Sự bùng phát các dịch bệnh trên thủy sản như bệnh đốm đỏ không chỉ đặt ra yêu cầu tuân thủ quy trình nuôi trồng theo hướng an toàn sinh học mà còn đòi hỏi người dân thay đổi thói quen sử dụng kháng sinh tự do hiện nay.

Mặc dù là một trong những tín hiệu cho thấy sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam song việc mở rộng các trang trại nuôi trồng thủy sản theo hình thức thâm canh khiến dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp. Chẳng hạn, một số tác nhân gây bệnh trước kia tưởng chừng không đáng ngại và dễ xử lý như vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây bệnh đốm đỏ giờ đây đã trở thành một trong những căn bệnh “ám ảnh” nhất với người nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Bệnh đốm đỏ có thể xuất hiện trên tất cả các loài cá, bắt đầu với triệu chứng cá bỏ ăn, “sau đó sẽ chuyển sang giai đoạn xuất huyết, làm hỏng vây và các cơ quan nội tạng của cá,... tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập vào. Nếu không điều trị kịp thời có thể khiến tỉ lệ chết rất cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng”, TS. Trương Đình Hoài, Phó trưởng khoa Thủy sản (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) cho biết.

leftcenterrightdel

Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh thủy sản theo sự hướng dẫn của chuyên gia là yếu tố quan trọng để giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh tự do. Ảnh: TS. Trương Đình Hoài (thứ hai từ phải sang) hướng dẫn kỹ năng chẩn đoán bệnh trên thủy sản. Nguồn: VMC

Phòng trừ dịch bệnh trên thủy sản: Bắt đầu từ thói quen dùng kháng sinh (khoahocphattrien.vn)