HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2022

_______________

Số: 1018/TB-HVN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________

Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2022

 

 

THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NĂM 2022[1]

 

Học viện Nông nghiệp Việt Nam - mã trường HVN (tên trước đây là trường Đại học Nông nghiệp I) là trường đại học công lập trọng điểm quốc gia, đa ngành, đóng tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Học viện tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2022 (khoá 67) với 5.830 chỉ tiêu (Phụ lục 1) bao gồm 25 nhóm ngành đào tạo.

I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NGÀNH XÉT TUYỂN

1. Đối tượng xét tuyển là những người tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

2. Nhóm ngành/ngành xét tuyển

Học viện xét tuyển theo 25 nhóm ngành bao gồm 47 ngành với 74 chuyên ngành đào tạo (Phụ lục 1), 5 chương trình đào tạo quốc tế, nhiều chương trình bằng kép, đào tạo tích hợp với nhiều ưu đãi cho sinh viên.

II. PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN

Học viện xét tuyển theo 04 phương thức: (1) Xét tuyển thẳng; (2) Xét tuyển dựa vào kết quả học tập trung học phổ thông (THPT); (3) Xét tuyển kết hợp; và (4) Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Thí sinh đã trúng tuyển vào nhóm ngành sẽ quyết định lựa chọn ngành hoặc chương trình đào tạo như sau:

(1) Chọn ngành đào tạo trong nhóm ngành trúng tuyển theo nhu cầu, sở thích khi làm thủ tục xác nhận nhập học/nhập học;

(2) Chọn một trong các chương trình: Chương trình quốc tế, Chương trình Anh Quốc (ngành Tài chính, Đầu tư, Bảo hiểm); Chương trình New Zealand (ngành Kinh tế tài chính);

(3) Chọn chuyên ngành đào tạo trong ngành đã nhập học sẽ được thực hiện trong học kỳ thứ 2 của khóa học theo quy định của Học viện;

(4) Chọn chương trình bằng kép để được cấp 2 bằng đại học khi tốt nghiệp sẽ được thực hiện trong học kỳ thứ 2 của khóa học theo thông báo của Học viện;

(5) Chọn theo học các chương trình đào tạo tích hợp của các tập đoàn, doanh nghiệp.

 

1. Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển

Học viện xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển các nhóm đối tượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Học viện nhận vào học có điều kiện đối với những trường hợp dưới đây:

(1) Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ hoặc thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ hoặc thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được nhận vào học các ngành thuộc nhóm ngành Nông nghiệp và Thủy sản (các mã nhóm: HVN02, 03, 06, 11, 13, 18, 24) và các nhóm ngành khác khi có học lực đạt loại khá ít nhất 1 năm tại các trường THPT.

(2) Thí sinh là người nước ngoài có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt (hoặc Tiếng Anh đối với các chương trình giảng dạy bằng Tiếng Anh) đáp ứng quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

2. Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập tại các trường THPT, trường chuyên, năng khiếu (Xét học bạ)

a) Điều kiện xét tuyển:

Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình cả năm lớp 11 (đối với đợt xét tuyển 1) hoặc lớp 12 (đối với các đợt xét tuyển sau) theo thang điểm 10 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển, cộng điểm ưu tiên (nếu có) đạt từ 20,0 điểm trở lên.

  b) Cách tính điểm xét tuyển:

* Điểm xét tuyển:

Điểm xét tuyển = ĐTBcn môn 1 + ĐTBcn môn 2 + ĐTBcn môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có).

* Điểm ưu tiên:

- Điểm ưu tiên theo khu vực và theo đối tượng thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng là 1,0 điểm và giữa các khu vực kế tiếp là 0,25 điểm.

c)      Nguyên tắc xét tuyển

Thí sinh đăng ký xét tuyển theo nhóm ngành với tối đa 02 nguyện vọng (NV) tương ứng 2 nhóm ngành đào tạo và được xét tuyển theo thứ tự ưu tiên. Thí sinh trúng tuyển NV1 sẽ không được xét tuyển NV2. Thí sinh không trúng tuyển vào NV2 đã đăng ký thì tiếp tục được xét tuyển vào các nhóm ngành khác khi còn chỉ tiêu. Thí sinh có thể được xem xét chuyển ngành/chuyên ngành trong thời gian học tập theo quy định.

Thí sinh trúng tuyển có điểm xét tuyển lớn hơn hoặc bằng điểm trúng tuyển theo mức từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu hoặc chỉ tiêu còn lại của từng nhóm ngành của phương thức này. Đối với các thí sinh có điểm bằng nhau xét tuyển ở cuối danh sách thì xét theo thứ tự ưu tiên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mức chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp là không điểm.

3. Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp

Xét từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu theo Đề án tuyển sinh của Học viện dựa trên các tiêu chí xét tuyển kết hợp và thứ tự ưu tiên như sau:

(1) Học lực đạt loại khá ít nhất 1 năm tại các trường THPT và tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, cử tham gia hoặc đoạt giải nhất, nhì, ba và khuyến khích trong các môn thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển.

(2) Học lực đạt loại khá ít nhất 1 năm tại các trường THPT và có kết quả thi SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt tối thiểu từ 1050/1600 điểm hoặc ACT (American College Testing) đạt tối thiểu từ 22 điểm hoặc điểm thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5.5 điểm hoặc các chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố. Thí sinh trúng tuyển được lựa chọn theo học các chương trình sau đây:

a) Chương trình quốc tế (Đào tạo bằng Tiếng Anh) các ngành: Công nghệ sinh học, Khoa học cây trồng, Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế tài chính, Quản trị kinh doanh (và được bố trí học cùng sinh viên năm thứ 2 của chương trình đào tạo).

b) Chương trình Anh quốc: Do Đại học GLASGOW CALEDONIAN UNIVERSITY (GCU) cấp bằng Cử nhân ngành Tài chính, Đầu tư, Bảo hiểm.

c) Chương trình New Zealand: Do Đại học MASSEY UNIVERSITY cấp bằng Cử nhân ngành Kinh tế - Tài chính.

(3) Học lực đạt loại khá ít nhất 1 năm tại các trường THPT và có điểm kết quả thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trình độ IELTS 4.0 điểm, TOEFL iBT 30 điểm, TOEFL ITP 450 điểm,  A2 Key (KET) Cambridge English hoặc có một trong các chứng chỉ tin học quốc tế: IC3, ICDL, MOS.

(4) Hạnh kiểm tốt, học lực đạt loại giỏi từ 1 học kỳ và từ 3 học kỳ khá trở lên trong chương trình học THPT.

4. Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 (theo quy định, lịch trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo Đề án của Học viện)

a) Điều kiện xét tuyển: Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 theo tổ hợp xét tuyển cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định. Mức chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp là không điểm. Học viện sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

  b) Cách tính điểm xét tuyển:

Điểm xét tuyển = Điểm thi môn 1 + Điểm thi môn 2 + Điểm thi môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam công nhận và sử dụng kết quả miễn bài thi môn ngoại ngữ tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển đại học chính quy năm 2022.

* Điểm ưu tiên

Điểm ưu tiên theo khu vực và theo đối tượng thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng là 1,0 điểm và giữa các khu vực kế tiếp là 0,25 điểm.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng của khối ngành Sư phạm được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ GĐ&ĐT đối với tất cả các phương thức xét tuyển.

III. THỜI GIAN VÀ HỒ SƠ XÉT TUYỂN

1.   Thời gian xét tuyển

1.1 Phương thức 1 (Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển) và Phương thức 4 (Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022)

Thời gian xét tuyển được thực hiện theo quy định, lịch trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo Đề án tuyển sinh của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

1.2 Phương thức 2 (Xét học bạ) và Phương thức 3 (Xét tuyển kết hợp)

TT

Nội dung

Đợt 1[1]

Đợt 2

1

Nhận hồ sơ xét tuyển

01/03 – 10/04/2022

05/05 - 20/06/2022

2

Thông báo kết quả xét tuyển

12/04/2022

23/06/2022

Học viện sẽ công bố thời gian xác nhận nhập học / nhập học đối với thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển trong Giấy báo đủ điều kiện trúng tuyển đăng tải thông tin trên website: daotao.vnua.edu.vn/xettuyenhttps://tuyensinh.vnua.edu.vn.

2. Hồ sơ xét tuyển

Thí sinh viết vào Phiếu đăng ký xét tuyển hoặc đăng ký xét tuyển trực tuyến theo mẫu của Học viện. Học viện sẽ kiểm tra và đối chiếu thông tin trên Phiếu với hồ sơ gốc của thí sinh sau khi thí sinh làm thủ tục nhập học.

* Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo Phương thức 1 (Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển) và Phương thức 4 (Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT): Đăng ký xét tuyển theo mẫu phiếu và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

* Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo Phương thức 2 (Xét học bạ) và Phương thức 3 (Xét tuyển kết hợp): PHIẾU 1-1 (Đợt 1), PHIẾU 1-2 (Đợt 2).

3. Cách thức nộp hồ sơ

Thí sinh có thể nộp hồ sơ theo 1 trong 3 cách sau:

+ Trực tuyến tại website: https://vnua.edu.vn/dkxt

+ Trực tiếp tại Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Phòng 121, tầng 1, Nhà Hành chính);

+ Chuyển phát nhanh qua bưu điện về địa chỉ: Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, TT. Trâu Quỳ, H. Gia Lâm, TP. Hà Nội.

IV. THÔNG TIN VỀ LỆ PHÍ, HỌC PHÍ VÀ HỌC BỔNG

1.  Lệ phí xét tuyển: 30.000đ/nguyện vọng

2.  Học phí năm 2021-2022 đối với sinh viên chính quy.

STT

Nhóm ngành

Mức học phí hiện tại

(triệu đồng/năm)

1

Nhóm ngành nông, lâm, thủy sản (Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật, Nông nghiệp, Chăn nuôi, Nuôi trồng thủy sản, Kinh tế nông nghiệp, …)

11,6

2

Nhóm ngành KHXH và quản lý (Kinh tế, Quản lý đất đai, Kế toán, QTKD, Xã hội học, Ngôn ngữ Anh, …)

13,45

3

Kỹ thuật và Công nghệ (CNSH, CNTT, Cơ điện, Môi trường…)

16,0

4

Công nghệ thực phẩm

16,7

5

Thú y

19,8

Ghi chú: Học phí các năm tới sẽ theo lộ trình và quy định của Nhà nước.

3. Thông tin học bổng

Học viện có nhiều học bổng du học, học tập, nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp ở trong nước và nước ngoài với tổng giá trị quy đổi gần 30 tỷ đồng, cụ thể như sau:

 + 20 suất học bổng “Tài năng” dành cho thí sinh có điểm xét tuyển hoặc thành tích học tập cao nhất (miễn 100% học phí trong thời gian học tập 4 - 5 năm);

+ Hàng trăm suất học bổng “Khởi nghiệp”, học bổng “Chào tân sinh viên”, học bổng “Thắp sáng ước mơ”, học bổng tài trợ từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức.

+ Ưu tiên xét cấp học bổng “Sinh viên toàn cầu” cho các thí sinh xuất sắc, có thành tích trong hoạt động xã hội, có năng lực tiếng Anh tham gia trao đổi, giao lưu văn hóa, thực tập sinh quốc tế tại Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy...

+ Hàng nghìn suất học bổng khuyến khích học tập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Để được tư vấn đầy đủ về thông tin tuyển sinh năm 2022, xin liên hệ với số điện thoại: 024.6261.7578/ 024.6261.7520 hoặc 0961.926.639/0961.926.939

Địa chỉ liên hệ: Học viện Nông nghiệp Việt Nam; TT. Trâu Quỳ, H. Gia Lâm, TP. Hà Nội

Website: www.vnua.edu.vn; http://tuyensinh.vnua.edu.vn

Facebook: www.facebook.com/hocviennongnghiep

 

Nơi nhận:

- Thí sinh (website);

- Bộ NN&PTNT, Bộ GD&ĐT (để bc);

- HĐHV, BGĐ (để b/c)

- Các ĐV (để p/h)

- Lưu: VPHV, QLĐT, LTS(10).

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

(đã ký)

 

PHÓ GIÁM ĐỐC

GS.TS. Phạm Văn Cường

 

 

[1] Thông báo này thay thế Thông báo số 179/TB-HVN ngày 28/01/2022