3. Khối lượng kiến thức toàn khoá
           

TT

Khối kiến thức

Số tín chỉ

1

Kiến thức bắt buộc chung

6

2

Kiến thức tự chọn

8

3

Tiểu luận tổng quan

2

4

Chuyên đề

4

5

Luận án

70

 

Cộng

90

       

- Nếu NCS chưa có bằng thạc sĩ thì phải học bổ sung 30 tín chỉ thuộc chương trình đào thạc sĩ ngành Khoa học đất, chưa kể học phần triết học và tiếng Anh.

- Đối với NCS đã có bằng thạc sĩ nhưng ở ngành gần hoặc có bằng thạc sĩ đúng ngành nhưng tốt nghiệp đã nhiều năm hoặc do cơ sở đào tạo khác cấp thì tùy từng trường hợp cụ thể NCS phải học bổ sung một số học phần cần thiết theo yêu cầu của ngành đào tạo và lĩnh vực nghiên cứu.
 

4. Ðối tượng tuyển sinh

Thực hiện theo Quy chế, Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Học viện Nông nghiệp Việt Nam về đào tạo trình độ tiến sĩ.

4.1. Ngành/chuyên ngành đúng và phù hợp

Khoa học đất, Thổ nhưỡng Nông Hóa, Hóa nông nghiệp và Trồng trọt (tốt nghiệp đại học Nông Nghiệp I trước năm 1990).
 

4.2. Ngành/chuyên ngành gần

Quản lý đất đai, Nông học, Thủy nông cải tạo đất, Khoa học cây trồng, Khoa học môi trường, Môi trường, Khoa học cây trồng, Nông học, Bảo vệ thực vật, Lâm sinh.
 

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Thực hiện theo Quy chế, Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Học viện Nông nghiệp Việt Nam về đào tạo trình độ tiến sĩ.
 

6. Thang điểm

Đánh giá theo thang điểm 10.
 

7. Nội dung chương trình

TT

Tên học phần

Tên tiếng Anh

Tổng số TC

Lý thuyết

Thực hành

BB

TC

HỌC PHẦN TIẾN SĨ

 

 

 

 

 

1

QL801

Đất nhiệt đới

Tropical Soils

2

2

 

x

 

2

QL802

Hệ thống dinh dưỡng cây trồng tổng hợp

Integrated Plant Nutrient System

2

1.5

0.5

x

 

3

NH822

Hệ thống canh tác nhiệt đới

Tropical farming systems

2

2

 

x

 

4

QL803

Đất ngập nước

Submerged Soils

2

2

 

 

x

5

QL804

Xử lý đất ô nhiễm bằng phương pháp sinh học

Bioremediation of Polluted Soils

2

2

 

 

x

6

QL805

Chẩn đoán dinh dưỡng cây trồng

Plant Nutrient Diagnosis

2

1.5

0.5

 

x

7

QL806

Trồng trọt trong nhà kính

Greenhouse Crop Production

2

1.5

0.5

 

x

8

QL807

Bón phân cho cây trồng

Plant Fertilization

2

1.5

0.5

 

x

9

QL809

Các hệ thống tưới và tiêu nước

Irrigation and drainage systems

2

2

 

 

x

10

QL824

Biến đổi khí hậu và suy thoái đất

Climate change and land degradation

2

2

 

 

x

TIỂU LUẬN TỔNG QUAN VÀ CHUYÊN ĐỀ

 

 

 

 

 

1

TLTQ

Tiểu luận tổng quan

 

2

1.5

0.5

x

 

2

Hóa học đất

Soil Chemistry

2

2

 

 

x

3

Vật lý đất

Soil Physics

2

2

 

 

x

4

Sinh học đất

Soil Biology

2

2

 

 

x

5

Phân loại đất

Soil Classification

2

2

 

 

x

6

Đánh giá đất

Land Evaluation

2

2

 

 

x

7

Quy hoạch và sử dụng đất

Land Planning and Use

2

2

 

 

x

8

Bảo vệ và cải tạo đất

Soil Conservation and Improvement

2

2

 

 

x

9

Ô nhiễm đất

Soil Pollution

2

2

 

 

x

10

Độ phì nhiêu đất

Soil Fertility

2

2

 

 

x

11

Dinh dưỡng cây trồng

Plant Nutrient

2

2

 

 

x

12

Sử dụng phân bón cho cây trồng

Fertilizer Utilization for Plants

2

2

 

 

x

LUẬN ÁN

Thesis

70

 

 

x

 

 

8. Kế hoạch giảng dạy

Học kỳ

TT

Tên học phần

Tên tiếng Anh của HP

Mã học phần

Tổng số TC

LT

TH

BB/ TC

2

1

Đất nhiệt đới

Tropical Soils

QL801

2

2

 

BB

2

2

Hệ thống dinh dưỡng cây trồng tổng hợp

Integrated Plant Nutrient System

QL802

2

1.5

0.5

BB

2

3

Hệ thống canh tác nhiệt đới

Tropical farming systems

NH822

2

2

 

BB

3

4

Đất ngập nước

Submerged Soils

QL803

2

2

 

TC

3

5

Xử lý đất ô nhiễm bằng phương pháp sinh học

Bioremediation of Polluted Soils

QL804

2

2

 

TC

3

6

Chẩn đoán dinh dưỡng cây trồng

Plant Nutrient Diagnosis

QL805

2

1.5

0.5

TC

3

7

Trồng trọt trong nhà kính

Greenhouse Crop Production

QL806

2

1.5

0.5

TC

3

8

Bón phân cho cây trồng

Plant Fertilization

QL807

2

1.5

0.5

TC

3

9

Các hệ thống tưới và tiêu nước

Irrigation and drainage systems

QL809

2

2

 

TC

3

10

Biến đổi khí hậu và suy thoái đất

Climate change and land degradation

QL824

2

2

 

TC

4

11

Hóa học đất

Soil Chemistry

2

 

 

TC

4

12

Vật lý đất

Soil Physics

2

 

 

TC

4

13

Sinh học đất

Soil Biology

2

 

 

TC

4

14

Phân loại đất

Soil Classification

2

 

 

TC

4

15

Đánh giá đất

Land Evaluation

2

 

 

TC

4

16

Quy hoạch và sử dụng đất

Land Planning and Use

2

 

 

TC

4

17

Bảo vệ và cải tạo đất

Soil Conservation and Improvement

2

 

 

TC

4

18

Ô nhiễm đất

Soil Pollution

2

 

 

TC

4

19

Độ phì nhiêu đất

Soil Fertility

2

 

 

TC

4

20

Dinh dưỡng cây trồng

Plant Nutrient

2

 

 

TC

4

21

Sử dụng phân bón cho cây trồng

Fertilizer Utilization for Plants

2

 

 

TC

 

9. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần

9.1 Học phần bắt buộc

1. QL801. Đất nhiệt đới (Tropical Soils) (2TC: 2 - 0 - 4). Một số yếu tố môi trường vùng nhiệt đới. Khoáng vật trong đất. Hóa học đất. Vật lý đất. Sinh học đất. Độ phì nhiêu đất. Sự hình thành và phân loại đất nhiệt đới. Các loại đất trồng chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Đặc điểm và quản lý đất kaolinit. Đặc điểm và quản lý đất oxidic. Đặc điểm và quản lý đất smectic. Đặc điểm và quản lý đất Alophan. Đất và Nông nghiệp bền vững. Tiên quyết: Không

2. QL802. Hệ thống dinh dưỡng cây trồng tổng hợp (Integrated Plant Nutrient System) (2TC: 1,5 - 0,5 - 4). Đại cương về hệ thống dinh dưỡng cây trồng tổng hợp; Cơ sở khoa học của quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho từng cây trồng. Cơ sở của quản lý dinh dưỡng cây trồng tổng hợp trên từng loại hình sử dụng đất. Cơ sở của hệ thống khoa học - tổ chức việc bón phân ở đơn vị sản xuất.

3. NH822. Hệ thống canh tác nhiệt đới (Farming system in the Tropics) (2 TC: 2 - 0 - 4): Khí hậu nhiệt đới, tiềm năng và những vấn đề của canh tác nhiệt đới. Các hệ thống canh tác ở nhiệt đới, đặc điểm của hệ thống, nguyên lí trồng trọt trong hệ thống, những vấn đề và biện pháp cải tiến đối với từng hệ thống canh tác. Phương pháp nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác.


9.2. Học phần tự chọn

1. QL803. Đất ngập nước (wetland) (2TC: 2 - 0 - 4). Khái niệm về đất ngập nước; Tình hình đất ngập nước ở Việt Nam; Phân loại đất ngập nước; Các hệ sinh thái đất ngập nước; Thể chế quản lý và sử dụng đất ngập nước.

2. QL804. Xử lý đất ô nhiễm bằng phương pháp sinh học (Bioreclamation contamination soil) (2TC  0 - 4). Tổng quan về xử lý đất ô nhiễm bằng phương pháp sinh học; Xử lý đất ô nhiễm bằng thực vật (Phytoremediation); Xử lý đất ô nhiễm bằng vi sinh vật; Triển vọng áp dụng phương pháp sinh học xử lý đất ô nhiễm tại Việt Nam.

3. QL805. Chẩn đoán dinh dưỡng cây trồng (Plant Nutrient Diagnosis) (2TC: 1,5 - 0,5 - 4). Đại cương về chuẩn đoán dinh dưỡng cây trồng; Cơ sở lý luận của  việc chuẩn đoán dinh dưỡng cây trồng; Chẩn đoán dinh dưỡng cây trồng qua phân tích đất; Chẩn đoán dinh dưỡng cây trồng qua phân tích mô thực vật. 

4. QL806. Trồng trọt trong nhà kính (Greenhouse Crop Production) (2TC: 1,5 - 0,5 - 4). Đại cương về trồng trọt trong điều kiện nhân tạo;  Quản lý dinh dưỡng của  trồng trọt trong  trong điều kiện nhân tạo có đất; Quản lý dinh dưỡng của  trồng trọt trong  trong điều kiện nhân tạo không đất.

5. QL807. Bón phân cho cây trồng (Plant Fertilization) (2TC: 1,5 - 0,5 - 4). Cơ sở lý luận của việc xác định quy trình bón phân hợp lý cho từng cây trồng. Nguyên lý xác định quy trình bón phân cho các nhóm cây trồng hàng năm  và  lâu năm. Đặc điểm dinh dưỡng và bón phân cho các cây lương thực, rau, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm.

6. QL809. Các hệ thống tưới và tiêu nước (Irrigation and Drainage systems) (2TC: 2 - 0 - 4). Quan hệ đất -  nước - cây trồng và nguyên lý điều tiết nước mặt ruộng. Chế độ tưới và yêu cầu tưới cho các loại cây trồng. Chế độ tiêu và yêu cầu tiêu. Thiết kế vân hành hệ thống tưới, tiêu. Hệ thống tưới phun mưa, nhỏ giọt.

7. QL824. Biến đổi khí hậu và suy thoái đất (Climate change and soil degaradation) (2 - 0 - 4). Nguyên nhân gây ra quá trình biến đổi khí hậu; Các tác động của biến đổi khí hậu đối với sử dụng và các quá trình thoái hóa đất; Những nguy cơ thoái hóa đất do biến đổi khí hậu trong các vùng sinh thái ở Việt Nam nam; giải pháp thích ứng nhằm giảm nhẹ và cải tạo đất thoái hóa do điều kiện biến đổi khí hậu.

9.3. Tiểu luận tổng quan

a) Quy định

Bài tiểu luận tổng quan, tương đương 2 tín chỉ, được NCS trình bày về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề liên quan mật thiết đến đề tài luận án, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết. Bài tiểu luận không quá 15 trang A4, cách dòng 1,5; phần trình bày bằng PowerPoint không quá 20 phút.

b) Tiêu chí đánh giá

Tiêu chí đánh giá tiểu luận tổng quan (theo thang điểm 10)

-         Chất lượng thông tin chuyên môn:      5 điểm

-         Chất lượng trình bày:                             2 điểm

-         Trả lời câu hỏi của hội đồng:               3 điểm

 

9.4. Chuyên đề

a) Quy định

Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, giúp nghiên cứu sinh giải quyết một số nội dung của đề tài luận án. 

Nghiên cứu sinh phải viết các chuyên đề (mỗi chuyên đề không quá 15 trang A4, cách dòng 1,5) và trình bày bằng PowerPoint (không quá 20 phút) trước Hội đồng đánh giá chuyên đề.

b) Tiêu chí đánh giá

Tiêu chí đánh giá tiểu luận tổng quan (theo thang điểm 10)

-         Chất lượng thông tin chuyên môn:      5 điểm

-         Chất lượng trình bày:                             2 điểm

-         Trả lời câu hỏi của hội đồng:               3 điểm

c) Mô tả hướng chuyên đề

Từ 11 hướng dưới đây, lựa chọn hai hướng chuyên đề để xây dựng hai chuyên đề phù hợp, sát với đề tài của luận án:

1. Hóa học đất (Soil Chemistry). Trạng thái của các nguyên tố trong đất; phản ứng của đất và tác động từ các yếu tố canh tác; chất hữu cơ trong đất; thế oxy hóa - khử trong đất;  độc chất trong đất; thoái hóa đất

2. Vật lý đất (Soil Physics). Kết cấu đất ; thành phần cơ giới đất và sự phân bố sét trong đất do tác động của các biện pháp canh tác ; chế độ nhiệt ; chế độ nước và không khí trong đất ; các hằng số nước của đất.

3. Sinh học đất (Soil Biology). Hệ vi sinh vật đất và tác động qua lại của nó với cây trồng; sinh vật đất (ý nghĩa, số lượng chủng loại và các biện pháp tác động)

4. Phân loại đất (Soil Classification). phân loại đất theo các trường phái khác nhau (Phát sinh học ; theo FAO-UNESCO/WRB), phân loại đất cho một vùng cụ thể ; lịch sủ phát triển phân loại đất Việt Nam và thế giới.

5. Đánh giá đất (Land Evaluation). Đánh giá chất lượng đai, đanh gias tính phù hợp với một số cây trồng chủ lực hoặc loại sử dụng đất chính

6. Quy hoạch và sử dụng đất (Land Planning and Use). Quy hoạch sử dụng đất cho một vùng miền, lịch sử phát triển QH sử dụng dất,

7. Bảo vệ và cải tạo đất (Soil Conservation and Improvement). Các biện pháp canh tác , công trình, sinh học cải tạo đất. các tác động của con người rong cải tạo đất và bảo vệ độ phí nhiêu.

8. Ô nhiễm đất (Soil Pollution). Ô nhiễm kim loai nặng trong đất, phú dưỡng, ô nhiễm dầu, thuốc BVTV…

9. Độ phì nhiêu đất (Soil Fertility). Các yếu tố tác động tới độ phf nhiêu, các loại độ phì, các biện pháp canh tác cải tạo đất nâng cao độ phì của đất.

10. Dinh dưỡng cây trồng (Plant Nutrient). Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng chính? Các loại phân bón vô cơ, hữu cơ và hiệu lực của nó; tác dụng phân hữu cơ.

11. Sử dụng phân bón cho cây trồng (Fertilizer Utilization for Plants). Các phương pháp bón phân, chế độ bón phân khác nhau cho các loại cây trồng khác nhau

 

10. Nghiên cứu khoa học và làm luận án tiến sĩ

10.1. Nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là giai đoạn đặc thù, mang tính bắt buộc trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án tiến sĩ. Mỗi NCS phải thực hiện một đề tài luận án dưới dạng nghiên cứu, điều tra, thí nghiệm để bổ sung các dữ liệu cần thiết, để từ đó nghiên cứu sinh đạt tới tri thức mới hoặc giải pháp mới. Đây là các cơ sở quan trọng nhất để nghiên cứu sinh viết luận án tiến sĩ.

Nghiên cứu sinh phải đảm bảo về tính trung thực, chính xác, tính mới của kết quả nghiên cứu khoa học của mình, chấp hành các quy định về sở hữu trí tuệ của Việt Nam và quốc tế.

 

10.2. Bài báo khoa học

Nghiên cứu sinh phải công bố ít nhất hai bài báo có liên quan đến luận án trên các tạp chí khoa học nằm trong danh mục tạp chí được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước quy định cho ngành (xét theo năm bài báo công bố) hoặc có trong danh mục tạp chí sau đây. Trong đó ít nhất 01 bài đăng ở Tạp chí Khoa học và Phát triển của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và phải có ít nhất 01 bài NCS là tác giả chính (đứng đầu).

TT

Tên tạp chí

Cơ quan xuất bản

1

Tạp chí Khoa học đất

Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam. Hội Khoa Học Đất Việt Nam

2

Tạp chí Nông nghiệp và PTNT

Bộ Nông Nghiệp và PTNT

3

Khoa học và phát triển

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

4

Các tạp chí chuyên ngành nước ngoài có chỉ số ISSN bằng một trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Tây Ban Nha.

 


10.3.
Hội thảo khoa học

NCS được yêu cầu tham dự và trình bày ít nhất 2 hội thảo khoa học trong nước (khuyến khích tham dự và trình bày hội thảo quốc tế) về các nội dung liên quan đến luận án.

 

10.4. Luận án tiến sĩ

Luận án tiến sĩ phải là một công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo của chính nghiên cứu sinh, có đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu, giải quyết sáng tạo các vấn đề của ngành khoa học hay thực tiễn kinh tế - xã hội.

Luận án phải có những đóng góp mới về mặt học thuật, được trình bày bằng ngôn ngữ khoa học, vận dụng những lý luận cơ bản của ngành khoa học để phân tích, bình luận các luận điểm và kết quả đã đạt được trong các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài luận án, trên cơ sở đó đặt ra vấn đề mới, giả thuyết mới có ý nghĩa hoặc các giải pháp mới để giải quyết các vấn đề đặt ra của luận án và chứng minh được bằng những tư liệu mới. Tác giả luận án phải có cam đoan danh dự về công trình khoa học của mình. Khuyến khích nghiên cứu sinh viết và bảo vệ luận án bằng tiếng Anh.

Luận án tiến sĩ có khối lượng không quá 150 trang A4, không kể phụ lục, trong đó có ít nhất 50% số trang trình bày kết quả nghiên cứu và biện luận của riêng nghiên cứu sinh.

Hình thức luận án phải được trình bày theo quy định của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và được tiến hành đánh giá qua hai cấp: Cấp Bộ môn và Cấp Học viện.

 
11. Danh sách đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình

TT

Tên học phần

Đơn vị phụ trách

Giảng viên phụ trách

Giảng viên

Năm sinh

Văn bằng cao nhất

1

Đất nhiệt đới

BM KHĐ

GS.TS. Nguyễn Hữu Thành
PGS.TS. Cao Việt Hà

1955
1970

GS.TS
PGS.TS

2

Hệ thống dinh dưỡng cây trồng tổng hợp

BM NH

PGS.TS. Nguyễn Như Hà
TS. Nguyễn Thu Hà

1955
1981

PGS.TS
TS

3

Hệ thống canh tác nhiệt đới

Canh tác học

Hà Thị Thanh Bình

Nguyễn Tất Cảnh

Nguyễn Thế Hùng

1954

1958

1954

PGS

4

Đất ngập nước

BM TNN

PGS.TS. Nguyễn Văn Dung
PGS.TS. Hoàng Thái Đại

1955
1961

PGS.TS
PGS.TS

5

Xử lý đất ô nhiễm bằng phương pháp sinh học

BM KHĐ

Phan Quốc Hưng

Nguyễn Thị Minh

1968

1971

TS

6

Chẩn đoán dinh dưỡng cây trồng

BM NH

PGS.TS. Nguyễn Như Hà
TS. Nguyễn Thu Hà

1955
1981

PGS.TS
TS

7

Trồng trọt trong nhà kính

BM NH

PGS.TS. Nguyễn Như Hà
TS. Nguyễn Thu Hà

1955
1981

PGS.TS
TS

8

Bón phân cho cây trồng

BM NH

PGS.TS. Nguyễn Như Hà
TS. Nguyễn Thu Hà

1955
1981

PGS.TS
TS

9

Các hệ thống tưới và tiêu nước

BM TNN

PGS.TS. Nguyễn Văn Dung
PGS.TS. Hoàng Thái Đại

1955
1961

PGS.TS
PGS.TS

10

Biến đổi khí hậu và suy thoái đất

BM KHĐ

PGS.TS. Đỗ Nguyên Hải
PGS.TS. Cao Việt Hà

1956
1970

PGS.TS

 

12. Cơ sở vật chất phục vụ học tập

12.1. Các phòng thí nghiệm và các hệ thống thiết bị thí nghiệm quan trọng

Lớp học lý thuyết và các phương tiện nghe nhìn trong phòng: Học viện nông nghiệp Việt Nam đã đưa vào sử dụng một hệ thống giảng đường được thiết kế tương đối hiện đại và đạt tiêu chuẩn. Khoa Quản lý đất đai có các phòng học và các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho đào tạo, bồi dưỡng, thực hành chuyên môn và tổ chức các seminar.

Phòng thực hành tin học hệ thống thông tin đất: Trong các phòng máy tính này cũng được nối mạng để NCS trao đổi và tìm kiếm thông tin trên mạng, có một số phần mềm chuyên ngành cho chương trình.

Phòng thí nghiệm thổ nhưỡng: gúp NCS phân tích các mẫu đất, mẫu nước phục vụ cho nghiên cứu đề tài.

 

12.2. Thư viện

Hệ thống thư viện và phòng đọc: NCS có thể sử dụng hai cơ sở: thư viện trung tâm của trường và thư viện của Khoa. Đặc biệt thư viện của Khoa với hàng nghìn đầu sách khác nhau cả sách tiếng Việt, tiếng Anh và các ngoại ngữ khác phục vụ cho các chuyên ngành của Khoa. Hệ thống thư viện mới được nâng cấp về cách tra cứu, mượn và hoàn trả sách và tài liệu một cách nhanh chóng và tiết kiệm. Để phục vụ chương trình đào tạo này, hàng năm sẽ có kế hoạch bổ sung thêm sách tiếng Anh chuyên ngành.


12.3. Giáo trình, Bài giảng

Học phần

Học phần

Giáo trình/

Bài giảng

Tên

tác giả

Nhà

xuất bản

Năm

XB

1

QL801

Bài giảng: Đất nhiệt đới

GS.TS. Nguyễn Hữu Thành
PGS.TS. Cao Việt Hà

 

Chưa XB

2

QL802

Bài giảng: Hệ thống dinh dưỡng cây trồng tổng hợp

PGS.TS. Nguyễn Như Hà
TS. Nguyễn Thu Hà

 

Chưa XB

3

NH822

Sách : Intensified Systems of Farming in the Tropics and Subtropics

J A N Wallis

World Bank ISBN: 0-8213-3944-3

1997

4

QL803

Bài giảng: Đất ngập nước

PGS.TS. Nguyễn Văn Dung
PGS.TS. Hoàng Thái Đại

 

Chưa XB

5

QL804

Bài giảng: Xử lý đất ô nhiễm bằng phương pháp sinh học

Phan Quốc Hưng

Nguyễn Thị Minh

 

Chưa XB

6

QL805

Bài giảng: Chẩn đoán dinh dưỡng cây trồng

PGS.TS. Nguyễn Như Hà
TS. Nguyễn Thu Hà

 

Chưa XB

7

QL806

Bài giảng: Trồng trọt trong nhà kính

PGS.TS. Nguyễn Như Hà
TS. Nguyễn Thu Hà

 

Chưa XB

8

QL807

Bài giảng: Bón phân cho cây trồng

PGS.TS. Nguyễn Như Hà
TS. Nguyễn Thu Hà

 

Chưa XB

9

QL809

Bài giảng: Các hệ thống tưới và tiêu nước

PGS.TS. Nguyễn Văn Dung
PGS.TS. Hoàng Thái Đại

 

Chưa XB

Giáo trình: Thủy nông cải tạo đất

Phạm Ngọc Dũng, Nguyễn Văn Dung

NxbNông nghiệp, Hà Nội

2008

10

QL824

Bài giảng: Biến đổi khí hậu và suy thoái đất

PGS.TS. Đỗ Nguyên Hải
PGS.TS. Cao Việt Hà

 

Chưa XB

 

13. Hướng dẫn thực hiện chương trình

- Các Bộ môn liên quan triển khai viết đề cương chi tiết, bài giảng và giáo trình của từng học phần theo các nội dung như đã ghi trong phần mô tả tóm tắt của học phần đó.

- Khoa Quản lý đất đai phối hợp với Ban Quản lý Đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng khoá học đảm bảo phân phối hợp lý khối lượng kiến thức cho mỗi học kỳ và trình tự lôgic của các học phần, không vi phạm điều kiện học trước ghi trong đề cương chi tiết của mỗi học phần.