HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BAN HỢP TÁC QUỐC TẾ

----------------

Số: 03 /TB-HTQT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------------------

Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2018

 

THÔNG BÁO

V/v Chương trình hợp tác khoa học – công nghệ Việt Nam – Trung Quốc

(Nghị định thư)

Nhằm triển khai nội dung hợp tác của Khóa họp lần thứ 9 Ủy ban hỗn hợp hợp tác về khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu và các doanh nghiệp có đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ của Việt Nam đề xuất các đề tài/dự án hợp tác khoa học và công nghệ theo Nghị định thư với Trung Quốc. Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác này, các đề tài/dự án hợp tác nghiên cứu chung sẽ được hai Bên cùng xem xét tài trợ.

1. Lĩnh vực hợp tác nghiên cứu:

-    Y dược (ưu tiên về chuyên ngành kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại; chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh; công nghệ bào chế thuốc y học cổ truyền);

-    Năng lượng mới và năng lượng tái tạo.

4. Thời gian thực hiện:  tối đa 36 tháng, bắt đầu từ năm 2018.

5. Hồ sơ đề xuất đề tài/dự án:

-    Công văn đề xuất đặt hàng của Bộ, ngành, địa phương do Lãnh đạo Bộ ký gửi Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất đề tài/dự án khoa học và công nghệ theo Nghị định thư với Trung Quốc.

-    Đề cương đề xuất đề tài/dự án khoa học và công nghệ theo Nghị định thư viết bằng tiếng Việt (Theo mẫu tại Phụ lục  kèm theo Thông báo này, tên đề tài/dự án được viết bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung), đủ chữ ký và dấu của các bên liên quan.

-    Văn bản trao đổi/thỏa thuận hợp tác giữa cơ quan chủ trì của Việt Nam với đối tác nước ngoài trong việc thực hiện các nội dung hợp tác (nếu có).

6. Hồ sơ đề xuất đề tài/dự án của phía Trung Quốc:

-    Chủ nhiệm đề tài/dự án phía Trung Quốc liên hệ và nộp theo hướng dẫn trên website của Bộ Khoa học - Công nghệ Trung Quốc.

-    Đề xuất được viết theo mẫu quy định của phía Trung Quốc.

7. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ:  Muộn nhất 17h00 ngày 09/02/2018. 

8. Quy trình đánh giá và lựa chọn đề tài/dự án:

8.1   Tất cả các đề tài/dự án sẽ được kiểm tra về tính hợp lệ và tiến hành đánh giá theo quy trình được quy định tại Thông tư 12/2014/TT-BKHCN ngày 30/5/2014 quy định quản lý các  nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư;

8.2   Các đề xuất đề tài/dự án hợp lệ sẽ được Bộ Khoa học và Công nghệ đưa ra đánh giá tại các hội đồng xác định nhiệm vụ. Nếu đề xuất được đánh giá tốt, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ yêu cầu nộp hồ sơ chi tiết, bao gồm các tài liệu sau:

-    Thuyết minh chi tiết nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư;

-    Thỏa thuận hợp tác giữa các đơn vị tham gia đề tài/dự án nghiên cứu phía Việt Nam, có đủ chữ ký của tất cả các đối tác tham gia và cơ quan chủ trì;

-    Thỏa thuận hợp tác giữa các đối tác Trung Quốc và Việt Nam (bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có công chứng). Các yêu cầu tối thiểu cho các Thỏa thuận hợp tác với đối tác Trung Quốc: tên đề tài/dự án; tên của tất cả các đối tác tham gia; mô tả mục tiêu, nội dung nghiên cứu chính, kế hoạch hợp tác, dự kiến nguồn nhân lực thực hiện, phân công nhiệm vụ giữa đối tác Trung Quốc và Việt Nam, kết quả dự kiến và dự trù kinh phí, nguyên tắc cơ bản của việc cùng thương mại hóa kết quả nghiên cứu của hai bên và các tài liệu hành chính khác.

8.3   Sau khi hai Bộ Khoa học và Công nghệ tiến hành đánh giá độc lập, hai bên sẽ thống nhất danh sách ngắn các đề tài/dự án được lựa chọn để hai bên đồng tài trợ. Danh sách này sẽ được đưa vào nội dung của Chương trình hợp tác và sẽ được hai bên cùng cấp kinh phí từ ngân sách hàng năm của hai  nước.

9. Tiêu chí đánh giá:

-    Mỗi đề tài/dự án phải được nộp đồng thời cho các cơ quan có thẩm quyền điều phối Chương trình họp tác về khoa học và công nghệ phía Việt Nam và Trung Quốc. Đề tài/dự án chỉ nộp cho một phía sẽ không được xem xét.

-    Phù hợp với chính sách tài trợ của mỗi quốc gia.

-    Phù hợp với các yêu cầu và mục tiêu của nhiệm vụ Nghị định thư bao gồm:

+ Tính cấp thiết của đề tài/dự án hợp tác;

+ Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và tính độc đáo của đề tài/dự án;

+ Giá trị gia tăng của hợp tác quốc tế;

+ Năng lực chuyên môn và kinh nghiệm hợp tác quốc tế của chủ nhiệm và đối tác;

+ Tính khả thi của đề tài và khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu.

10. Công bố kết quả: Danh mục các đề tài/dự án được lựa chọn sẽ được Vụ  Hợp tác quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo cho các chủ nhiệm đề tài/dự án của phía Việt Nam.

11. Cấp kinh phí cho đề tài/dự án được lựa chọn:

-    Tổng số đề tài/dự án được lựa chọn: 04 đề tài/dự án (mỗi lĩnh vực 02 đề tài/dự án).

-    Phía Trung Quốc: tài trợ cho mỗi dự án được lựa chọn khoảng 2 triệu nhân dân tệ, tương đương 7 tỷ đồng Việt Nam.

-    Phía Việt Nam: sau khi nhận được thông báo, chủ nhiệm đề tài/dự án được lựa chọn trong Chương trình  hợp tác hoàn thiện hồ sơ và gửi về Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ để thẩm định kinh phí theo quy định tại Thông tư 12/2014/TT-BKHCN ngày 30/5/2014 quy định quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư.

12. Cơ quan quản lý đề tài/dự án hợp tác quốc tế:

- Phía Việt Nam: Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam

- Phía Trung Quốc: Bộ Khoa học Công nghệ Trung Quốc

13. Liên hệ giải đáp thông tin và tiếp nhận hồ sơ: Bà Ninh Thị Huy Hoàng, Phòng châu Á- châu Phi, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, 113 Trần Duy Hưng, Hà Nội, tel: +84-24- 39448901.

Ban Hợp tác quốc tế trân trọng thông báo đơn vị quan tâm tham gia Chương trình. Đề cương đề xuất đề tài/dự án (04 bộ/đề cương) gửi đến Ban HTQT (cán bộ phụ trách: Trần Thị Thanh Phương, P. 228 Nhà Hành chính, tel: 04 62617692, email: tttphuong@vnua.edu.vn) muộn nhất ngày 31/01/2018 để tổng hợp hồ sơ gửi đăng ký Bộ KH&CN đúng thời hạn.

                                                               

Nơi nhận:

- Các đơn vị trong Học viện;

- Lưu HTQT.

KT. TRƯỞNG BAN 

 

Đã ký 

 

Lê Thị Bích Liên