\r\n Kỷ niệm 88 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam:

\r\n

\r\n HỒ CHÍ MINH – NGƯỜI KHƠI NGUỒN MỘT DÒNG BÁO, MỘT SỰ NGHIỆP

\r\n

\r\n Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh niên do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ra số đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của báo chí cách mạng Việt Nam. Để ghi nhớ công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ra nền báo chí cách mạng Việt Nam, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định lấy ngày 21/6 là Ngày Báo Chí Cách mạng Việt Nam nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp của báo chí cách mạng và nêu cao trách nhiệm của báo chí, của nhà báo trước xã hội.

\r\n

\r\n           Suốt trong những chặng đường cách mạng, báo chí Việt Nam và đội ngũ nhà báo đã có những cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và “Xứng đáng với một trong những nền báo chí cách mạng trên thế giới”.

\r\n

\r\n           Nhìn lại chặng đường hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc bôn ba hải ngoại cũng như khi đặt chân về nước, Người đã sớm thấy lợi khí cách mạng của báo chí. Người sử dụng thành thạo, sắc bén báo chí làm phương tiện quan trọng chiến đấu vì sự nghiệp cứu nước. Ngày 1/4/1922, khi đang hoạt động cách mạng ở Pháp, Hồ Chí Minh đã sáng lập tờ báo Người cùng khổ (Le Paria). Người cộng tác với nhiều tờ báo có thanh thế nhất tại Pháp thời bấy giờ: Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền, Người bình dân... Về Trung Quốc, Người cộng tác với tờ Cứu vong nhật báo cùng một vài tờ báo tiếng Anh. Tại đấy, Người sáng lập tờ báo tiếng Việt Thanh niên, mà sự cống hiến vô giá của nó là chuẩn bị về lý luận, chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 2-1927, báo Lính Kách Mệnh (tiền thân của báo Quân Đội Nhân Dân ngày nay) dành cho đội ngũ chiến sĩ cách mạng cũng được Bác sáng lập. Ngay trong năm Đảng ra đời, Bác sáng lập tạp chí Đỏ, xuất bản ngày 5-8-1930, đồng thời là người chỉ đạo và cộng tác mật thiết của các tờ báo Đảng (Búa Liềm, Tranh Đấu, Tiếng Nói Của Chúng Ta…) với nhiều bài viết bút danh khác nhau. Bác cũng chấn chỉnh cơ bản và đổi tên báo Đồng Thanh thành tờ báo cách mạng với tên Thân Ái. Năm 1943, trở về Tổ quốc sau nhiều năm bôn ba ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc sáng lập BáoViệt Nam độc lập, nhằm mục đích: “Kêu gọi nhân dân trẻ với già/ Đoàn kết một lòng như khối sắt/ Để cùng nhau cứu nước Nam ta”…

\r\n

\r\n Sau Cách mạng Tháng Tám, Bác tiếp tục cộng tác, tổ chức và cho ra đời một số tờ báo mới. Ngày 7/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Đài phát thanh Quốc gia (nay là Đài Tiếng nói Việt Nam). Ngày 19/9/1945, Hãng tin Quốc gia (nay là Thông tấn xã Việt Nam) cũng được thành lập. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II tháng 2-1951, báo Sự Thật (tiền thân của báo Nhân Dân) ngừng xuất bản.

\r\n

\r\n Là người từng trải trong công việc làm báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã truyền lại cho các thế hệ những người làm báo Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm quý giá. Người thường dạy, báo chí là một nghề, cho nên người làm báo cách mạng cần được bồi dưỡng lập trường cách mạng vững vàng, thường xuyên rèn luyện đạo đức và được đào tạo nghề nghiệp tinh thông. Những người làm báo cần ra sức trau dồi kiến thức, học tập lý luận, lăn lộn trong thực tiễn và gắn bó với nhân dân.

\r\n

\r\n Quan điểm nhất quán của Chủ tịch khi đề cập đến báo chí cách mạng là phải xác định được mục đích, tôn chỉ và nhiệm vụ. Người từng nói trên Báo Cứu quốc số ra ngày 9-10-1945: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có 4 vấn đề cần phải chú ý đến cùng, phải coi quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa”. Báo chí vừa là một bộ phận cấu thành văn hóa vừa là phương tiện xây dựng, truyền bá và thực thi văn hóa. Báo chí là đội quân đi đầu trong công tác tư tưởng, là vũ khí cách mạng. Bác Hồ nói: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”.

\r\n

\r\n Trong thư gửi lớp viết báo đầu tiên Huỳnh Thúc Kháng, Người viết: “Muốn viết báo khá thì cần: (1) Gần gũi dân chúng, cứ ngồi trong phòng giấy mà viết thì không thể viết thiết thực; (2) Ít nhất cũng phải biết một thứ tiếng nước ngoài để xem báo nước ngoài mà học kinh nghiệm của người; (3) Khi viết xong một bài, tự mình phải xem lại ba bốn lần, sửa chữa lại cho cẩn thận. Tốt hơn nữa, là đưa nhờ một vài người ít văn hóa xem và hỏi họ những câu nào, chữ nào không hiểu thì sửa lại cho dễ hiểu; (4) Luôn luôn gắng học hỏi, luôn luôn cầu tiến bộ...”.

\r\n

\r\n Báo chí của Đảng hay báo chí của các đoàn thể chính trị - xã hội, trước hết phải là cơ quan tuyên truyền cổ động, tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng, là diễn đàn của quần chúng nhân dân về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Do vậy, Nhà báo phải là người có trí thức rộng và sâu, đặc biệt là có trách nhiệm với công việc, sản phẩm của mình; với hiệu quả, hệ quả của sản phẩm đó. Người chỉ ra những khuyết điểm mà báo chí ta thường gặp đó là: “Tuyên truyền thì không kịp thời và chính trị suông quá nhiều. Không biết giữ bí mật. Đôi khi đăng tin vịt...”. Người nhắc nhở báo chí của ta không nên dùng chữ Tàu khi không cần thiết và phải thật sự tôn trọng sự kiện bởi nhà báo là người có khả năng tạo ra dư luận để ủng hộ hoặc phê phán một hiện tượng xã hội, vì thế mà phải công tâm, phải có phẩm chất trung thực.

\r\n

\r\n Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với những người làm báo, viết báo đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn quan tâm và xem báo chí là công cụ đắc lực để tuyên truyền, vận động nhân dân, là vũ khí sắc bén đấu tranh trước mọi thế lực thù địch. Báo chí đã đưa những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với mọi tầng lớp, giai cấp nhân dân trong xã hội, cổ vũ, động viên, góp phần làm cho chủ trương, chính sách đi vào cuộc sống, thành những phong trào hành động cách mạng sôi động. Đồng thời, báo chí đã kịp thời chỉ ra những khiếm khuyết, tồn tại của các quyết sách đã ban hành; đề xuất, kiến nghị với Đảng và Nhà nước cần phải sửa đổi, bổ sung để đáp ứng nhu cầu cuộc sống, nguyện vọng của nhân dân, góp phần làm cho “ý Đảng, lòng dân” hòa làm một. Song, báo chí cũng đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, những hiện tượng tham ô, lãng phí, tiêu cực trong đời sống xã hội.

\r\n

\r\n Học tập và làm theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, những người làm báo đã đi sát cuộc sống của nhân dân, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao đạo đức và chuyên môn, tận tụy phục vụ nhân dân, góp phần tích cực trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm... xứng đáng với lời dạy của Người.

\r\n

\r\n  

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n  

\r\n

\r\n

\r\n