Nhà văn Mark Twain đã từng nói: “Một người không đọc sách chẳng hơn gì một kẻ không biết đọc”. Thực tế, đọc sách chính là để tiếp thu tri thức và làm giàu cho khối óc của mình. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghệ thông tin hiện nay, việc đọc sách cũng có nhiều thay đổi sâu sắc. Đó là vấn đề đáng để chúng ta cùng suy nghĩ.

Vậy văn hóa đọc là gì? Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức (Theo nhà ngôn ngữ học Phạm Văn Tình).

Chúng ta đều biết, trước khi có các phương tiện công nghệ hiện đại, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã có lần đặt câu hỏi: “Thế kỷ XXI liệu có cần đến thơ nữa không? Đến văn hóa đọc nữa không?” Và ông tự trả lời rằng: “Có, dù cho ca nhạc trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ ca vẫn sẽ mãi mãi được người đời ưa chuộng”. Còn đối với văn hóa đọc, ông khẳng định: “Bản thân hình ảnh chỉ thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”.

 

leftcenterrightdel
  (Ảnh: Sưu tầm)
 

Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách đóng vai trò rất quan trọng. Sách được coi là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn của mỗi con người. Có thể nói, sách chính là người bạn tâm giao chia sẻ mọi nỗi vui, buồn sâu kín của mỗi con người. Đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội loài người trên thế giới.

Thời đại thông tin ngày nay dạy chúng ta phải biết tận dụng cơ hội để nâng cao kiến thức và kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách. Sách là nguồn tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng. Thiết nghĩ, mỗi chúng ta nên đọc sách và chọn sách là bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của mình.

Tùy theo nhu cầu công việc của mỗi người, chúng ta hăy lựa chọn cách đọc và khai thác thông tin phù hợp, không v́ quá lệ thuộc công nghệ thông tin mà xa rời văn hóa đọc truyền thống. Hăy biết tranh thủ thời cơ của công nghệ thông tin để khai thác những nội dung mong muốn, cùng phối hợp hài ḥa với đọc sách truyền thống chắc chắn sẽ mang lại cho mỗi chúng ta hiệu quả thiết thực cho cuộc sống và sự nghiệp.

Đào Hương – NXB Học viện Nông nghiệp