3. Khối lượng kiến thức toàn khoá

 

TT

Khối kiến thức

Số tín chỉ

1

Kiến thức bắt buộc chung

6

2

Kiến thức tự chọn

8

3

Tiểu luận tổng quan

2

4

Chuyên đề

4

5

Luận án

70

 

Cộng

90

 

-   Nếu NCS chưa có bằng thạc sĩ thì phải học bổ sung 30 tín chỉ thuộc chương trình đào thạc sĩ ngành Thú y, chưa kể học phần triết học và tiếng Anh.

-   Đối với NCS đã có bằng thạc sĩ nhưng ở ngành gần hoặc có bằng thạc sĩ đúng ngành nhưng tốt nghiệp đã nhiều năm hoặc do cơ sở đào tạo khác cấp thì tùy từng trường hợp cụ thể NCS phải học bổ sung một số học phần cần thiết theo yêu cầu của ngành đào tạo và lĩnh vực nghiên cứu.

 

4. Ðối tượng tuyển sinh

Thực hiện theo Quy chế, Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Học viện Nông nghiệp Việt Nam về đào tạo trình độ tiến sĩ.

4.1. Ngành/chuyên ngành đúng và phù hợp

           Thú y. 

4.2. Ngành/chuyên ngành gần

Chăn nuôi thú y hoặc chăn nuôi, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
 

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Thực hiện theo Quy chế, Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Học viện Nông nghiệp Việt Nam về đào tạo trình độ tiến sĩ.
 

6. Thang điểm

            Đánh giá theo thang điểm 10.
 

7. Nội dung chương trình

TT

Tên học phần

Tên tiếng Anh

Tổng số TC

Lý thuyết

Thực hành

BB

TC

HỌC PHẦN TIẾN SĨ

 

 

 

 

 

1

THUY 841

Các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học

Epidemiology research methods

2

2.0

 

x

 

2

THUY 842

Dịch tễ học thú y ứng dụng

Applied Veterinary of Epimiology

2

2.0

 

x

 

3

THUY 843

Miễn dịch học thú y nâng cao

Advanced Veterinary of Immunology

2

2.0

 

x

 

4

THUY 844

Virus học thú y nâng cao

Advanced Virus Veterinary

2

2.0

 

 

x

5

THUY 845

Bệnh lý thú y nâng cao

Advanced Veterinary of Pathology

2

2.0

 

 

x

6

THUY 846

Bệnh truyền lây giữa người và động vật

Zoonoses

2

2.0

 

 

x

7

THUY 847

Vi khuẩn học thú y nâng cao

Advanced Veterinary of Bacteriology

2

2.0

 

 

x

8

THUY 848

Ký sinh trùng học thú y nâng cao

Advanced Veterinary of Parasitology

2

2.0

 

 

x

TIỂU LUẬN TỔNG QUAN VÀ CHUYÊN ĐỀ

 

 

 

 

 

1

TLTQ

Tiểu luận tổng quan

Essay overview

2

2.0

 

x

 

2

Các vấn đề liên quan đến đo lường tần số bệnh trong dịch tễ học

Issues related to measurement the frequency disease in epidemiology

2

2.0

 

 

x

3

Điều tra dịch tễ học

Epidemiological Surveillance

2

2.0

 

 

x

4

Thiết kế mẫu trong dịch tễ học

Sampling design in epidemiology

2

 

 

 

 

5

Phòng bệnh và khống chế dịch bệnh

Prevention and disease control progrmames

2

2.0

 

 

x

6

Quản lý các chương trình khống chế dịch bệnh

Management of disease control programmes

2

2.0

 

 

x

7

Phân tích các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến dịch

Analysis of risk factors affected to disease

2

2.0

 

 

x

8

Khoanh vùng ổ dịch và tính chất dịch

Zonation of outbreak and characteristics of outbreak

2

2.0

 

 

x

9

Theo dõi và giám sát dịch bệnh

Monitoring and surveillance of disease

2

2.0

 

 

x

10

Phân tích chẩn đoán xét nghiệm dịch tễ học và đánh giá kết quả nghiên cứu

Analysis of diagnostic tests in epidemiology and evaluation of research results

2

2.0

 

 

x

11

Xây dựng bản đồ dịch tễ bằng kỹ thuật GIS: (Geographic information system = Hệ thống thông tin địa lý)

Mapping of epidemiology by GIS techniques

2

2.0

 

 

x

12

Công nghệ sinh học trong Thú y

Biotechnology in Veterinary

2

2.0

 

 

x

13

Vaccine và các chế phẩm sinh học

Vaccines and probiotics

2

2.0

 

 

x

14

Các loại mầm bệnh và động vật tàng trữ

Pathogenic agents and Reservoirs

2

2.0

 

 

x

 

Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm

Epidemiology of infectious diseases

2

2.0

 

 

x

 

Dịch tễ học các bệnh truyền qua thực phẩm

Epidemiology of food-borne diseases

2

2.0

 

 

x

LUẬN ÁN

Thesis

70

 

 

x

 

 

8. Kế hoạch giảng dạy

Các học phần tiến sĩ được giảng dạy vào học kỳ II.

Thời gian còn lại NCS thực hiện các chuyên đề, seminar, làm luận án.
 

9. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần

9.1. Học phần bắt buộc

1. THUY 841. Các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học (Epidemiology research methods). (2TC: 2 - 0 -  4): Dịch tễ học mô tả, dịch tễ học phân tích, dịch tễ học thực nghiêm và dịch tễ học can thiệp, Mô hình nghiên cứu dịch tễ học, nghiên cứu phân tích dịch tễ học là quá trình diễn biến của mối quan hệ nhân - quả, các nghiên cứu phân tích bệnh chứng, các nghiên cứu phân tích thuần tập, nghiên cứu ngang, các phép so sánh về nguy cơ tương đối (Relative Risk = RR), tỷ suất chênh hay tỷ số lệch (Odds Ratio = OR), sử dụng mô hình logistic để phân tích dịch tễ, lựa chọn phương pháp nghiên cứu phân tích dịch tễ học phù hợp mang lại hiệu quả cao cả về kỹ thuật lẫn kinh tế.

2. THUY 842. Dịch tễ học thú y ứng dụng (Applied Veterinary of Epimiology). (2TC : 2 - 0 - 4): Cung cấp những kiến thức, những lý luận khoa học mới nhất về dịch tễ học hiện đại, dịch tễ học thực địa, các phương pháp đo lường tần suất bệnh, các phương pháp điều tra, thu thập, phân tích các dữ liệu dịch tễ một cách cơ bản, có hẹ thống và chính xác, các phương pháp chọn mẫu, lấy mẫu, phương pháp tính số lượng mẫu, các phương pháp phân tích chẩn đoán xét nghiệm và đánh giá các kết quả xét nghiệm một cách khách quan, khoa học, thế nào là một nghiên cứu chính xác, một nghiên cứu có giá trị.

3. THUY 843. Miễn dịch học thú y nâng cao (Advanced Veterinary of Immunology). (2TC: 2 - 0 - 4): Tế bào lympho B và đáp ứng miễn dịch dịch thể; Tế bào lympho T và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào; Tế bào trình diện kháng nguyên và các phân tử MHC; Kiểm soát, điều hòa đáp ứng miễn dịch; Miễn dịch ghép.

 

9.2. Các học phần tự chọn

1. THUY 844. Virus học thú y  nâng cao (Advanced Virus Veterinary). (2TC: 2 - 0 - 4): Phương pháp thường quy và hiện đại trong phân lập, giám định virus gây bệnh.; Một số quy trình phân lập, giám định virus. Hiểu biết nâng cao về một số virus gây bệnh nguy hiểm ở động vật.

2. THUY 845. Bệnh lý thú y nâng cao (Advanced Veterinary of Pathology). (2TC: 2 – 0 - 4): Viêm; Đổi mới và sửa chữa; Stress và đáp ứng với stress; Các tổn thương không phải u gây ra bởi virus; Một số kỹ thuật trong chẩn đoán bệnh lý tế bào.

3. THUY 846. Bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa người và động vật (Zooparasitic  diseases). (2TC : 2 - 0 - 4): Đại cương về ký sinh trùng truyền lây giữa động vật và người. Các bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa động vật và người và biện pháp phòng trừ mở rộng và nâng cao.

4. THUY 847. Vi khuẩn học thú y nâng cao (Advanced Veterinary of Bacteriology). (2TC: 2 - 0 -  4): Phương pháp thường quy và hiện đại trong phân lập, giám định vi khuẩn gây bệnh. Một số quy trình phân lập, giám định vi khuẩn, hiểu biết nâng cao  về một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở động vật.

5. THUY 848. Ký sinh trùng học thú y nâng cao (Advanced  Veterinary of Parasitology). (2TC: 2 - 0 - 4): Tổng hợp kiến thức về bệnh học. Chuyên sâu về nguyên nhân gây bệnh. Dịch tễ học, cơ chế sinh bệnh, các đặc điểm bệnh lý của bệnh, biện pháp phòng và trị bệnh ở mức nâng cao.
 

9.3. Tiểu luận tổng quan

a) Quy định

Bài tiểu luận tổng quan, tương đương 2 tín chỉ, được NCS trình bày về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề liên quan mật thiết đến đề tài luận án, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết. Bài tiểu luận không quá 15 trang A4, cách dòng 1,5; phần trình bày bằng PowerPoint không quá 20 phút.

b) Tiêu chí đánh giá

Tiêu chí đánh giá tiểu luận tổng quan (theo thang điểm 10)

-   Chất lượng thông tin chuyên môn:         5 điểm

-   Chất lượng trình bày:                    2 điểm

-   Trả lời câu hỏi của hội đồng:      3 điểm
 

9.4. Chuyên đề

a) Quy định

Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, giúp nghiên cứu sinh giải quyết một số nội dung của đề tài luận án. 

Nghiên cứu sinh phải viết các chuyên đề (mỗi chuyên đề không quá 15 trang A4, cách dòng 1,5) và trình bày bằng PowerPoint (không quá 20 phút) trước Hội đồng đánh giá chuyên đề.

b) Tiêu chí đánh giá

Tiêu chí đánh giá tiểu luận tổng quan (theo thang điểm 10)

-   Chất lượng thông tin chuyên môn:         5 điểm

-   Chất lượng trình bày:                                2 điểm

-   Trả lời câu hỏi của hội đồng:                  3 điểm

c) Mô tả hướng chuyên đề

1. Các vấn đề liên quan đến đo lường tần số bệnh trong dịch tễ học: Những vấn đề liên quan đến tần suất dịch bệnh.Tầm quan trọng của việc đo đếm tần suất bệnh, các tỷ lệ lưu hành, tỷ suất hiện mắc, mới mắc, tốc độ tấn công, số mới mắc tích luỹ, mật độ mới mắc, các tỷ lệ chết chủ yếu, các phương pháp tính toán các tỷ lệ, tỷ suát này, phép so sánh các tần suất bệnh giữa các địa phương, vùng, miền khác nhau, các yếu tố liên quan quyết định đến tần suất đo lường dịch bệnh..

2. Điều tra dịch tễ học: Những vấn đê liên quan đến điều tra dịch tễ học, sự cần thiết phải điều tra dịch tễ học, điều tra về không gian, thời gian và tổng đàn gia súc, các bước tiến hành trong điều ta dịch tễ học, định nghĩa ca bệnh và tính số ca bệnh, các phương pháp thu thập số liệu, xử lý số liệu và sắp xếp số liệu vào bảng dữ liệu, thiết lập bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị để diễn tả tình hình dìch dịch và phân tích số liệu dịch tễ học thu được, soạn thảo báo cáo kết quả điều tra  và đề xuất các giải pháp phòng chống dịch bệnh có hiệu quả, xác lập bản đồ dịch tễ dịch bệnh bằng hệ thống thông tin địa lý GIS (Geographic information system).

3. Thiết kế mẫu trong dịch tễ học: Những vấn đề có liên quan đến mẫu, các bước trong thiết kế chiến lược lấy mẫu, sự khác nhau giữa quần thể và quần thể bệnh, sự khác nhau giữa chọn mẫu và lấy  mẫu, sự khác nhau giữa lấy mẫu theo xác xuất và lấy mẫu không theo xác xuất, các phương pháp chọn mẫu, quy trình lấy mẫu, các sai lầm trong việc chọn mẫu và lấy mẫu. Phưong pháp tính toán cỡ mẫu, các ứng dụng trong việc xác định cỡ mẫu. Các sai lệch trong việc thiết kế chọn mẫu và lấy mẫu. Xác định khoảng tin cậy của mẫu. Xác định quần thể và quần thể bị bệnh.

4. Phòng bệnh và khống chế dịch bệnh: Các vấn đề về liên quan đến vaccine, sản xuất vaccine và các chế phẩm sinh học, vai trò và tác dụng của các chất bổ trợ miễn dịch, mối quan hệ giữa mầm bệnh - vật chủ - môi trường, nguy cơ và các yếu tố nguy cơ, các biện pháp khống chế bệnh truyền nhiễm, các giai đoạn trong chương trình khống chế dịch bệnh, hiệu quả kinh tế trong phòng chống dịch bệnh.

5. Quản lý các chương trình khống chế dịch bệnh: Những vấn đề có liên quan đến quản lý và khống chế dịch bệnh, các vấn đề cơ bản trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, các biện pháp khống chế nhằm sử lý nguồn dịch, phát hiện sớm mầm bệnh, giảm số lượng mầm bệnh,   giảm thiểu mối liên hệ giữa động vật mắc bệnh và động vật cảm nhiễm, làm giảm tỷ lệ lưu hành, giảm số mới mắc, các biện pháp thông tin, giám sát dịch bệnh, Các kỹ thuật thu thập thông tin, dữ liệu, xử lý số liệu. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc phòng chống và quản lý, khống chế dịch bệnh.

6. Phân tích các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến dịch: Nguồn bệnh – nhân tố truyền lây - động vật thụ cảm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, các yếu tố nguy cơ:thuộc về tự nhiên, các yếu tố nguy cơ thuộc về xã hội và đặc biệt là các yếu tố nguy cơ thuộc về đàn gia súc. Mỗi một bệnh truyền nhiễm có các yếu tố nguy cơ khác nhau, phân tích các yếu tố nguy cơ trên đối với bất cứ bệnh truyền nhiễm nào để có được các giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn, khống chế sự lây lan của dịch là vấn đề quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh. Có yếu tố nguy cơ chủ yếu, cơ bản, có yếu tố nguy cơ nghi ngờ, dịch tễ học phải xác định được các yếu tố nguy cơ chủ yếu để can thiệp..

7. Khoanh vùng ổ dịch và tính chất dịch: Mỗi một ổ dịch đều có ba vùng: vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm, cần phân tích đặc điểm của từng loại ổ dịch như các đặc điểm sinh học của mầm bệnh trong từng ổ dịch, các loại ký chủ trong ổ dịch, xác định giới hạn của ổ dịch để có các biện pháp tác động với từng vùng trong ổ dịch. Các yếu tố nguy cơ trong tự nhiên, xã hội tác động đến 3 khâu của quá trình dịch, cần phân tích tính chất mùa, tính chất vùng và tính chất chu kỳ của dịch. Cần xác định hình thái của dịch để có các biện pháp tác động của con người có thể làm thay đổi các tính chất dịch, thay đổi hình thái dịch mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực trong phòng chống dịch bệnh. Phương pháp xác định hệ số năm dịch và hệ số mùa dịch để nắm được tính chất nguy hiểm của dịch..

8. Theo dõi và giám sát dịch bệnh: Tầm quan trọng của các thông tin giám sát, mục tiêu của công tác giám sát dịch bệnh, các hoạt động của giám sát, các phương pháp thu thập số liệu giám sát và sử dụng số liệu giám sát vào công tác phòng chống dịch bệnh, cần xác định chiến lược giám sát thích hợp đối với những bệnh dịch nguy hiểm, làm thế nào để công tác giám sát có hiệu quả nhất, các biểu mẫu báo cáo giám sát, nội dung giám sát, quy trình giám sát, phương pháp  giám sát, ý nghĩa của việc phát hiện và báo váo sớm, các hệ thống giám sát,

9. Phân tích chẩn đoán xét nghiệm dịch tễ học và đánh giá kết quả nghiên cứu: Các vấn đề có liên quan: tính chính xác (tính đúng), tính chuẩn xác của một nghiên cứu, phương pháp xác định độ nhạy và độ đặc hiệu của các xét nghiệm, ứng dụng của độ nhạy và độ đặc hiệu trong việc xuất nhập gia súc và các sản phẩm chăn nuôi. Phương pháp tính giá trị dự báo dương tính, âm tính và sự lưu hành thực theo độ nhạy và độ đặc hiệu. để có biện pháp can thiệp. Đánh giá kết quả của một nghiên cứu thông qua sự phối hợp của các yếu tố bên trong, bên ngoài, ý nghĩa thống kê và khoảng tin cạy. Xác định thế nào là một nghiên cứu không có sai lầm ngẫu nhiên và sai lầm hệ thống, thế nào là một nghiên cứu chính xác, một nghiên cứu có giá trị.

10. Xây dựng bản đồ dịch tễ bằng kỹ thuật GIS: (Geographic information system = Hệ thống thông tin địa lý), ứng dụng công nghệ GIS vào quản lý dịch bệnh:

-         Xây dựng các lớp bản đồ cơ bản: xây dựng lớp bản đồ ranh giới huyện, xã.

-         Xây dựng các lớp dữ liệu liên quan đến dịch tễ của bệnh cần nghiên cứu.

-         Xây dựng bản đồ quản lý dịch tễ bằng kỹ thuật GIS.

-         Sử dụng phần mềm Arcview version để xây dựng bản đồ hoàn chỉnh

11. Công nghệ sinh học trong thú y: Các vấn đề liên quan đến nuôi cấy tế bào động vật, công nghệ tạo giống và nhân nhanh giống vi sinh vật, các vấn đề liên quan đến kỹ thuật DNA phát hiện và nhân dòng gen; giải mã hệ gen các chủng virut, chọn lọc giống, chỉ thị phân tử, chuyển gen, giải trình tự gen, sản xuất vaccine bằng công nghệ gen học.

12. Vaccine và các chế phẩm sinh học: Những vấn đề có liên quan đến công nghệ sản xuất vaccine và các chế phẩm sinh học: vaccine vô hoạt, vaccine nhược độc, vaccine giải độc tố, các loại chất bổ trợ miễn dịch, vai trò, cơ chế và tác dụng của các chất bổ trợ, vaccine vi khuẩn, vaccine virut, công nghệ lên men sục khí, sản xuất vaccine bằng công nghệ gen học, vaccine tái tổ hợp, sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ ngành thú y, giám định DNA, tin sinh học,

13. Các loại mầm bệnh và động vật tàng trữ: Nghiên cứu chuyên sâu về phân loại các loại mầm bệnh và động vật tàng trữ trong tự nhiên, động vật khỏe mang trùng, động vật mang trùng ở thể ẩn, nguồn dịch thiên nhiên, đặc điểm dịch tễ của nguồn dịch thiên nhiên, vòng lây truyền trong nguồn dịch thiên nhiên, quá trình truyền lây, cơ chế và phương thức truyền lây, yếu tố truyền lây, dã thú, côn trùng, tiết túc, truyền lây cơ học, truyền lây sinh học, bốn phương thức truyền lây của bệnh truyền nhiễm, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình truyền lây, cơ chế bảo tồn và biến dị gen liên quan đến tiềm năng phát sinh các bệnh mới.

14. Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm: Những vấn đề có liên quan đến dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm:

-         Nhóm các bệnh truyền nhiễm đường ruột

-         Nhóm các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp

-         Nhóm các bệnh truyền nhiễm đường máu

-         Nhóm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

15. Dịch tễ học các bệnh truyền qua thực phẩm: Nghiên cứu nguồn gốc của ô nhiễm thực phẩm và các quy luật nhiễm độc thực phẩm. Hệ vi sinh vật của thú sản và thực phẩm bao gồm vi khuẩn, nấm mốc, nấm men, các nguồn nhiễm trùng của thực phẩm (thịt, trứng, sữa và các chế phẩm của động vật), sự hư hỏng của thực phẩm do vi sinh vật, sự nhiễm trùng của thực phẩm từ nguồn tự nhiên, sự nhiễm trùng của thực phẩm qua quá trình chế biến. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội đến sự phát sinh và phát triển các bệnh truyền qua thực phẩm.
 

10. Nghiên cứu khoa học và làm luận án tiến sĩ

10.1. Nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là giai đoạn đặc thù, mang tính bắt buộc trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án tiến sĩ. Mỗi NCS phải thực hiện một đề tài luận án dưới dạng nghiên cứu, điều tra, thí nghiệm để bổ sung các dữ liệu cần thiết, để từ đó nghiên cứu sinh đạt tới tri thức mới hoặc giải pháp mới. Đây là các cơ sở quan trọng nhất để nghiên cứu sinh viết luận án tiến sĩ.

Nghiên cứu sinh phải đảm bảo về tính trung thực, chính xác, tính mới của kết quả nghiên cứu khoa học của mình, chấp hành các quy định về sở hữu trí tuệ của Việt Nam và quốc tế.
 

10.2. Bài báo khoa học

Nghiên cứu sinh phải công bố ít nhất hai bài báo có liên quan đến luận án trên các tạp chí khoa học nằm trong danh mục tạp chí được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước quy định cho ngành (xét theo năm bài báo công bố) hoặc có trong danh mục tạp chí sau đây. Trong đó ít nhất 01 bài đăng ở Tạp chí Khoa học và Phát triển của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và phải có ít nhất 01 bài NCS là tác giả chính (đứng đầu).

TT

Tên tạp chí

Cơ quan xuất bản

1

Các tạp chí KH nước ngoài cấp quốc gia và quốc tế viết bằng 1 trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Tây Ban Nha.

 

2

Các tạp chí KH nước ngoài khác do Hội đồng Chức danh giáo sư ngành quyết định (kể cả điểm công trình, không quá 1 điểm)

 

3

Các tạp chí trong danh sách ISI

Các nước và các tổ chức/ Hội quốc tế

5

Advanced in Natural Sciences

Viện KH và Công nghệ Việt Nam

6

Nông nghiệp và PTNT

Bộ NN & PTNT

7

Khoa học và phát triển

ĐH Nông Nghiệp Hà Nội

8

Journal of Sciences VNU (tên cũ: Tạp chí Khoa học - KHTN)

ĐH QG Hà nội

9

Khoa học

ĐH Cần Thơ

10

Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp

ĐH Nông Lâm TP HCM

11

Khoa học

ĐH Huế

12

Khoa học & công nghệ

ĐH Thái Nguyên

13

Khoa học & Công nghệ

Viện KH&CN VN

14

Sinh học

Viện KH&CN VN

15

Khoa học Thú y

Hội Thú y Việt Nam

16

Khoa học và công nghệ thuỷ sản

ĐH Nha Trang

17

Khoa học công nghệ nông nghiệp

Viện KH Nông nghiệp VN

18

Công nghệ sinh học

Viện KH Nông nghiệp VN

20

Khoa học và Công nghệ biển

Viện Hải dương học Nha Trang

21

Sinh lý học

Hội sinh lý học

22

Dược học

Bộ Y tế

23

Y học Việt Nam

 

24

Y học thực hành

 

25

Nghiên cứu Y học

 

26

Y học TP Hồ Chí Minh

 

27

Phòng chống sốt rét và bệnh Ký sinh trùng

 

28

Nghiên cứu y dược học cổ truyền

 

 
10.3. Hội thảo khoa học

      Nghiên cứu sinh được yêu cầu tham dự và trình bày ít nhất 2 hội thảo khoa học trong nước (khuyến khích tham dự và trình bày hội thảo quốc tế) về các nội dung liên quan đến luận án.

 

10.4. Luận án tiến sĩ

Luận án tiến sĩ phải là một công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo của chính nghiên cứu sinh, có đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu, giải quyết sáng tạo các vấn đề của ngành khoa học hay thực tiễn kinh tế - xã hội.

Luận án phải có những đóng góp mới về mặt học thuật, được trình bày bằng ngôn ngữ khoa học, vận dụng những lý luận cơ bản của ngành khoa học để phân tích, bình luận các luận điểm và kết quả đã đạt được trong các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài luận án, trên cơ sở đó đặt ra vấn đề mới, giả thuyết mới có ý nghĩa hoặc các giải pháp mới để giải quyết các vấn đề đặt ra của luận án và chứng minh được bằng những tư liệu mới. Tác giả luận án phải có cam đoan danh dự về công trình khoa học của mình. Khuyến khích nghiên cứu sinh viết và bảo vệ luận án bằng tiếng Anh.

Luận án tiến sĩ có khối lượng không quá 150 trang A4, không kể phụ lục, trong đó có ít nhất 50% số trang trình bày kết quả nghiên cứu và biện luận của riêng nghiên cứu sinh.

Hình thức luận án phải được trình bày theo quy định của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và được tiến hành đánh giá qua hai cấp: Cấp Bộ môn và Cấp Học viện.


11. Danh sách đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình

TT

Học phần

Đơn vị phụ trách

Giảng viên phụ trách

Họ tên giảng viên

Năm sinh

Văn bằng cao nhất

1

Các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học

Khoa thú y

GS.TS Nguyễn Như Thanh

PGS.TS Huỳnh Thị Mỹ Lệ

TS. Phan Quang Minh

1936
1974
1976

Tiến sĩ

2

Dịch tễ học thú y ứng dụng

Khoa thú y

GS.TS Nguyễn Như Thanh

PGS.TS Huỳnh Thị Mỹ Lệ

TS. Phan Quang Minh

1934
1974
1976

Tiến sĩ

3

Miễn dịch học thú y nâng cao

Khoa thú y

PGS.TS Nguyễn Bá Hiên

TS. Trần Thị Lan Hương

TS. Văn Phan

1954
1954
1976

Tiến sĩ

4

Virus học thú y nâng cao

Khoa thú y

PGS.TS Nguyễn Bá Hiên

TS. Trần Thị Lan Hương

1954
1954

Tiến sĩ

5

Bệnh lý thú y nâng cao

Khoa thú y

PGS.TS Nguyễn Hữu Nam

PGS.TS Nguyễn Thị Lan

PGS.TS Bùi Trần Anh Đào

1954

1974

1970

Tiến sĩ

6

Bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa người và động vật

Khoa thú y

PGS.TS Nguyễn Văn Thọ

PGS.TS Nguyễn Viết Không

1954

1958

Tiến sĩ

7

Vi khuẩn học thú y nâng cao

Khoa thú y

PGS.TS Nguyễn Bá Hiên

TS. Trần Thị Lan Hương

1954
1954

Tiến sĩ

8

Ký sinh trùng học thú y nâng cao

Khoa thú y

PGS.TS Nguyễn Văn Thọ

1954

Tiến sĩ

 

12. Cơ sở vật chất phục vụ học tập

12.1. Các phòng thí nghiệm và các hệ thống thiết bị thí nghiệm quan trọng

Lớp học lý thuyết và các phương tiện nghe nhìn trong phòng: Học viện nông nghiệp Việt Nam đã đưa vào sử dụng một hệ thống giảng đường được thiết kế tương đối hiện đại và đạt tiêu chuẩn. Khoa Thú y có các phòng học, các phòng nghiên cứu của các bộ môn và các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho đào tạo, bồi dưỡng, thực hành chuyên môn và tổ chức các seminar.

Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học thú y đạt tiêu chuẩn ISO và được chỉ định của Bộ Nông nghiệp: Trong phòng thí nghiệm có các máy móc và phương tiện hiện đại phục vụ nhu cầu phân tích, xét nghiệm, chẩn đoán hiện đại có độ chính xác và tin cậy cao cho nghiên cứu sinh làm thí nghiệm. Ngoài ra, khoa Thú y còn có bệnh viện thú y phục vụ cho nuôi động vật và làm thí nghiệm trên động vật.

 

12.2. Thư viện

Hệ thống thư viện và phòng đọc: NCS có thể sử dụng hai cơ sở: thư viện trung tâm của trường và thư viện của Khoa. Đặc biệt thư viện của Khoa với hàng nghìn đầu sách khác nhau cả sách tiếng Việt, tiếng Anh và các ngoại ngữ khác phục vụ cho các chuyên ngành của Khoa. Hệ thống thư viện mới được nâng cấp về cách tra cứu, mượn và hoàn trả sách và tài liệu một cách nhanh chóng và tiết kiệm. Để phục vụ chương trình đào tạo này, hàng năm sẽ có kế hoạch bổ sung thêm sách tiếng Anh chuyên ngành.

Hiện nay Khoa Thú y đã xây dựng được các liên kết với các đơn vị cơ sở, các tổ chức ở các thành phần khác nhau, các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp.... Các đơn vị này vừa là nơi thực tập cho sinh viên, là nơi tiếp nhận nguồn nhân lực đào tạo từ nhà trường, là nơi ứng dụng các kết quả nghiên cứu, cũng là nơi cung cấp phản hồi về yêu cầu chất lượng đào tạo đại học, thạc sỹ, tiến sỹ.

 

12.3. Giáo trình, Bài giảng

Học phần

Học phần

Giáo trình/

Bài giảng

Tên

tác giả

Nhà

xuất bản

Năm

XB

THUY 841

Các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học

Giáo trình Dịch tễ học Thú y

Nguyễn Như Thanh, Bùi Quang Anh, Trương Quang

NXB Nông Nghiệp

2001

THUY 842

Dịch tễ học thú y ứng dụng

Cơ sở của phương pháp nghiên cứu Dịch tễ học thú y

Nguyễn Như Thanh, Trương Quang

NXB Nông Nghiệp.

2001

THUY 843

Miễn dịch học thú y nâng cao

Tập bài giảng môn miễm dịch học thú y nâng cao

PGS.TS Nguyễn Bá Hiên

TS. Trần Thị Lan Hương

TS. Văn Phan

 

 

THUY 844

Virus học thú y nâng cao

Vi sinh vật học thú y

Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương

NXB Nông nghiệp

2001

THUY 845

Bệnh lý thú y nâng cao

Tập bài giảng bệnh lý thú y nâng cao

PGS.TS Nguyễn Hữu Nam

PGS.TS Nguyễn Thị Lan

PGS.TS Bùi Trần Anh Đào

 

 

THUY 846

Bệnh truyền lây giữa người và động vật

Ký sinh trùng Thú y

Phạm Văn Khuê và Phan Lục

NXB Nông nghiệp

1996

THUY 847

Vi khuẩn học thú y nâng cao

Tập bài giảng môn vi sinh vật thú y

PGS.TS Nguyễn Bá Hiên

TS. Trần Thị Lan Hương

 

 

THUY 848

Ký sinh trùng học thú y nâng cao

Ký sinh trùng Thú y

Phạm Văn Khuê và Phan Lục

NXB Nông nghiệp

1996

 

13. Hướng dẫn thực hiện chương trình

Thực hiện theo Quy chế, Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Học viện Nông nghiệp Việt Nam