NAFOSTED và Ban QLDA VIIP



____________________________



THÔNG BÁO



V/v Tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia dự án



“Đổi mới sáng tạo hướng tới người thu nhập thấp – VIIP” – đợt 2/2015



 



Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia (NAFOSTED) thông báo mời nộp nhận hồ sơ đăng ký tiểu dự án (Đợt 1) của Dự án “Đổi mới sáng tạo hướng tới người thu nhập thấp” (Vietnam Inclusive Innovation Project - VIIP). Dự án được thực hiện bằng nguồn vốn vay ưu đãi 55 triệu USD của Ngân hàng Thế giới trong thời gian 05 năm, từ 2014 đến 2018.



1. Mục tiêu của dự án:



1.1 Mục tiêu dài hạn:



-  Tăng cường năng lực cho chính phủ trong việc xây dựng và quản lý chương trình đổi mới công nghệ tại Việt Nam;



-  Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ) trong việc ứng dụng giải pháp đổi mới hướng tới lợi ích của nhóm người nghèo, người thu nhập thấp.



1.2 Mục tiêu ngắn hạn:



-  Ứng dụng, nâng cấp và phát triển các công nghệ đổi mới;



-  Tăng cường năng lực công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.



Dự án nhằm tăng cường áp dụng, cải tiến công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo mang lại lợi ích cho người thu nhập thấp. Dự án sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, nhà khoa học, đơn vị nghiên cứu, các cá nhân/nhóm cá nhân trong việc phát triển, tiếp nhận nâng cấp, ứng dụng, thương mại hóa công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của nhóm người thu nhập thấp trong các nhóm lĩnh vực ưu tiên: phát triển dược liệu và y học cổ truyền, nông nghiệp và thủy sản, công nghệ thông tin và truyền thông.



2. Kết quả kỳ vọng:



-  Kết quả đổi mới công nghệ và các giải pháp công nghệ hữu ích được ứng dụng và triển khai trên thực tế, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người nghèo và người thu nhập thấp;



-  Người nghèo và người thu nhập thấp có thể tiếp cận sử dụng các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng nhưng có giá thấp.



3. Đối tượng tài trợ/hỗ trợ: Là các tổ chức khoa học công nghệ, các doanh nghiệp tham gia đổi mới, nâng cấp và thương mại hóa các công nghệ, các các nhân và nhóm cá nhân có ý tưởng đổi mới sáng tạo.



4. Phạm vi tài trợ/hỗ trợ:



4.1.Hợp phần 1 và 2 của Dự án.



4.2. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) là cơ quan tổ chức thực hiện phần “Cho vay - Credit” thuộc hợp phần 2 (Mở rộng và thương mại hóa kết quả đổi mới - sáng tạo) của Dự án.



5. Phân loại các nhóm tiểu dự án hỗ trợ:



5.1 Hợp phần 1 gồm 03 nhóm tiểu dự án sau:



a) Nhóm C1-NDC: Là nhóm tiểu dự án Phát triển công nghệ, tạo ra sự đổi mới sáng tạo dựa trên yêu cầu giải quyết các thách thức phát triển mang tầm quốc gia (NDCs).



-  Lĩnh vực hỗ trợ, gồm: (1) Y - dược học cổ truyền; (2) Nông nghiệp - Thủy – hải sản; và (3) Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)  như một công cụ cung cấp dịch vụ cho người thu nhập thấp.























Lĩnh vực




Thách thức phát triển quốc gia




Y - dược học cổ truyền




Các công nghệ có tác dụng nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình trồng, chăm sóc, khai thác, thu hoạch, chế biến, vận chuyển, bảo quản, sản xuất, lưu thông và sử dụng thảo dược nguyên liệu và sản phẩm thuốc cổ truyền (trong toàn bộ chuỗi giá trị của y dược cổ truyền).



Nâng cấp công nghệ cho toàn bộ chuỗi giá trị của phát triển thuốc thảo dược trong trồng trọt, sản xuất, phân phối, sản xuất và tiếp thị các sản phầm đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP)




Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)  như một công cụ cung cấp dịch vụ cho người thu nhập thấp




Tăng cường sự sẵn có, tính liên tục và năng lực tiếp cận thông tin và sản xuất nội dung thông tin nhằm phục vụ lợi ích và nhu cầu của nhóm dân cư thu nhập thấp.



Thiết kế, sản xuất những sản phẩm, thiết bị, đồ dùng công nghệ truyền tin thích ứng, phổ cập và thân thiện đem lại ích lợi cho nhóm dân cư thu nhập thấp.




Nông nghiệp - Thủy – hải sản




Giảm tổn thất sau thu hoạch đối với các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản.



Nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các loại nông sản và thủy sản.



Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tiết kiệm năng lượng, sản xuất năng lượng sạch và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản.




 


-  Thời gian thực hiện: tối đa là 24 tháng.



-  Mức hỗ trợ cho một tiểu dự án: Cấp 100% tổng chi phí của tiểu dự án, tối đa $700.000 USD (chỉ để chi trả cho các chi phí tăng thêm do thực hiện dự án).



b) Nhóm C2-A&U:Là nhóm tiểu dự án Tiếp nhận và Nâng cấp các công nghệ sẵn có để tạo ra các giải pháp đổi mới sáng tạo thích hợp cho Việt Nam.



-  Lĩnh vực hỗ trợ, gồm: (1) Y - dược học cổ truyền; (2) Nông nghiệp - Thủy - Hải sản; và (3) Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)  như một công cụ cung cấp dịch vụ cho người thu nhập thấp.



-  Thời gian thực hiện: tối đa là 18 tháng.



-  Mức hỗ trợ cho một tiểu dự án: Tối đa 75% tổng chi phí của tiểu dự án (nhưng không quá $300.000 USD) để chi trả cho các chi phí hợp lệ theo quy định của Dự án.



c) Nhóm C3-Grassroots:Là loại tiểu dự án thúc đẩy đổi mới sáng tạo cá nhân hoặc nhóm cá nhân.



-  Lĩnh vực hỗ trợ: Mở rộng cho tất cả các lĩnh vực công nghệ.



-  Thời gian thực hiện: tối đa là 12 tháng.



-  Mức hỗ trợ cho một tiểu dự án: Tối đa 75% tổng chi phí của tiểu dự án(nhưng không quá $30.000 USD)để chi trả cho các chi phí hợp lệtheo quy định của Dự án.



5.2 Hợp phần 2 gồm 01 nhóm tiểu dự án sau:



d) Nhóm C4-S&C: là nhóm tiểu dự án Mở rộng và Thương mại hóa các kết quả đổi mới sáng tạo.



-  Lĩnh vực hỗ trợ, gồm: (1) Y - dược học cổ truyền; (2) Nông nghiệp - Thủy – hải sản; và (3) Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)  như một công cụ cung cấp dịch vụ cho người thu nhập thấp.



-  Thời gian thực hiện: tối đa là 24 tháng.



-  Mức hỗ trợ cho một tiểu dự án: Tối đa 30% tổng chi phí của tiểu dự ánnhưng không quá $250.000 USD đối với các tiểu dự án mở rộng và thương mại hóa các công nghệ do Dự án VIIP tạo ra, hoặc $125.000 USD đối với các tiểu dự án mở rộng và thương mại hóa các công nghệ được tiếp nhận chuyển giao từ các nguồn khácđể chi trả cho các chi phí hợp lệtheo quy định của Dự án.



6. Hồ sơ đăng ký tiểu dự án: (các file đính kèm)



a)  Đơn đăng ký tài trợ: (theo Mẫu đơn đăng ký)      



b) Thuyết minh tiểu dự án: Chuẩn bị theo mẫu qui định (mẫu bản tiếng Việt) và bản dịch sang tiếng Anh (gồm mẫu TM TDA + các phụ lục kèm theo). Kèm theo mẫu thuyết minh TDA trên, còn có các phụ lục sau:



(1) Dự toán ngân sách TDA (mẫu kèm theo PL 01A/01B - được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 thay thế Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/6/2015);



(2) Kế hoạch nhân sự dự kiến triển khai tiểu dự án (theo mẫu);



(3) Kế hoạch công tác tổng thể của tiểu dự án (theo mẫu).



(4) Phụ lục khác (nếu có) để bổ sung làm rõ các nội dung của Thuyết minh TDA.



c)  Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ trì và các thành viên chính tham gia TDA (theo mẫu).



d) Hồ sơ năng lực của tổ chức đăng ký chủ trì và các đối tác tham gia (nếu có):



- Hồ sơ tư cách pháp nhân:



+ Đối với các tổ chức khoa học và công nghệ: Bản sao công chứng Quyết định thành lập và Điều lệ hoạt động của đơn vị.



+ Đối với các doanh nghiệp: Bản sao công chứng Giấy phép đăng ký kinh doanh.



+ Đối với cá nhân và nhóm cá nhân: Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân.



- Tài liệu chứng minh năng lực của tổ chức đăng ký chủ trì và các đối tác tham gia (Hồ sơ năng lực) về cơ cấu tổ chức, nhân lực, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, tài chính và một số kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh (thông qua các hợp đồng đã và đang thực hiện),…



e) Cam kết hợp tác của các đối tác cùng tham gia tiểu dự án (theo mẫu)



f) Kế hoạch quản lý môi trường: được lập theo mẫu quy định tại Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (Hướng dẫn thực hiện theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ)



g) Bản mềm điện tử bao gồm đầy đủ các thành phần hồ sơ TDA.



* Đối với hồ sơ đăng ký tiểu dự án nhóm C4 (HP 2), cần bổ sung các tài liệu/hồ sơ vay vốn do Vietinbank và Vietcombank yêu cầu. Đề nghị tham khảo Sổ tay tín dụng của các Ngân hàng nói trên đối với gói sản phẩm vay vốn từ dự án VIIP.



7. Yêu cầu về hồ sơ



Hồ sơ hợp lệ để được đưa ra xét chọn phải đáp ứng yêu cầu:



a) Hồ sơ hợp lệ: (1) Có đầy đủ các thành phần hồ sơ theo yêu cầu (như mục 4.1); (2) Hồ sơ được lập theo các mẫu/biểu kèm theo Thông báo trên và được cung cấp đầy đủ các thông tin theo mẫu/biểu yêu cầu; (3) Đảm bảo tính pháp lý theo quy định (ký, đóng dấu của cá nhân/tổ chức có thẩm quyền,.bản công chứng,…); (4) và được nộp đúng hạn (đến kỳ hạn nộp hồ sơ như đã thông báo) hoặc đủ 100 hồ sơ theo quy định.



b) Ngoài mẫu thuyết minh TDA phải được dịch sang tiếng Anh (theo quy định), khuyến khích các thành phần hồ sơ khác cũng được dịch sang tiếng Anh để tạo điều kiện cho các chuyên gia quốc tế đánh giá hồ sơ TDA được tốt hơn (đối với tất cả các nhóm).



Yêu cầu về số lượng bộ hồ sơ:



a) Đối với các tiểu dự án nhóm C1, C2 và C3: Hồ sơ đăng ký tài trợ gồm 02 bộ hồ sơ gốc (bộ bản cứng và bản bằng file điện tử (file Word, Excell hoặc scan định dạng file pdf với đầy đủ các thành phần hồ sơ như bản cứng).



- 02 Bộ hồ sơ gốc (bản cứng) được gửi trực tiếp đến 01 nơi (NAFOSTED hoặc Ban Quản lý Dự án) hoặc đồng thời cả 02 nơi (mỗi nơi 01 bộ bản gốc) trước 17h00 ngày 15/9/2015 hoặc gửi thông qua hệ thống bưu điện có dấu đóng ngày gửi của bưu điện trước thời gian nộp hồ sơ theo quy định (trước 17h ngày 15/9/2015).



- Bản mềm điện tử được gửi qua hệ thống trực tuyến OMS của Ban Quản lý Dự án VIIP hoặc gửi qua Email (tới NAFOSTED hoặc BQLDA) hoặc được lưu trong đĩa CD/DVD/USB,… và có thể gửi cùng với bản cứng. Thời gian gửi bản mềm trên trước 17h00 ngày 15/9/2015 (như thời gian thông báo).



b) Đối với các tiểu dự án nhóm C4:



- Hồ sơ đăng ký tài trợ: Thực hiện tương tự như các nhóm C1, C2 và C3 nói trên.



- Hồ sơ đăng ký vay vốn: Theo qui định của Vietinbank hoặc Vietcombank.



- Hồ sơ đăng ký (hồ sơ tài trợ + hồ sơ vay vốn) gồm 03 bộ hồ sơ gốc (gồm bộ bản cứng và bản file điện tử quy định như các TDA nhóm C1, C2, C3 trên) được gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đồng thời tới 1 đơn vị hoặc cả 3 đơn vị (NAFOSTED, PMU, Vietinbank/Vietcombank – mỗi đơn vị 01 bộ).



8. Tiếp nhận hồ sơ



- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Muộn nhất 17h00 ngày 15/9/2015 hoặc đến thời điểm Dự án nhận đủ 100 hồ sơ - tùy theo điều kiện nào đến trước.



Hồ sơ nộp sau thời hạn này hoặc sau số thứ tự 100 sẽ được đưa vào đánh giá vào đợt tiếp theo (đợt 3). Dự kiến thời gian tiếp nhận đợt 3 vào cuối tháng 12/2015.



- Hồ sơ đăng ký tiểu dự án thuộc Hợp phần 1 (gồm nhóm C1, C2 và C3): được gửi trực tiếp đến NAFOSTED hoặc thông qua Ban Quản lý Dự án (PMU nhận rồi chuyển đến Quỹ trong thời gian quy định) để NAFOSTED tiến hành các bước tiếp theo.



- Hồ sơ đăng ký tiểu dự án thuộc Hợp phần 2 (nhóm C4): được gửi đến NAFOSTED (chủ yếu là phần hồ sơ xin tài trợ), đến Ban Quản lý Dự án và ngân hàngVietinbank/Vietcombank (tùy theo lựa chọn đã đề cập trong thuyết minh).



Chủ nhiệm tiểu dự án phải chuẩn bị trước 02 bản phiếu khai hồ sơ (theo mẫu) để đối chiếu và giao nhận.



8. Các văn bản tham khảo liên quan



- Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.



 (http://www.nafosted.gov.vn/vi/archives/view/55/2015/TTLT/BTC-BKHCN-02).



- Thông tư liên tịch số 01/2010/TT-BTC ngày 6/1/2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước.



 (http://www.nafosted.gov.vn/vi/archives/view/012010TT-BTC/)



- Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.



(http://www.nafosted.gov.vn/vi/archives/view/972010TT-BTC/)



- Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê.



- Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí.



-  Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ Tài chính quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và Thông tư số 192/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ Tài chính quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).



9. Hỗ trợ hoàn thiện và thu nhận hồ sơ:



-  Liên hệ: Ban Hợp tác quốc tế (PGS. TS. Nguyễn Thị Bích Thủy – P. 223, tel: 04 62617533, email: ntbthuy@vnua.edu.vn/Trần Thị Thanh Phương, P.225, tel: 04 6262617543, email: htqt@vnua.edu.vn hoặc/và tttphuong@vnua.edu.vn);



-  Phối hợp: Ban Khoa học – Công nghệ (TS. Lê Vũ Quân, tel: 0982096721hoặc(04) 62 617757, email: lvquan@vnua.edu.vn hoặc/và pqlkh@vnua.edu.vn).