3. Khối lượng kiến thức toàn khoá

           

TT

Khối kiến thức

Số tín chỉ

1

Kiến thức bắt buộc chung

6

2

Kiến thức tự chọn

8

3

Tiểu luận tổng quan

2

4

Chuyên đề

4

5

Luận án

70

 

Cộng

90

 

-   Nếu NCS chưa có bằng thạc sĩ thì phải học bổ sung 30 tín chỉ thuộc chương trình đào thạc sĩ ngành Di truyền và chọn giống cây trồng, chưa kể học phần triết học và tiếng Anh.

-   Đối với NCS đã có bằng thạc sĩ nhưng ở ngành gần hoặc có bằng thạc sĩ đúng ngành nhưng tốt nghiệp đã nhiều năm hoặc do cơ sở đào tạo khác cấp thì tùy từng trường hợp cụ thể NCS phải học bổ sung một số học phần cần thiết theo yêu cầu của ngành đào tạo và lĩnh vực nghiên cứu.

 

4. Ðối tượng tuyển sinh

Thực hiện theo Quy chế, Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Học viện Nông nghiệp Việt Nam về đào tạo trình độ tiến sĩ.

4.1. Ngành/chuyên ngành đúng và phù hợp

Di truyền chọn giống cây trồng, Trồng trọt; Khoa học cây trồng, Nông học.
 

4.2. Ngành/chuyên ngành gần

Bảo vệ thực vật, Công nghệ sinh học, Sinh học, Cử nhân nông nghiệp, Rau hoa quả và cảnh quan.

 

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Thực hiện theo Quy chế, Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Học viện Nông nghiệp Việt Nam về đào tạo trình độ tiến sĩ.
 

6. Thang điểm

       Đánh giá theo thang điểm 10.
 

7. Nội dung chương trình

TT

Tên học phần

Tên tiếng Anh

Tổng số TC

Lý thuyết

Thực hành

BB

TC

HỌC PHẦN TIẾN SĨ

 

1

NH811

Di truyền phát triển và Kiểm soát các tiềm năng thích ứng ở cây trồng

Developmental genetics and control of adaptive potentials in crop plants

3

 

 

x

2

NH812

Phát triển công cụ di truyền trong chọn giống cây trồng

Development of genetic tools in plant breeding

3

 

 

x

3

NH813

Quản lý và khai thác nguồn gen thực vật phục vụ chọn giống cây trồng

Management and utilization of plant germplasm for breeding

2

 

 

x

4

NH814

Cơ sở di truyền và chọn giống kháng sâu, bệnh

Genetics and breeding crops for resistance to insect pests and diseases

2

 

x

5

NH815

Cơ sở di truyền và chọn giống chống chịu các điều kiện bất thuận

Genetics and breeding crops for toleranceto abiotic stresses

2

 

 

 

x

6

NH816

Quản lý chương trình tạo giống cây trồng

Management of plant breeding programs

2

 

 

 

x

7

NH817

Di truyền và chọn giống cây trồng chất lượng cao

Genetics and breeding crops for high quality

2

 

 

 

x

8

NH818

Di truyền chọn giống cây trồng năng suất cao

Genetics and breeding crops for high yield

2

 

 

 

x

9

NH821

Công nghệ cao trong trồng trọt

High technology in plant cultivation

2

 

 

 

x

10

NH804

Những tiến bộ mới trong quản lý bệnh hại

Advances in Plant Disease Management

2

 

 

 

x

TIỂU LUẬN TỔNG QUAN VÀ CHUYÊN ĐỀ

 

 

 

 

 

11

TLTQ

Tiểu luận tổng quan

 

2

 

 

x

1

 

Cơ sở di truyền và chọn giống cây trồng ưu thế lai

Genetics and breeding for heterosis

2

 

 

 

x

2

Di truyền hệ thống bất thụ, bất dục đực và ứng dụng trong công nghệ sản xuất hạt lai F1.

Application of self-incompatibilityand male sterility in F1 hybrid seed production

2

 

 

 

x

3

Di truyền tự bất hợp (SI), đơn tính cái (Gy) ứng dụng trong công nghệ sản xuất hạt lai F1

Application of self-incompatibility and gynoecy in F1 hybrid seed production

2

 

 

 

x

4

Đa dạng di truyền và khai thác nguồn gen thực vật hoang dại

Genetic diversity and utilization of wild plant gerplamsm

2

 

 

 

x

5

Chọn lọc tế bào và sử dụng các biến dị dòng xoma ở cây trồng.

Cell selection and utilization of somaclonal variations in crop breeding

2

 

 

 

x

6

Kỹ thuật biến nạp di truyền và thành tựu chọn tạo giống cây trồng.

Genetic transformation and achievements in crop breeding

2

 

 

 

x

7

Đột biến tạo giống cây trồng năng suất, chất lượng và kháng bệnh

Plant mutation breeding for yield, quality and disease resistance

2

 

 

 

x

8

Di truyền và chọn giống cây lương thực chất lượng cao

Genetics and breeding for high quality food crops

2

 

 

 

x

9

Di truyền và chọn giống cây rau chất lượng cao

Genetics and breeding for high quality vegetables

2

 

 

 

x

10

Di truyền và chọn giống cây công nghiệp chất lượng

Genetics and breeding industrial crops for high quality

2

 

 

 

x

11

Di truyền chọn giống kháng bệnh do tác nhân nấm gây hại

Genetics and breeding crops for resistance to fungal diseases

2

 

 

 

x

12

Di truyền chọn giống cây trồng kháng bệnh vi khuẩn

Genetics and breeding crops for resistance to bacterial diseases

2

 

 

 

x

13

Di truyền và chọn giống cây trồng kháng bệnh virut

Genetics and breeding crops for resistance to viral diseases

2

 

 

 

x

14

Di truyền và chọn giống cây trồng kháng sâu

Genetics and breeding crops for resistance to insects

2

 

 

 

x

15

Di truyền và chọn giống cây trồng chịu hạn nhờ marker phân tử

Genetics and breeding for drought tolerance by MAS

2

 

 

 

x

16

Di truyền và chọn giống cây trồng chịu mặn nhờ marker phân tử

Genetics and breeding for salt tolerance by MAS

2

 

 

 

x

17

Di truyền và chọn giống cây trồng chịu ngập úng nhờ marker phân tử

Genetics and breeding for submergence tolerance by MAS

2

 

 

 

x

18

Di truyền và chọn giống cây trồng chịu nhiệt độ bất thuận

Genetics and breeding for tolerance to adverse temperatures by MAS

2

 

 

 

x

19

Sử dụng lai xa trong khai thác tính trạng mục tiêu đặc biệt

Interspecific hybridization for target traits

2

 

 

 

x

20

Ứng dụng vô phối trong chọn giống và nhân giống cây trồng

Application of apomixis in plant breeding and seed production

2

 

 

 

x

LUẬN ÁN

Dissertation

70

 

 

x

 

 

8. Kế hoạch giảng dạy

Học kỳ

TT

Tên học phần

Tên tiếng Anh của HP

Mã học phần

Tổng số TC

LT

TH

BB/ TC

1-6.

1

Di truyền phát triển và Kiểm soát các tiềm năng thích ứng ở cây trồng

Developmental genetics and control of adaptive potentials in crop plants

NH811

3

 

 

BB

1-6.

2

Phát triển công cụ di truyền trong chọn giống cây trồng

Development of genetic tools in plant breeding

NH812

3

 

 

BB

8

3

Luận án tiến sĩ

Dissertation

 

70

 

 

BB

1-6.

4

Quản lý và khai thác nguồn gen thực vật phục vụ chọn giống cây trồng

Management and utilization of plant germplasm for breeding

NH813

2

 

 

TC

1-6.

5

Cơ sở di truyền và chọn giống kháng sâu, bệnh

Genetics and breeding crops for resistance to insect pests and diseases

NH814

2

 

 

TC

1-6.

6

Cơ sở di truyền và chọn giống chống chịu các điều kiện bất thuận

Genetics and breeding crops for toleranceto abiotic stresses

NH815

2

 

 

TC

1-6.

7

Quản lý chương trình tạo giống cây trồng

Management of plant breeding programs

NH816

2

 

 

TC

1-6.

8

Di truyền và chọn giống cây trồng chất lượng cao

Genetics and breeding crops for high quality

NH817

2

 

 

TC

1-6.

9

Di truyền chọn giống cây trồng năng suất cao

Genetics and breeding crops for high yield

NH818

2

 

 

TC

1-6.

10

Công nghệ cao trong trồng trọt

High technology in plant cultivation

NH821

2

 

 

TC

1-6.

11

Những tiến bộ mới trong quản lý bệnh hại

Advances in Plant Disease Management

NH804

2

 

 

TC

 

Tiểu luận tổng quan (2 tín chỉ)

 

 

2

 

 

BB

4-7.

1

Cơ sở di truyền và chọn giống cây trồng ưu thế lai

Genetics and breeding for heterosis

 

2

 

 

TC

4-7.

2

Di truyền hệ thống bất thụ, bất dục đực và ứng dụng trong công nghệ sản xuất hạt lai F1.

Application of self-incompatibilityand male sterility in F1 hybrid seed production

 

2

 

 

TC

4-7.

3

Di truyền tự bất hợp (SI), đơn tính cái (Gy) ứng dụng trong công nghệ sản xuất hạt lai F1

Application of self-incompatibility and gynoecy in F1 hybrid seed production

 

2

 

 

TC

4-7.

4

Đa dạng di truyền và khai thác nguồn gen thực vật hoang dại

Genetic diversity and utilization of wild plant gerplamsm

 

2

 

 

TC

4-7.

5

Chọn lọc tế bào và sử dụng các biến dị dòng xoma ở cây trồng.

Cell selection and utilization of somaclonal variations in crop breeding

 

2

 

 

TC

4-7.

6

Kỹ thuật biến nạp di truyền và thành tựu chọn tạo giống cây trồng.

Genetic transformation and achievements in crop breeding

 

2

 

 

TC

4-7.

7

Đột biến tạo giống cây trồng năng suất, chất lượng và kháng bệnh

Plant mutation breeding for yield, quality and disease resistance

 

2

 

 

TC

4-7.

8

Di truyền và chọn giống cây lương thực chất lượng cao

Genetics and breeding for high quality food crops

 

2

 

 

TC

4-7.

9

Di truyền và chọn giống cây rau chất lượng cao

Genetics and breeding for high quality vegetables

 

2

 

 

TC

4-7.

10

Di truyền và chọn giống cây công nghiệp chất lượng

Genetics and breeding industrial crops for high quality

 

2

 

 

TC

4-7.

11

Di truyền chọn giống kháng bệnh do tác nhân nấm gây hại

Genetics and breeding crops for resistance to fungal diseases

 

2

 

 

TC

4-7.

12

Di truyền chọn giống cây trồng kháng bệnh vi khuẩn

Genetics and breeding crops for resistance to bacterial diseases

 

2

 

 

TC

4-7.

13

Di truyền và chọn giống cây trồng kháng bệnh virut

Genetics and breeding crops for resistance to viral diseases

 

2

 

 

TC

4-7.

14

Di truyền và chọn giống cây trồng kháng sâu

Genetics and breeding crops for resistance to insects

 

2

 

 

TC

4-7.

15

Di truyền và chọn giống cây trồng chịu hạn nhờ marker phân tử

Genetics and breeding for drought tolerance by MAS

 

2

 

 

TC

4-7.

16

Di truyền và chọn giống cây trồng chịu mặn nhờ marker phân tử

Genetics and breeding for salt tolerance by MAS

 

2

 

 

TC

4-7.

17

Di truyền và chọn giống cây trồng chịu ngập úng nhờ marker phân tử

Genetics and breeding for submergence tolerance by MAS

 

2

 

 

TC

4-7.

18

Di truyền và chọn giống cây trồng chịu nhiệt độ bất thuận

Genetics and breeding for tolerance to adverse temperatures by MAS

 

2

 

 

TC

4-7.

19

Sử dụng lai xa trong khai thác tính trạng mục tiêu đặc biệt

Interspecific hybridization for target traits

 

2

 

 

TC

4-7.

20

Ứng dụng vô phối trong chọn giống và nhân giống cây trồng

Application of apomixis in plant breeding and seed production

 

2

 

 

TC


9. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần

9.1. Mô tả học phần

NH804. Những tiến bộ mới trong quản lý Bệnh hại (Advances in Plant Disease Management) (2: 2-0-4). Các chiến lược phòng chống bệnh virus; Thành tựu mới phòng chống một số bệnh virus quan trọng; Các chiến lược phòng chống bệnh nấm; Thành tựu mới phòng chống một số bệnh nấm quan trọng; Các chiến lược phòng chống bệnh vi khuẩn; Thành tựu mới phòng chống một số bệnh vi khuẩn quan trọng.

NH811. Di truyền phát triển và Kiểm soát các tiềm năng thích ứng ở cây trồng (Developmental genetics and control of adaptive potentials in crop plants). (3TC: 3,0 – 0,0 – 6,0). Mở đầu. Tính chất tự điều khiển của bộ máy di truyền. Sự phát triển cá thể và kiểm soát di truyền quá trình phát triển của cây. Bài thảo luận 1: Tính chất tự điều khiển của bộ máy di truyền, kiểm soát di truyền quá trình phát triển của cây. Các hệ thống thích ứng. Bài thảo luận 2: Kiểm soát di truyền các hệ thống thích ứng, cấu trúc di truyền của các quần thể và chọn giống thích ứng.

NH812. Phát triển công cụ di truyền trong chọn giống cây trồng (Development of genetic tools in plant breeding) (3TC : 3 – 0 -  6). Công cụ di truyền truyền thống cải tiến và nâng cao. Các công cụ mới trong chọn giống cây trồng. Phân tích kiểu hình số lương lớn. Phân tích kiểu gen số lượng lớn. Công cụ biến nạp di truyền.

NH813. Quản lý và khai thác nguồn gen thực vật phục vụ chọn tạo giống cây trồng (Management and utilization of plant germplasm for breeding). (2TC : 1,5 – 0,5 -  4). Những kiến thức mới về Bảo tồn In situ. Những kiến thức mới về Bảo tồn In situ. Đánh giá nguồn gen dựa trên kiểu hình và chỉ thị phân tử. Khai thác nguồn gen trong chọn giống cây trồng. Nhận biết nguồn gen mang gen mục tiêu. Nâng cao nguồn gen bằng lai với các vốn gen. Nâng cao nguồn gen bằng lai xa và chuyển gen.

NH814. Cơ sở di truyền và chọn giống cây trồng kháng sâu, bệnh (Genetics and breeding crops for resistance to insect pests and diseases). (2TC: 2,0- 0,0-4,0). Nhập môn di truyền di truyền tính kháng bệnh và chọn giống kháng bệnh. Tương tác ký chủ và kí sinh. Cấu trúc và tổ chức của gen kháng. Quần thể thể gây bệnh, biến động và di truyền tính độc. Tế bào học phân tử, di truyền phân tử  và tính đặc thù của tương tác ký chủ-kí sinh. Cơ chế phân tử truyền tín hiệu và biểu hiện tính kháng; chức năng của các protein tác động của thể gây bệnh. Cơ chế phân tử truyền tín hiệu và biểu hiện tính kháng; chức năng của các protein tác động của thể gây bệnh. Chỉ thị phân tử; chiến lược sử dụng gen kháng tự nhiên và CNSH. Học viên trình bày tổng luận chủ đề được giao.

NH815. Cơ sở di truyền và chọn giống chịu các điều kiện bất thuận (Genetics and breeding crops for tolerance to abiotic stresses).  (2 TC: 1,5- 0,5 - 4,0). Môi trường bất thuận, khái niệm và phân loại. Tương tác kiểu gen và môi trường. Di truyền chống chịu bất thuận. Chọn giống lúa, ngô, đậu tương chống chịu điều kiện hạn. Chọn giống lúa, ngô, cà chua chống chịu mặn và ngập. Chọn giống cà chua và đậu rau chịu nóng.

NH816. Quản lý chương trình chọn tạo giống (Management of plant breeding programs). (2TC: 2,0 – 0,0 – 4,0). Khái niệm căn bản về Quản lý, Chiến lược của  tổ chức; Chương trình chọn giống trong chiến lược chung của cơ sở nghiên cứu/chọn giống (chương trình chọn giống năng suất, chất lượng, chống chịu…). Xây dựng tầm nhìn và mục tiêu; đánh giá chương trình. Xác định các chiến lược chủ yếu và năng lực cần thiết (nhân lực). Quản lý vườn chọn giống, quản lý dữ liệu/sổ sách chọn giống (một số cây trồng chính). Kế hoạch và quản lý ngân sách, vốn. Quản lý nguồn lực trong khuôn khổ mục tiêu của tổ chức (cơ sỏ chọn giống). Sở hữu trí tuệ và các vấn đề hợp đồng, thỏa thuận. Ứng dụng giải quyết xung đột để xử lý những tình huống xấu. Kỹ năng lãnh đạo và quản lý nhân công để thực hiện mục tiêu chung. Ứng phó với sự thay đổi; phát huy đổi mới /sáng tạo trong tổ chức.

NH817. Di truyền và chọn giống cây trồng chất lượng cao (Genetics and breeding crops for high quality). (2TC: 1,5- 0,5 - 4,0). Di truyền tính trạng chất lượng cao ở cây trồng. Chọn tạo giống cây lương thực chất lượng cao. Chọn tạo giống rau chất lượng cao. Chọn tạo giống cây công nghiệp chất lượng.

NH818. Di truyền và chọn giống cây trồng năng suất cao (Genetics and breeding crops for high yield). (2TC : 1,5- 0,5 - 4,0). Sinh lý cây trồng năng suất cao. Di truyền tính trạng năng suất và yếu tố tạo thanh năng suất. Mô hình cây trồng năng suất cao. Phương pháp tạo giống năng suất cao. Phương pháp tạo giống một số cây trồng năng suất cao (Chọn tạo giống lúa thuần năng suất cao ; Chọn tạo giống lúa lai năng suất cao; Chọn tạo giống  ngô lai năng suất cao; Chọn tạo giống mía năng suất cao; Chọn tạo giống bắp cải năng suất cao; Chọn tạo giống cà chua năng suất cao).

9.2. Tiểu luận tổng quan

a) Quy định

Bài tiểu luận tổng quan, tương đương 2 tín chỉ, được NCS trình bày về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề liên quan mật thiết đến đề tài luận án, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết. Bài tiểu luận không quá 15 trang A4, cách dòng 1,5; phần trình bày bằng PowerPoint không quá 20 phút.

b) Tiêu chí đánh giá

Tiêu chí đánh giá tiểu luận tổng quan (theo thang điểm 10)

- Chất lượng thông tin chuyên môn:  5 điểm

- Chất lượng trình bày:                         2 điểm              

- Trả lời câu hỏi của hội đồng:            3 điểm

 

9.3. Chuyên đề

a) Quy định

Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, giúp nghiên cứu sinh giải quyết một số nội dung của đề tài luận án. 

Nghiên cứu sinh phải viết các chuyên đề (mỗi chuyên đề không quá 15 trang A4, cách dòng 1,5) và trình bày bằng PowerPoint (không quá 20 phút) trước Hội đồng đánh giá chuyên đề.

b) Tiêu chí đánh giá

Tiêu chí đánh giá tiểu luận tổng quan (theo thang điểm 10)

-   Chất lượng thông tin chuyên môn:      5 điểm

-   Chất lượng trình bày:                             2 điểm

-   Trả lời câu hỏi của hội đồng:               3 điểm

c) Mô tả hướng chuyên đề

1. Cơ sở di truyền và chọn giống cây trồng ưu thế lai (Genetics and breeding for heterosis): Khái niệm các nhóm giống lai. Cơ sở di truyền của ưu thế lai (các mô hình tương tác gen và phân tích genome). Các khả năng kết hợp và ước lượng biểu hiện ưu thế lai. Tạo giống ưu thế lai theo các hướng đề ra ở đối tượng cây trồng.

2. Di truyền hệ thống bất thụ, bất dục đực và ứng dụng trong công nghệ sản xuất hạt lai F1 (Application of self-incompatibility  and male sterility in F1 hybrid seed production): Kiểm soát di truyền các dòng bất thụ và khả năng ứng dụng trong chọn giống lai. Kiểm soát di truyền các hệ thống bất dục đực do gen nhân và tế bào chất. Tạo các dòng bất dục đực do gen nhân kiểm soát mẫn cảm với yếu tố môi trường (hệ thống hai dòng). Tạo các dòng bất dục tế bào chất và dòng duy trì (dòng A, B trong hệ thống ba dòng). Nâng cao hiệu quả sản xuất hạt lai khi sử dụng các dòng mẹ bất dục đực.

3. Di truyền tự bất hợp (SI), đơn tính cái (Gy) ứng dụng trong công nghệ sản xuất hạt lai F1 (Application of self-incompatibility  and gynoecy  in F1 hybrid seed production): Các dạng tự bất hợp và kiểm soát di truyền của chúng. Các phương pháp tạo các dòng tự bất hợp. Chọn lọc và nhân các dòng tự bất hợp trong sản xuất hạt lai. Hiện tượng đơn tính cái, kiểm soát di truyền và ảnh hưởng của các yếu tố ngoại lai. Duy trì dòng đơn tính cái và sử dụng trong sản xuất hạt lai ở đối tượng cây trồng.

4. Đa dạng di truyền và khai thác nguồn gen thực vật hoang dại (Genetic diversity and utilization of wild plant gerplamsm): Các loài, loài phụ lân cận (xung quanh loài trồng trọt) và những đặc điểm giá trị của chúng - mục tiêu cho khai thác. Đa dạng di truyền trong loài trồng trọt- các nguồn gen bản địa, nguồn gen chọn lọc thích ứng,…giá trị nhằm sử dụng cho các mục tiêu chọn tạo giống. Đánh giá, phát hiện các tính trạng trong tập đoàn theo hình thái, hóa sinh và chỉ thị phân tử. Đánh giá độ xa cách di truyền của nguồn vật liệu.

5. Chọn lọc tế bào và sử dụng các biến dị dòng soma ở cây trồng (Cell selection and utilization of somaclonal variations in crop breeding): Các nguyên nhân và cơ chế gây tăng các biến dị dòng tế bào soma ở hệ thống nuôi cấy thông dụng. Các phương pháp tạo các đột biến ở hệ thống in vitro. Các phương pháp chọn lọc tế bào in vitro. Đánh giá, phân lập các biến dị ở quần thể cây tái sinh và khả năng ứng dụng.

6. Ứng dụng vô phối trong chọn giống và nhân giống cây trồng (Application of apomixis in plant breeding and seed production): Dòng đơn bội (H), đơn bội kép (DH)- công cụ giá trị trong nghiên cứu di truyền và chọn tạo giống. Các phương pháp tạo các dòng H/DH thông qua sinh sản vô phối. Cây kích tạo đơn bội và khả năng ứng dụng. Nuôi cấy tiểu bào tử tạo cây D/DH và khả năng ứng dụng.

7. Kỹ thuật biến nạp di truyền và thành tựu chọn tạo giống cây trồng (Genetic transformation  and achievements in crop breeding): Các vector trong chuyển gen. Các hệ thống nuôi cấy - tái sinh cây và nâng cao hiệu quả của các phương pháp chuyển nạp. Thu nhập và các phương pháp đánh giá cây chuyển gen. Một số thành tựu và khả năng ứng dụng cho chọn giống theo mục tiêu đề ra.

8. Đột biến tạo giống cây trồng năng suất, chất lượng và kháng bệnh (Plant mutation breeding for yield, quality and disease resistance): Các tác nhân vật lý, hóa học gây đột biến hiệu quả. Nâng cao hiệu quả của các phương pháp xử lý gây tạo các đột biến ở cây trồng. Các phương pháp chọn giống đột biến ở nhóm cây nhân giống vô tính và ở nhóm cây tự thụ phấn, một số thành tựu và khả năng phát triển.

9. Sử dụng lai xa trong khai thác tính trạng mục tiêu đặc biệt (Interspecific hybridization for target traits): Loài trồng trọt trong hệ thống các loài, loài phụ lân cận và những đặc điểm giá trị của chúng nhằm khai thác. Các phương pháp nâng cao hiệu quả thụ tinh và thu nhận phôi trưởng thành, con lai xa. Các phương pháp tăng hiệu quả thu nhận các tái tổ hợp mong muốn. Thu nhận dòng nhập gen mục tiêu thông qua lai trở lại.

10. Di truyền và chọn giống cây lượng thực chất lượng cao (Genetics and breeding for high quality food crops): Đánh giá các tính trạng liên quan tới chất lượng hình thái (thương trường), chất lượng ăn uống (thử nếm), chất lượng hóa sinh – dinh dưỡng ở đối tượng cây trồng. Nghiên cứu kiểm soát di truyền, các chỉ thị phân tử liên kết gen/ QTL kiểm tra các tính trạng liên quan chất lượng. Các phương pháp chọn tạo giống chất lượng truyền thống và hiện đại và một số thành tựu đạt được ở đối tượng cây trồng.

11. Di truyền và chọn giống rau chất lượng cao (Genetics and breeding for high quality vegetables): Đánh giá các tính trạng liên quan tới chất lượng hình thái (thương trường), chất lượng ăn uống (thử nếm), chất lượng hóa sinh – dinh dưỡng ở đối tượng cây trồng. Nghiên cứu kiểm soát di truyền, các chỉ thị phân tử liên kết gen/ QTL kiểm tra các tính trạng liên quan chất lượng. Các phương pháp chọn tạo giống chất lượng truyền thống và hiện đại và một số thành tựu đạt được ở đối tượng cây rau.

12. Di truyền và chọn giống cây công nghiệp chất lượng cao (Genetics and breeding industrial crops for high quality): Đánh giá các tính trạng liên quan tới chất lượng hình thái (thương trường), chất lượng ăn uống (thử nếm), chất lượng hóa sinh – dinh dưỡng ở đối tượng cây trồng, một số đặc điểm liên quan chất lượng đặc sản. Nghiên cứu kiểm soát di truyền, các chỉ thị phân tử liên kết gen/QTL kiểm tra các tính trạng liên quan chất lượng. Các phương pháp chọn tạo giống chất lượng truyền thống và hiện đại và một số thành tựu đạt được ở đối tượng cây công nghiệp.

13. Di truyền chọn giống kháng bệnh do tác nhân nấm gây hại (Genetics and breeding crops for  resistance to fungal diseases): Đặc điểm biến động di truyền của nguồn gây bệnh (các chủng, các isolate). Kiểm soát di truyền tính kháng bệnh (định tính, định lượng) ở cây trồng. Các marker phân tử liên kết gen/QTL kiểm soát tính kháng bệnh nấm ở cây trồng. Các phương pháp chọn tạo giống kháng bệnh nấm truyền thống và hiện đại, một số thành tựu thu được ở đối tượng cây trồng.

14. Di truyền, chọn giống cây trồng kháng bệnh vi khuẩn (Genetics and breeding crops for resistance to bacterial diseases): Đặc điểm biến động di truyền của nguồn gây bệnh (các chủng, các isolate). Kiểm soát di truyền tính kháng bệnh (định tính, định lượng) ở cây trồng. Các marker phân tử liên kết gen/QTL kiểm soát tính kháng bệnh vi khuẩn ở cây trồng. Các phương pháp chọn tạo giống kháng bệnh vi khuẩn truyền thống và hiện đại, một số thành tựu thu được ở đối tượng cây trồng.

15. Di truyền, chọn giống cây trồng kháng bệnh virus (Genetics and breeding crops for resistance to viral diseases): Đặc điểm biến động di truyền của nguồn gây bệnh (các chủng, các isolate). Kiểm soát di truyền tính kháng bệnh (định tính, định lượng) ở cây trồng. Các marker phân tử liên kết gen/QTL kiểm soát tính kháng bệnh virus ở cây trồng. Các phương pháp chọn tạo giống kháng bệnh virus truyền thống và hiện đại, một số thành tựu thu được ở đối tượng cây trồng.

16. Di truyền và chọn giống cây trồng kháng sâu (Genetics and breeding crops for resistance to insects): Đánh giá các biểu hiện ở cây trồng về hình thái, cấu trúc, hóa sinh… liên quan kháng sâu. Nghiên cứu kiểm soát di truyền, các chỉ thị phân tử liên kết gen/QTL kiểm tra tính kháng sâu. Các phương pháp chọn giống kháng sâu truyền thống và hiện đại, một số thành tựu và khả năng ứng dụng.

17. Di truyền và chọn giống cây trồng chịu hạn nhờ marker phân tử (Genetics and  breeding for drought tolerance by MAS): Đánh giá các biểu hiện ở cây trồng về hình thái, giải phẫu - cấu trúc, về sinh lý - hóa sinh liên quan tới khả năng chịu hạn ở cây trồng. Nghiên cứu kiểm soát di truyền, các chỉ thị phân tử liên kết gen/QTL kiểm tra tính trạng liên quan chịu hạn. Các phương pháp chọn giống chịu hạn truyền thống và hiện đại, một số thành tựu đạt được ở đối tượng cây trồng.

18. Di truyền và chọn giống cây trồng chịu mặn nhờ marker phân tử (Genetics and  breeding for salt tolerance  by MAS): Đánh giá các biểu hiện ở cây trồng về hình thái, giải phẫu - cấu trúc, về sinh lý - hóa sinh liên quan tới khả năng chịu mặn ở cây trồng. Nghiên cứu kiểm soát di truyền, các chỉ thị phân tử liên kết gen/QTL kiểm tra tính trạng liên quan chịu mặn. Các phương pháp chọn giống chịu mặn truyền thống và hiện đại, một số thành tựu đạt được ở đối tượng cây trồng.

19. Di truyền và chọn giống cây trồng chịu nhiệt độ bất thuận (Genetics and  breeding for tolerance to adverse temperatures by MAS): Đánh giá các biểu hiện ở cây trồng về hình thái, giải phẫu - cấu trúc, về sinh lý - hóa sinh liên quan tới khả năng chịu nóng ở cây trồng. Nghiên cứu kiểm soát di truyền, các chỉ thị phân tử liên kết gen/QTL kiểm tra tính trạng liên quan chịu nóng. Các phương pháp chọn giống chịu mặn truyền thống và hiện đại, một số thành tựu đạt được ở đối tượng cây trồng.

20. Di truyền và chọn giống cây trồng chịu ngập úng nhờ marker phân tử (Genetics and  breeding for submergence tolerance by MAS): Khả năng chịu ngập úng và phục hồi sau úng ở cây trồng. Đánh giá (nhân biết) các biểu hiện về hình thái, giải phẫu- cấu trúc, về sinh lý liên quan tới chịu/ phục hồi sau úng. Nghiên cứu kiểm soát di truyền, các chỉ thị phân tử liên kết gen/ QTL kiểm tra tính trạng liên quan chịu/ phục hồi sau úng của cây trồng. Các phương pháp chọn giống chịu úng truyền thống và hiện đại, một số thành tựu.

 

10. Nghiên cứu khoa học và làm luận án tiến sĩ

10.1. Nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là giai đoạn đặc thù, mang tính bắt buộc trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án tiến sĩ. Mỗi NCS phải thực hiện một đề tài luận án dưới dạng nghiên cứu, điều tra, thí nghiệm để bổ sung các dữ liệu cần thiết, để từ đó nghiên cứu sinh đạt tới tri thức mới hoặc giải pháp mới. Đây là các cơ sở quan trọng nhất để nghiên cứu sinh viết luận án tiến sĩ.

Nghiên cứu sinh phải đảm bảo về tính trung thực, chính xác, tính mới của kết quả nghiên cứu khoa học của mình, chấp hành các quy định về sở hữu trí tuệ của Việt Nam và quốc tế.
 

10.2. Bài báo khoa học

Nghiên cứu sinh phải công bố ít nhất hai bài báo có liên quan đến luận án trên các tạp chí khoa học nằm trong danh mục tạp chí được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước quy định cho ngành (xét theo năm bài báo công bố) hoặc có trong danh mục tạp chí sau đây. Trong đó ít nhất 01 bài đăng ở Tạp chí Khoa học và Phát triển của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và phải có ít nhất 01 bài NCS là tác giả chính (đứng đầu).

 

TT

Tên tạp chí

Cơ quan xuất bản

1

Các tạp chí KH nước ngoài cấp quốc gia và quốc tế viết bằng 1 trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Tây Ban Nha.

Trong quy định của Hội đồng Chức danh Giáo sư cấp Nhà nước

2

Các tạp chí KH nước ngoài khác do Hội đồng Chức danh giáo sư ngành quyết định (kể cả điểm công trình, không quá 1 điểm)

Trong quy định của Hội đồng Chức danh Giáo sư cấp Nhà nước

3

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Nông nghiệp & PTNT

4

Khoa học và phát triển

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

5

Journal of Sciences VNU (tên cũ:Tạp chí Khoa học - KHTN)

Đại học Quốc gia Hà nội

6

Khoa học

Trường ĐH Cần Thơ

7

Khoa học

Đại học Huế

8

Khoa học & công nghệ

Đại học Thái Nguyên

9

Khoa học & Công nghệ

Viện KH&CN VN

10

Sinh học

Viện KH&CN VN

11

Di truyền và ứng dụng

Đại học Quốc gia Hà Nội

 


10.3.
Hội thảo khoa học

NCS được yêu cầu tham dự và trình bày ít nhất 2 hội thảo khoa học trong nước (khuyến khích tham dự và trình bày hội thảo quốc tế) về các nội dung liên quan đến luận án.

 

10.4. Luận án tiến sĩ

Luận án tiến sĩ phải là một công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo của chính nghiên cứu sinh, có đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu, giải quyết sáng tạo các vấn đề của ngành khoa học hay thực tiễn kinh tế - xã hội.

Luận án phải có những đóng góp mới về mặt học thuật, được trình bày bằng ngôn ngữ khoa học, vận dụng những lý luận cơ bản của ngành khoa học để phân tích, bình luận các luận điểm và kết quả đã đạt được trong các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài luận án, trên cơ sở đó đặt ra vấn đề mới, giả thuyết mới có ý nghĩa hoặc các giải pháp mới để giải quyết các vấn đề đặt ra của luận án và chứng minh được bằng những tư liệu mới. Tác giả luận án phải có cam đoan danh dự về công trình khoa học của mình. Khuyến khích nghiên cứu sinh viết và bảo vệ luận án bằng tiếng Anh.

Luận án tiến sĩ có khối lượng không quá 150 trang A4, không kể phụ lục, trong đó có ít nhất 50% số trang trình bày kết quả nghiên cứu và biện luận của riêng nghiên cứu sinh.

Hình thức luận án phải được trình bày theo quy định của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và được tiến hành đánh giá qua hai cấp: Cấp Bộ môn và Cấp Học viện.

 

11. Danh sách đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình

TT

Học phần

Đơn vị phụ trách

Giảng viên phụ trách

Họ tên giảng viên

Năm sinh

Văn bằng cao nhất

1.

Di truyền phát triển và Kiểm soát các tiềm năng thích ứng ở cây trồng

Bộ môn Di truyền và Chọn giống cây trồng

PGS. TS. Nguyễn Hồng Minh

PGS.TS. Vũ Đình Hòa,

TS. Nguyễn Thanh Tuấn

1952

 

 

1982

PGS

PGS

TS

2.

Di truyền và chọn giống cây trồng chất lượng cao

GS.TS. Vũ Văn Liết

PGS.TS Trần Văn Quang

PGS.TS Vũ Thị Thu Hiền PGS.TS Nguyễn Văn Cương

1954

1973

1975

 

 

GS

PGS

PGS

PGS

 

3.

Phát triển công cụ di truyền trong chọn giống cây trồng

GS.TS. Vũ Văn Liết

PGS.TS Trần Văn Quang

PGS.TS Vũ Thị Thu Hiền PGS.TS Nguyễn Văn Cương

1954

1973

1975

 

GS

PGS

PGS

PGS

 

4.

Quản lý và khai thác nguồn gen thực vật phục vụ chọn giống cây trồng

GS.TS. Vũ Văn Liết

PGS.TS Trần Văn Quang

PGS.TS Vũ Thị Thu Hiền PGS.TS Nguyễn Văn Cương

1954

1973

1975

 

GS

PGS

PGS

PGS

 

5.

Cơ sở di truyền và chọn giống chống chịu các điều kiện bất thuận

GS.TS. Vũ Văn Liết

PGS.TS Trần Văn Quang

PGS.TS Vũ Thị Thu Hiền PGS.TS Nguyễn Văn Cương

1954

1973

1975

 

GS

PGS

PGS

PGS

 

6.

Cơ sở di truyền và chọn giống kháng sâu, bệnh

PGS. TS. Vũ Đình Hòa,

PGS.TS. Vũ Thị Thu Hiền,

PGS. TS. Hà Viết Cường,

 

1975

1970

PGS

PGS

PGS

7.

Quản lý chương trình tạo giống cây trồng

PGS.TS. Vũ Đình Hòa,

PGS. TS. Nguyễn Hồng Minh

PGS.TS Trần Văn Quang

 

1952

1973

PGS

PGS

PGS

8.

Di truyền chọn giống cây trồng năng suất cao

GS.TS. Vũ Văn Liết

PGS.TS Trần Văn Quang

PGS.TS Vũ Thị Thu Hiền

1954

1973

1975

GS

PGS

PGS

9.

Công nghệ cao trong trồng trọt

Rau Hoa Quả

PGS.TS. Trần Thị Minh Hằng

PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh

1971

1958

PGS

PGS

10.

Những tiến bộ mới trong quản lý bệnh cây

BM Bệnh cây

PGS.TS Nguyễn Văn Viên

PGS.TS Đỗ Tấn Dũng

PGS.TS. Ngô Bích Hảo

PGS.TS. Hà Viết Cường

TS. Trần Nguyễn Hà

TS. Nguyễn Đức Huy

 

 

 

12. Cơ sở vật chất phục vụ học tập

12.1. Các phòng thí nghiệm và các hệ thống thiết bị thí nghiệm quan trọng

Lớp học lý thuyết và các phương tiện nghe nhìn trong phòng: Học viện nông nghiệp Việt Nam đã đưa vào sử dụng một hệ thống giảng đường được thiết kế tương đối hiện đại và đạt tiêu chuẩn. Khoa Nông học có các phòng học và các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho đào tạo, bồi dưỡng, thực hành chuyên môn và tổ chức các seminar. Phòng thực hành tin học ứng dụng: Trong các phòng máy tính này cũng được nối mạng để NCS trao đổi và tìm kiếm thông tin trên mạng, có một số phần mềm chuyên môn cho chương trình Di truyền và Chọn giống cây trồng.

Ngoài ra, Bộ môn Di truyền và Chọn giống cây trồng trực tiếp quản lý chuyên ngành với đầy đủ các phòng thí nghiệm, phòng thực hành và khu thí nghiệm đồng ruộng đảm bảo cho các NCS thực hiện tốt đề tài luận án nghiên cứu khoa học.

Học viện cũng có các Viện nghiên cứu, trung tâm và các công ty có các hoạt động nghiên cứu khoa học giúp cho NCS các ngành trong khoa Nông học có thể kết hợp giữa học lý thuyết và thực hành. Bên cạnh đó, hiện nay Khoa Nông học đã xây dựng được các liên kết với các đơn vị cơ sở, các tổ chức ở các thành phần khác nhau, các trung tâm, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp.... Các đơn vị này vừa là nơi thực tập cho NCS, là nơi tiếp nhận nguồn nhân lực đào tạo từ nhà trường, là nơi ứng dụng các kết quả nghiên cứu, cũng là nơi cung cấp phản hồi về yêu cầu chất lượng đào tạo.

 

12.2. Thư viện

Hệ thống thư viện và phòng đọc: NCS có thể sử dụng hai cơ sở: thư viện trung tâm của Học viện và thư viện của Khoa. Thư viện khoa Nông học có 738 đầu sách. Bao gồm giáo trình, tài liệu tham khảo, phục vụ cho công tác chuyên môn phục vụ cho nghiên cứu và đào tạo. Ngoài ra thư viện có 138 sách giáo trình và tài liệu tham khảo tiếng Anh phục vụ cho chương trình tiên tiến ngành khoa học cây trồng. Hàng năm phục vụ hàng nghìn lượt độc giả

Đặc biệt thư viện của Học viện với hàng nghìn đầu sách khác nhau cả sách tiếng Việt, tiếng Anh và các ngoại ngữ khác phục vụ cho các chuyên ngành của Khoa. Hệ thống thư viện mới được nâng cấp về cách tra cứu, mượn và hoàn trả sách và tài liệu một cách nhanh chóng và tiết kiệm. Để phục vụ chương trình đào tạo này, hàng năm sẽ có kế hoạch bổ sung thêm sách tiếng Anh chuyên ngành.

12.3. Giáo trình, Bài giảng

Mã học phần

Học phần

Giáo trình/

Bài giảng

Tên

tác giả

Nhà

xuất bản

Năm

XB

NH811

Di truyền phát triển và Kiểm soát các tiềm năng thích ứng ở cây trồng

Bài giảng

PGS. TS. Nguyễn Hồng Minh

 

 

 

NH817

 

Di truyền và chọn giống cây trồng chất lượng cao

Bài giảng

GS.TS. Vũ Văn Liết

 

 

 

NH812

Phát triển công cụ di truyền trong chọn giống cây trồng

Bài giảng

GS.TS. Vũ Văn Liết

 

 

 

NH813

 

Quản lý và khai thác nguồn gen thực vật phục vụ chọn giống cây trồng

Bài giảng

GS.TS. Vũ Văn Liết

 

 

 

NH815

 

Cơ sở di truyền và chọn giống chống chịu các điều kiện bất thuận

Bài giảng

GS.TS. Vũ Văn Liết

 

 

 

NH814

 

Cơ sở di truyền và chọn giống kháng sâu, bệnh

Bài giảng

PGS. TS. Vũ Đình Hòa,

 

 

 

NH816

 

Quản lý chương trình tạo giống cây trồng

Bài giảng

PGS. TS. Vũ Đình Hòa,

 

 

 

NH818

 

Di truyền chọn giống cây trồng năng suất cao

Bài giảng

GS.TS. Vũ Văn Liết

 

 

 

NH821

Công nghệ cao trong trồng trọt

Bài giảng

Trần Thị Minh Hằng

NXB ĐHNN HN

 

NH804

Những tiến bộ mới trong quản lý bệnh cây

Bài giảng

 

 

 

 

13. Hướng dẫn thực hiện chương trình

Thực hiện theo Quy chế, Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Học viện Nông nghiệp Việt Nam