan
TS. Trần Thị Thiêm
TS. Thiều Thị Phong Thu
TS. Chu Anh Tiệp
TS. Vũ Duy Hoàng
KS. Vũ Thị Châu Thu
Trần Quang Hải
Nguyễn Quang Toàn

Nội dung:

Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của phối trộn vỏ hạt cà phê và các loại vật liệu hữu cơ khác đến chất lượng phân ủ.

- Công việc 1.1: Đánh giá chất lượng vật liệu hữu cơ trước ủ, theo dõi biến động chất lượng đống ủ.

- Công việc 1.2: Đánh giá chất lượng phân ủ

Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của loại và lượng phân ủ đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng dược liệu của cây bồ công anh

-Công việc 2.1: Đánh giá ảnh hưởng của loại và lượng phân ủ đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng của cây bồ công anh

-Công việc 2.2: Đánh giá ảnh hưởng của loại và lượng phân ủ đến chất lượng đất sau trồng cây bồ công anh

Nội dung 3. Nghiên cứu ảnh hưởng của loại phân ủ và loại chế phẩm vi sinh đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây bồ công anh.

Công việc 3.1. Đánh giá ảnh hưởng của loại phân ủ và loại chế phẩm vi sinh đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây bồ công anh.

Công việc 3.2. Đánh giá ảnh hưởng của loại phân ủ và loại chế phẩm vi sinh đến chất lượng đất sau trồng cây bồ công anh

Sản phẩm phải đạt:

+ 01 báo cáo tổng kết

+ 01 bài báo khoa học đăng trên tạp chí thuộc danh mục WoS và có chỉ số IF>0,3

+ 01 Quy trình kỹ thuật được công nhận cấp cơ sở

+ 01 sinh viên

T2/2025-T2/2027

Nhóm NCM công nghệ canh tác cây trồng bền vững

 

Khoa Công nghệ thực phẩm

 

 

 

4

Phát triển phương pháp phân tích các hợp chất polyfluoroalkyl (PFAS) trong bao bì và đánh giá sự phơi nhiễm vào thực phẩm

TS. Phan Thị Phương Thảo (chủ nhiệm)
ThS. Nguyễn Thị Hồng (thư ký)
PGS.TS. Chu Đình Bính
PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
ThS. Phạm Thị Dịu
Nguyễn Thị Thúy An – HV cao học
Phạm Hải Yến - K69CNTP

Nội dung:

Nội dung 1: Phát triển phương pháp phân tích PFAS trong bao bì thực phẩm và thực phẩm bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ hai lần (LC-MS/MS)

Công việc 1: Xây dựng phương pháp chiết PFAS trong mẫu bao bì và mẫu thực phẩm

Công việc 2: Xác định khoảng tuyến tính và đường chuẩn

Công việc 3: Xác định giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) của phương pháp

Công việc 4: Xác định độ lặp lại và độ tái lặp của phương pháp

Công việc 5: Xác định độ thu hồi của phương pháp

- Công việc 6: Xác định độ ổn định

Nội dung 2: Đánh giá sự phơi nhiễm PFAS vào thực phẩm

Công việc 7: Phân tích hàm lượng PFAS trong một số loại bao bì thực phẩm

Công việc 8: Phân tích hàm lượng PFAS trong một số loại thực phẩm ở một số điều kiện thử nghiệm

Sản phẩm phải đạt:

+ 01 báo cáo tổng kết
+ 01 bài báo được công bố quốc tế trong danh mục WoS và có chỉ số IF>0,3

+ Quy trình phân tích đủ điều kiện để đăng ký chứng nhận ISO 17025/TCVN

+ Đào tạo: 01 học viên cao học và 04 sinh viên đại học được đào tạo

T2/2025-T2/2027

nhóm NCM Vi sinh vật và ATTP

 

Khoa Công nghệ sinh học

 

 

 

5

Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ lên men bề mặt để thu một số hoạt chất sinh học trong sinh khối nấm Thượng hoàng (Phellinus sp.)

ThS. Nguyễn Thị Luyện - Chủ nhiệm
ThS. Trần Đông Anh - Thư ký
ThS. Trần Thị Đào
TS. Ngô Xuân Nghiễn
PGS.TS. Nguyễn Văn Giang
SV Phạm Thị Thu Huyền
SV Phạm Phương Thảo

Nội dung:

Nội dung 1: Nghiên cứu lựa chọn môi trường

Nội dung 2: Nghiên cứu điều kiện nuôi cấy

Nội dung 3: Xây dựng Quy trình công nghệ lên men bề mặt để thu sinh khối nấm Thượng hoàng

Sản phẩm phải đạt:

+ 01 báo cáo tổng kết
+ 01 Bài báo khoa học đăng trên tạp chí thuộc danh mục WoS có IF>0,3
+ 01 quy trình lên men bề mặt để thu sinh khối sợi nấm thượng hoàng được công nhận cấp cơ sở
+ Đào tạo 01 sinh viên và 1 nhóm SVNCKH

T2/2025-T2/2027

Nhóm nghiên cứu mạnh Nấm ăn, nấm dược liệu

 

Khoa Du lịch và Ngoại ngữ

 

 

 

6

Nghiên cứu xây dựng chủ đề cho hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam

 

ThS. Lê Thị Kim Thư (chủ nhiệm)

PGS.TS. Nguyễn Tất Thắng (thư ký)

ThS. Trần Thị Hà Nghĩa

ThS. Trần Thị Thanh Tâm

ThS. Đỗ Ngọc Bích

ThS. Bùi Thị Hải Yến

ThS. Tạ Thị Phương Thúy

ThS Hoàng Xuân Anh

PGS.TS Hồ Ngọc Ninh

TS Dương Văn Nhiệm

PGS.TS Trần Thị Minh Hằng

Nội dung:

Nội dung 1: Xây dựng khung lí thuyết về xây dựng các chủ đề cho hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp.

Nội dung 2: Đánh giá thực trạng và tiềm năng các nguồn lực cho hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam và nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp của giáo viên, học sinh THPT, sinh viên, nông dân.

Nội dung 3: Xây dựng các bộ tài liệu chủ đề cho hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Nội dung 4: Thử nghiệm 02 mô hình theo chủ đề cho hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Nội dung 5: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các mô hình theo chủ đề tổ chức hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Sản phẩm phải đạt:

+ 01 báo cáo tổng kết
+ 05 bộ tài liệu: - Tài liệu hướng dẫn;Học liệu điện tử

+ 05 mô hình tại Học viện (chủ đề du lịch sinh thái cho giáo viên, sinh viên, Học sinh THPT, nông dân

+ 01 bài báo được đăng trên Tạp chí thuộc Danh mục tính điểm của Hội đồng chức danh Giáo sư.

T2/2025-T2/2027

Ưu tiên phục vụ mở ngành

 

Khoa Tài nguyễn và Môi trường

 

 

7

Phân vùng nguy cơ cháy rừng địa bàn tỉnh Hà Tĩnh bằng trí tuệ nhân tạo

TS. Nguyễn Đức Lộc (chủ nhiệm)

ThS. Nguyễn Khắc Năng (thư ký)

PGS. TS. Trần Trọng Phương

TS. Nguyễn Thị Thu Hiền

TS. Phan Văn Khuê

TS. Vũ Thị Thu

ThS. Nguyễn Khắc Việt Ba

ThS. Đoàn Thanh Thủy

ThS. Hoàng Quốc Việt

Nội dung:

Nội dung 1: Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

Công việc 1: Điều tra, thu thập số liệu

Công việc 2: Xử lý số liệu

Công việc 3: Viết báo cáo

Nội dung 2: Đánh giá hiện trạng rừng, tình hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng khu vực nghiên cứu

Công việc 1: Điều tra thu thập số liệu

Công việc 2: Xử lý số liệu

Công việc 3: Viết báo cáo

Nội dung 3: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cháy rừng

Công việc 1: Điều tra thu thập dữ liệu

Công việc 2: Xử lý dữ liệu

Công việc 3: Phân tích đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội và khí hậu-thời tiết đến cháy rừng

Nội dung 4: Xây dựng mô hình đánh giá nguy cơ cháy rừng bằng trí tuệ nhân tạo

Công việc 1: Thu thập dữ liệu huấn luyện và kiểm tra mô hình

Công việc 2: Xây dựng và chuẩn hóa các dữ liệu đầu vào của mô hình

Công việc 3: Xây dựng mô hình bằng ngôn ngữ lập trình Python và chạy mô hình

Công việc 4: Thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ cháy rừng.

Sản phẩm phải đạt:

+ 01 Mã nguồn mô hình trí tuệ nhân tạo phân vùng nhạy cảm nguy cơ cháy rừng

+ 01 Bản đồ phân vùng nguy cơ cháy rừng

+ 01 Báo cáo tổng kết

+ 01 Bài báo quốc tế đăng trên Tạp chí trong danh mục WoS và có chỉ số IF>0,3

T2/2025-T2/2027

Ưu tiên phục vụ mở ngành

 

Trung tâm Cung ứng nguồn nhân lực

 

 

 

8

Nghiên cứu tuyển chọn vật liệu cây cỏ lào (Chromolaena odorata (L.) và kỹ thuật trồng để tạo nguyên liệu phục vụ sản xuất thuốc

ThS. Nguyễn Xuân Đài (chủ nhiệm)

TS. Vũ Thị Hoài (Thư ký)

TS. Trần Anh Tuấn

PGS.TS. Vũ Ngọc Thắng

TS. Phạm Tuấn Anh

ThS. Vũ Tiến Bình

TS. Nguyễn Thị Phương Dung

TS. Vũ Ngọc Lan

CV.Phạm Thị Kim Cúc

SV.Lâm Nhật Long

Nội dung:

Nội dung 1: Thu thập các mẫu giống cỏ lào tại một số khu vực ở miền Bắc

Nội dung 2: Đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen cây cỏ lào

Nội dung 3: Tuyển chọn dòng cỏ lào tiềm năng có thành phần hoạt chất cao (Hàm lượng Flavonoid và Phenolic Tổng số)

Nội dung 4: Nghiên cứu một số biện pháp nhân giống cho dòng cỏ lào đã tuyển chọn

Nội dung 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình chiết đến hàm lượng dược chất chính trong cao chiết từ nguyên liệu cỏ lào

Sản phẩm phải đạt:

+ 01 báo cáo tổng kết
+ 01 bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong nước

+ 01 bài báo khoa học đăng trên tạp chí thuộc danh mục WoS và có chỉ số IF>0,3

+ 05 lít cao cỏ Lào

+ Mẫu giống cỏ lào: 300 mẫu

T2/2025-T2/2027