Với phương châm đào tạo lý thuyết gắn liền với thực tiễn, Khoa Du lịch và Ngoại ngữ của Học viện Nông nghiệp Việt Nam thường xuyên tổ chức các chuyến đi thực tế “học đi đôi với hành” cho sinh viên mang lại hiệu quả thiết thực, giúp sinh viên hình thành, tạo lập các kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn.

leftcenterrightdel
 Sinh viên Du lịch K66 chuẩn bị khởi hành.

Trong tháng 3 vừa qua, sinh viên du lịch K66 đã có chuyến đi thực địa tại không gian tổ chức Hội Gióng – Đền Phù Đổng - Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại để hiểu về kiến trúc quốc gia đặc biệt, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch nông thôn và các sản phẩm OCOP với các thầy cô giảng dạy trong lĩnh vực du lịch và văn hóa.

leftcenterrightdel
 Thầy và trò nhà trường có mặt tại cụm Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội.

Tại chương trình này, sinh viên được trau dồi và nâng cao kiến thức chuyên môn, phát triển kỹ năng nghề nghiệp song hành ở cả 2 vai trò: vừa là người sử dụng dịch vụ, đồng thời cũng là người tổ chức chương trình du lịch. Sinh viên được làm quen với môi trường thực tế tại khu du lịch, chuỗi cung ứng, các du khách, đúc rút kinh nghiệm, hình thành và phát triển năng lực nghề nghiệp chuyên môn và một số kỹ năng mềm bổ trợ cho công việc trong tương lai.

leftcenterrightdel
Sinh viên tham quan mô hình cung cấp dịch vụ tại điểm du lịch. 

Hiện nay du lịch xanh, du lịch nông nghiệp - nông thôn trên thế giới đang trở thành xu thế. Với kiến thức được đào tạo tại ngôi trường hàng đầu Việt Nam về nông nghiệp và nhiều chuyên ngành, sinh viên đã được áp dụng thực hành tại Phù Đổng nơi được công nhận là điểm du lịch của thủ đô như: Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng; Quy trình chăn nuôi sản xuất chế biến sản phẩm OCOP; Sữa Phù Đổng hoặc trải nghiệm khu nông nghiệp công nghệ cao; Chuỗi cung ứng ẩm thực đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;...

Chuyến đi đã khơi gợi lòng biết ơn của sinh viên, giúp sinh viên hiểu rõ quá trình dựng nước và giữ nước của các anh hùng dân tộc và nhân dân, từ đó truyền tải được những thông điệp có ý nghĩa tới du khách về thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam.

leftcenterrightdel
 Trải nghiệm tại khu nông nghiệp công nghệ cao Phù Đổng Green Park với mô hình nhân giống hoa giấy.

TS. Nguyễn Thị Trang Nhung, Trưởng Bộ môn Quản lý Du lịch & Lữ hành, Khoa Du lịch và Ngoại ngữ - người đồng hành hướng dẫn sinh viên trong chuyến đi thực tế chia sẻ: "Song song với việc học lý thuyết trên lớp, chúng tôi luôn tạo điều kiện để sinh viên trực tiếp thực hành tác nghiệp tại các điểm đến, yêu cầu sinh viên quan sát và nhận diện được các yếu tố của hoạt động du lịch tại các địa phương nơi đoàn đến như: Tài nguyên du lịch; Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch; Sản phẩm du lịch; Công tác quản lý du lịch; Khách du lịch; Nhân lực du lịch… từ đó hình thành phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên”.

Qua mỗi chuyến đi, sinh viên đã học hỏi được những trải nghiệm nghề nghiệp thực tế, khẳng định tinh thần đoàn kết, sự yêu thương, tính kỷ luật của sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đồng thời, sinh viên có thêm hiểu biết và nắm cơ hội, vượt thử thách, thành thạo kỹ năng nghiệp vụ. Trong tương lai gần, các bạn sinh viên sẽ góp phần vào nguồn cung lao động du lịch chất lượng cao theo sự chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch trong giai đoạn bình thường mới.

Khoa Du lịch và Ngoại ngữ – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tiền thân là Khoa Sư phạm kỹ thuật, được thành lập 10/1/1998.
Tới năm 2007, sáp nhập Khoa Sư phạm với bộ môn ngoại ngữ thành Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ.
Năm 2022, trước xu hướng chung của thế giới, quá trình toàn cầu hoá và vấn đề phát triển kinh tế hậu COVID - 19 đã mang lại cho ngành du lịch Việt Nam nhiều cơ hội và không ít thách thức. Nhận thức rõ được vấn đề và với mô hình đào tạo hiệu quả, chất lượng với thế mạnh tiềm năng đào tạo từ nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, nông nghiệp của khoa và học viện, Khoa Du lịch và Ngoại ngữ đã được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ.

Nguyễn Linh Chi-https://svvn.tienphong.vn/